Huyệt Tỳ Du: Vị trí, tác dụng và cách tác động huyệt chính xác
Là huyệt đạo quan trọng với nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, huyệt Tỳ Du hiện được vận dụng khá phổ biến trong hoạt động trị bệnh, chăm sóc y tế. Để biết các thông tin chi tiết về huyệt vị này cũng như có thêm cho mình các cách thức bảo vệ sức khỏe, bạn đọc đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Huyệt Tỳ Du là huyệt gì?
- Ý nghĩa tên huyệt: Huyệt thực hiện nhiệm vụ đưa kinh khí vào (du) tạng Tỳ vì vậy nên có tên gọi là huyệt Tỳ Du.
- Xuất xứ: Thuộc Thiên “Bối Du” (Linh Khu 51).
Huyệt Tỳ Du thuộc hệ thống hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể, có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống kinh mạch và chức năng tạng phủ. Đi kèm với đó, huyệt cũng sở hữu một số đặc tính riêng biệt bao gồm:
- Là huyệt thứ 20 của kinh Bàng Quang.
- Là huyệt Bối Du của kinh Túc Thái Âm Tỳ.
- Thuộc nhóm huyệt tán khí Dương của Ngũ Tạng theo Tổ Vấn 32 và Linh Khu 51.
Huyệt Tỳ Du ở đâu? Cách xác định huyệt chính xác?
Huyệt Tỳ Du nằm dưới gai sống lưng 11 và ngang huyệt Tích Trung. Theo giải phẫu, dưới da là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ răng bé sau – dưới, cơ ngang gai, cơ ngang sườn và tuyến thượng thận. Thần kinh vận động cơ thuộc nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 11 và dây sống lưng 11. Đồng thời, da vùng huyệt chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Xác định vị trí là bước đầu đòi hỏi phải thực hiện chính xác nếu muốn ứng dụng lợi ích của huyệt trong điều trị, chăm sóc nâng cao sức khỏe. Với Tỳ Du, có thể xác định vị trí huyệt theo cách thức sau:
- Người bệnh cho tay ra sau lưng, xác định vị trí gai sống lưng thứ 11.
- Từ phần dưới gai sống lưng 11 do ngang 1,5 thốn, huyệt nằm ngang huyệt Tích Trung.
Tác động của huyệt Tỳ Du với sức khỏe
Huyệt Tỳ Du mang lại nhiều lợi ích đến sức khỏe, giúp trợ vận hóa, điều Tỳ khí, trừ Thủy thấp. Cụ thể, huyệt thường được sử dụng trong chủ trị các bệnh như:
- Trị các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy mãn tính.
- Hỗ trợ điều trị, kiểm soát tình trạng viêm gan.
- Trị sốt rét, phong ngứa hay liệu cơ bụng.
- Điều trị chứng xuất huyết mãn tính, đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Ngoài ra, khi kết hợp Tỳ Du với các huyệt vị khác có thể đem đến nhiều tác động tích cực khác cho cơ thể như:
- Kết hợp cùng huyệt Phối Vị (Trung) Quản trị vàng da, hoàng đản.
- Kết hợp cùng huyệt Ẩn Bạch, Can Du, Thượng Quản trị nhổ huyết, chảy máu cam.
- Kết hợp cùng huyệt Chiếu Hải, Liệt Khuyết, Quan Xung, huyệt Trung Quản trị tiêu khát.
- Kết hợp cùng huyệt Hội Dương trị tả lỵ lâu ngày, Tỳ Thận hư.
- Kết hợp cùng huyệt Quang Du trị chứng ăn kém tiêu.
- Kết hợp cùng huyệt Thính Cung trị chứng dưới tim lạnh.
Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt và các lưu ý kèm theo
Châm cứu, bấm huyệt là hai phương thức chủ yếu tác động vào huyệt Tỳ Du đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Chúng thông qua việc đả thông hệ thống kinh mạch, cân bằng khí huyết và âm dương trong cơ thể từ đó giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật. Đây là phương thức trị bệnh không dùng thuốc, được WHO công nhân và hầu như không gây ra tác dụng phụ nào.
Hướng dẫn cách bấm huyệt chính xác như sau:
- Xác định chính xác vị trí huyệt Tỳ Du thông qua cách thức được nêu ở trên.
- Dùng ngón cái bấm trực tiếp vào huyệt với lực vừa phải, theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 – 2 phút.
Hướng dẫn châm cứu huyệt Tỳ Du trị bệnh như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trong châm cứu rồi tiến hành xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Thực hiện châm xiên về phía cột sống khoảng 0,5 – 0,8 thốn, cứu 5 – 7 tráng và thời gian ôn cứu từ 10 – 20 phút.
Lưu ý, hoạt động châm cứu, bấm huyệt nếu không được thực hiện đúng các có thể gây nên một số phản ứng tiêu cực khó lường. Đặc biệt với châm cứu đòi hỏi độ chính xác cao, việc châm lệch tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh, tủy sống, gan, thận. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện trị liệu, người bệnh còn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh, cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
- Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi với hàm lượng vitamin, khoáng chất cao giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế dung nạp vào cơ thể các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích có hại…
- Có chế độ khoa học, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể chịu nhiều áp lực đè nén, stress trong thời gian dài.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày, từ 7 – 8 tiếng/ngày nhằm đảm bảo cơ thể có thời gian phục hồi thể trạng.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao (30 phút mỗi ngày) giúp tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ thể.
Huyệt Tỳ Du mang lại nhiều tác động tích cực, giúp điều trị một số bệnh song song với tăng cường sức khỏe và thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết. Để vận dụng tốt những lợi ích này cũng như đảm bảo tính an toàn, tốt nhất người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ từ phía bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!