Bệnh Nhân Gout Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? [CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ]

Đánh giá bài viết

“Tôi bị gout tới nay đã được hơn 1 năm. Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào mỗi lúc trái gió trở trời hoặc khi ăn những món quá giàu dinh dưỡng. Tôi nghe nói là người bị bệnh gout không nên ăn thịt chó và các loại hải sản. Nhưng tôi không biết liệu ngoài 2 món đó ra thì bệnh nhân bệnh gout nên kiêng gì và ăn gì? Xây dựng thực đơn ăn uống thế nào để ngăn ngừa bệnh tốt nhất. Đồng thời tôi cũng mong muốn tìm được giải pháp điều trị bệnh gout hiệu quả, lâu dài” – Anh Hoàng Lâm (42 tuổi, Thanh Hoá).

Bệnh gout là một dạng bệnh thấp khớp làm người bệnh rất đau, xảy ra do nồng độ axit uric trong máu quá cao. Đối với những bệnh nhân bệnh gout, bên cạnh việc phải điều trị tích cực bằng tây y và đông y thì chế độ ăn uống có vai trò quan trọng không kém. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể sẽ làm giảm lượng axit uric trong máu và hạn chế đáng kể sự tái phát của các cơn đau gout cấp.

Để giải đáp rõ hơn cho vấn đề bị bệnh gout kiêng gì? nên ăn gì. Hãy cùng chúng tôi xin ý kiến từ BS, lương y Đỗ Minh Tuấn – giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout

Ăn uống không hợp lý là yếu tố thúc đẩy xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh nhanh chóng. Nhiều bệnh nhân sau khi ăn nhậu nhiều hải sản, thịt chó, thịt thú rừng hay nội tạng động vật đã nhận phải “trái đắng” khi các ngón chân, ngón tay xuất hiện đợt sưng đau dữ dội đến mức không đi lại được. Để tránh gặp phải tình huống trên, bạn cần phải hiểu rõ bệnh gout kiêng gì? ăn gì để hạn chế cơn đau, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Người bệnh gout kiêng gì?

Nếu người bệnh gout không muốn bệnh tiến triển nặng hãy ghi nhớ ngay một số thực phẩm mà người bị gout nên kiêng:

  • Thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm

Các loại thực phẩm giàu đạm có chứa hàm lượng lớn chất purin (thường >150mg/100g), làm gia tăng chuyển hoá axit uric lên cao. Do đó, để tránh những cơn gout cấp tái phát và ngày càng trầm trọng, người bệnh gout nên tránh xa những loại thức ăn như nội tạng động vật và các loại thịt đỏ như thịt bê, thịt ngựa, thịt chó, thịt ngan, ngỗng.

Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt đỏ nhưng với lượng nhỏ, không quá 70g/ ngày.

  • Bệnh gout kiêng gì – Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chứa nhiều nhân purin, là nguyên nhân khiến hàm lượng axit trong máu tăng cao. Do đó, người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm như tôm, cua, cá mực, sò,….

  • Người bị gout kiêng tuyệt đối nước giải khát, rượu bia

Các chất kích thích có trong rượu, bia, cafe, nước ngọt có ga,… tuyệt đối nên tránh xa đối với người bị bệnh gout.

Mặc dù chúng không chứa nhân purin, nhưng chúng được xác định là khi đi vào cơ thể có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa, đào thải axit uric ra ngoài cơ thể theo đường thận. Do đó, những đối tượng bị gout hoặc muốn phòng ngừa bệnh gout tái phát tuyệt đối không nên sử dụng những loại đồ uống này.

  • Hạn chế ăn trái cây giàu fructozơ

Những loại trái cây giàu fructozơ như: mận, nho, đào, chuối, táo, lê,… chính là thủ phạm khiến cơn đau gout của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn cần lưu ý tránh những loại quả này.

Ngoài ra người bị bệnh gout nên kiêng thêm các loại măng trúc, măng tây, các loại nấm,… Bởi những loại thực phẩm này có thể khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, khiến người bệnh gout phải khổ sở.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc trong thức ăn hàng ngày. Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thịt gà là loại thịt trắng giàu protein nhưng ít chất béo, có tác dụng hỗ trợ giảm cân tuyệt vời. Trong thịt gà có chứa các dưỡng chất đa dạng như canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, B6, C, E.

Đặc biệt, trong thịt gà có chứa một lượng lớn chất Selenium. Chất này giúp tăng cường chuyển hóa của cơ quan bài tiết và giảm nồng độ acid uric trong máu.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không thì câu trả lời là có nhưng phải ăn với lượng vừa phải không quá 175 purin/ ngày tương đương với khoảng 100g.

Người bị bệnh gout nên ăn gì để kiểm soát cơn đau 

Bên cạnh việc nắm rõ vấn đề người bệnh gout kiêng gì? Người bệnh nên tập thói quen thay thế các loại thực phẩm không tốt bằng các thực phẩm lành tính, an toàn cho sức khoẻ như:

  • Trái cây và rau củ

Người bị bệnh gout có thể ăn thoải mái hầu hết các loại trái cây, vì chúng chứa lượng purin thấp (chỉ từ 20 – 25mg). Ngoài ra, các loại quả này còn cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.

Một số loại trái cây, rau củ rất tốt cho người bệnh gout có thể kể tới như: táo, lê, dưa hấu, cherry, dâu tây, việt quất, súp lơ, dưa chuột, các loại rau có màu xanh đậm…. Bên cạnh đó, người bệnh gout cần chú ý tới việc sử dụng một số loại rau củ, trái cây khác như măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng. Vì chúng được chứng minh có thể làm tăng cơn đau do bệnh gout.

  • Người bị Tinh bột và ngũ cốc có lợi

Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh gút vì nó chứa lượng purine ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, chúng làm giảm và hoà tan axit uric trong nước tiểu. Do đó, thay vì sử dụng tinh bột xấu như gạo, bột mỳ, mì tôm, bánh mỳ trắng,.. người bị gout hãy bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những loại tinh bột có lợi cho cơ thể như gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch, các loại hoạt, bơ, sữa ít chất béo,… để giảm đáng kể lượng purin thu nạp vào cơ thể.

Người bị gút nên ăn các tinh bột nguyên cám có lợi cho sức khoẻ

  • Thịt trắng

Người bị bệnh gout nên ăn các loại có màu trắng như ức gà, thịt cá sông,… Những loại thịt này không những chứa rất ít purin mà còn cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể.

  • Vitamin C rất tốt cho người bị bệnh gout

Theo cac nghiên cứu vitamin C có thể làm giảm mức axit uric giúp ngăn ngừa gout hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 500 – 100mg vitamin C thông qua các nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ như: Cam, quýt, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, bơ, dứa,….

Một số món ăn tốt cho người bệnh gout

Sau khi nắm rõ việc người bị gout kiêng gì, ăn gì? Người bệnh gout không nên quá khắt khe trong chế độ ăn uống. Hãy linh hoạt lựa chọn những món ăn vừa tốt cho quá trình điều trị vừa hợp khẩu vị. Dưới đây là một số gợi ý về những món ăn ngon, tốt cho sức khoẻ mà người bệnh có thể áp dụng trong thực đơn hàng ngày.

  • Canh cá rô đồng, rau cải xanh
  • Canh đậu phụ, nấm 
  • Canh cải thảo, bí đao
  • Cà tím luộc
  • Cháo củ cải
  • Cháo đậu đỏ, tim sen
  • Lê nấu nước rau diếp cá
  • Trứng hấp củ năng
  • Thịt lợn hầm củ cải,…

Kiêng ăn có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gout không?

Nhiều bệnh nhân thường lầm tưởng rằng chỉ cần ăn kiêng là có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gout không cần thuốc. Điều này dẫn tới việc người bệnh quá khắt khe trong chế độ ăn uống và dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe như: dễ bị ốm, tâm trạng thất thường, mệt mỏi, stress,…

Kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi

Gout có nguyên nhân sâu xa từ sự rối loạn chuyển hóa phức tạp của cơ thể, liên quan nhiều đến chức năng chuyển hoá và sự đào thải axit uric của thận. Vì thế, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần ổn định chuyển hoá song song với việc ngăn được sự hình thành axit uric ngay từ ban đầu thay vì tập trung vào cắt giảm triệu chứng và tăng cường đào thải axit uric qua thận.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo