Cà gai leo: Cây thuốc quý trị bách bệnh và cách sử dụng cho hiệu quả cao

Cà gai leo là dược liệu rất được ưa chuộng hiện nay bởi công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, tăng cường chức năng cho gan, điều trị phong thấp, rắn cắn,… Nhằm giúp mọi người có thể sử dụng cà gai leo hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số thông tin cơ bản về thảo dược này.

Hình ảnh cà gai leo
Hình ảnh cà gai leo

Cây cà gai leo là gì?

  • Tên khác: cà quýnh, cà cườm, cà quánh, cà vạnh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam,..
  • Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance

Đặc điểm sinh học cây cà gai leo

Cà gai là loại cây thuộc họ thân leo có tuổi thọ khá cao. Chúng chủ yếu sống bằng hình thức bò dưới đất hoặc leo lên thân cây khác. Chiều dài của thân cà gai khoảng từ 60-100cm khá nhẵn và được phân chia thành các cành nhỏ.

Thông thường các cành nhỏ sẽ xòe rộng phủ lông hình sao và có nhiều gai hơn cành lớn.

Lá cà gai có màu xanh, hình trứng, bầu dục, hoặc thun được mọc so le với nhau. Mặt dưới của lá có lông mềm, hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám. Mặt trên có gai nhỏ.

Hoa của cà gai thì màu trắng, nhụy vàng, mỗi bông có từ 4-6 cánh hoa, thường ra vào tháng 4- tháng 5. Đến khoảng tháng 7- tháng 9 thì kết thành quả, có hình tròn, màu xanh, bóng mịn khi chín sẽ đỏ mọng rất đẹp mắt. Hạt của cà gai leo có hình thận dẹt, màu vàng, kích thước khoảng 2-3mm

Phân bố

Cà gai leo (cà gai dây) là loài cây mọc hoang. Vì vậy chúng có thể phân bố ở rất nhiều nơi kể cả trung du, núi thấp đến vùng đồng bằng ven biển.

Theo khảo sát thống kê thì loại cà gai dây này chủ yếu tập trung ở trung du miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Miền Nam. Tiêu biểu như: Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình,…

Phân Loại

Khi nhắc đến cà gai leo rất nhiều nghĩ chúng chỉ có một loại. Tuy nhiên trên thực tế loại cà gai này được chia thành rất nhiều loại.

Theo màu sắc của hoa thì có 2 loại:

  • Cà gai leo hoa trắng: Là loại cà gai có thân nhỏ, hoa màu trắng thường ra vào tháng 4 đến tháng 6, mỗi hoa có khoảng 4 cánh rời. Loài cà gai dây này thường được dùng để làm thuốc.
  • Cà gai leo hoa tím: Là loại cà có dây lớn, hoa màu tím có 5 cánh liền nhau. Loài cà gai này thường ít được sử dụng, người ta thường trồng để làm hàng rào, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Cà gai leo hoa trắng được đánh giá cao về công dụng hơn cà gai leo hoa tím
Cà gai leo hoa trắng được đánh giá cao về công dụng hơn cà gai leo hoa tím

Theo vùng miền thì người ta chia cà gai dây thành các loại:

  • Cà gai dây miền Trung: Với khí hậu khắc nghiệt, loại cà gai ở đây thường có thân cằn cỗi, màu nâu và cứng cáp
  • Cà gai dây miền Nam, miền Bắc: Ở hai vùng miền này, thân cà gai thường bụ bẫm và xanh mướt hơn do điều kiện sống khá thuận lợi.

Thu hoạch và sơ chế

Người dùng có thể thu hoạch cà gai dây vào bất cứ mùa nào trong năm. Sau đó đem rửa sạch đất, cắt thành từng khúc nhỏ rồi phơi khô hoặc sấy đều được.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong thân và rễ cà gai leo chứa rất nhiều tinh bột, các hoạt chất có lợi như: alkaloid, glycoalkaloid,.. có tác dụng hỗ trợ và cải thiện các bệnh về gan như: viêm gan, xơ gan, men gan cao,…

Cách nhận biết cà gai leo

Cà gai leo là loại thảo dược dễ bị nhầm lẫn với các loại cà khác nhất, trong đó có một số loại cà có độc không thể sử dụng. Vì vậy để đảm bảo an toàn người dùng cần biết cách nhận biết và phân biệt loại cà này với các loại cà dại khác.

Phân biệt với cà dại

Cà gai leo và cà dại có hình dáng gần giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến cách dùng sai làm giảm hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số đặc điểm để giúp phân biệt 2 loại cà này.

  • Thân cây: Cà dại cao hơn so với cà gai dây, thân cà dại mọc đứng cao khoảng 2-3m. Còn cà gai leo thì thân nhỏ, bò hoặc leo lên thân cây khác, cao khoảng 0,6-1m
  • Lá cây: Lá cà dại to, chiều dài 5-10cm. Trong khi lá cà gai dây thì nhỏ hơn dài từ 3-4m.
  • Quả: Cà dại có quả màu vàng còn cà dây leo thì màu xanh khi chín màu đỏ. Ngoài ra chúng có kích thước bé hơn quả cà dại từ 5-7mm.
Cà dại thân mọc đứng và cao hơn cà gai leo
Cà dại thân mọc đứng và cao hơn cà gai leo

Phân biệt với cà tàu

  • Thân cây: Cà tàu có màu lục nhạt và nhiều gai sắc nhọn. Còn cà gai leo thì thân nhỏ và nhẵn
  • Hoa: Hoa cà tàu mọc dưới nách lá thành từng chùm từ 3-5 hoa, hình ngôi sao gồm 5 cánh liền màu trắng hoặc lục nhạt. Hoa của cà gai dây thì mọc từng chùm 5-7 hoa, màu tím nhạt
  • Lá: Lá cà tàu to phiến rộng, còn lá của cà gai dây thì hình bầu dục hơi thuôn
  • Quả: Quả cà tàu có lông, hình tròn và màu xanh khi chín thì màu vàng, đường kính từ 2-3cm. Còn cà gai dây thì quả nhẵn, bóng, màu xanh nhưng khi chín màu đỏ

Phân biệt với cà độc dược

  • Thân: Cà độc dược có thân thảo, cao khoảng 2m, các cành non có màu xanh lục hoặc tím nhạt khác hẳn với thân leo của cà gai dây.
  • Lá: Lá cà độc dược có hình trứng, còn cà dây gai lại hình bầu dục
  • Hoa: Hoa của cà độc dược to nhìn giống hoa muống khác hoàn toàn với cà gai leo.
  • Quả: Qủa của cà độc dược hình tròn to và có gai sắc.
Cần phân biệt cà độc dược với cà gai leo để tránh sử dụng không đạt hiệu quả
Cần phân biệt cà độc dược với cà gai leo để tránh sử dụng không đạt hiệu quả

Tác dụng của cà gai leo

Cà gai leo vốn là thảo dược quý trong dân gian, đặc biệt nổi tiếng với công dụng điều trị các bệnh về gan. Hãy cùng tìm hiểu kỹ các công dụng của loài cây này trong phần dưới đây.

Điều trị viêm gan virus B

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai dây có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan B hiệu quả thông qua việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.

Cụ thể năm 1999 bác sĩ Trinh Thị Xuân Hòa đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân viêm gan virus B tại bệnh viện Quân y 103 bằng cách cho họ dùng sản phẩm chứa cà gai leo. Kết quả cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều cải thiện triệu chứng: vàng da, chán ăn, mệt mỏi, men gan quay về mức bình thường sau 2 tháng. Sau 3 tháng thì nồng độ virus giảm rõ rệt.

Làm chậm sự tiến triển của xơ gan

Rất nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và khẳng định chức năng làm chậm sự tiến triển xơ gan của cà gai dây.

Theo các nghiên cứu các hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai dây có tác dụng ức chế sự sinh tiết tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan. Ngăn chặn sự hình thành và tiến triển xơ gan hiệu quả

Hỗ trợ hạ men gan, giải độc gan

Không chỉ giúp bảo vệ gan, các hoạt chất trong cà gai leo còn giúp hạn sự phá hủy của tế bào gan, hạ men gan hiệu quả.

Thảo dược này có công dụng cực tốt trong điều trị các bệnh về gan
Thảo dược này có công dụng cực tốt trong điều trị các bệnh về gan

Tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, dây cà leo còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa hiệu quả. Từ đó giúp ức chế, ngăn chặn các tế bào ung thư gan, ung thư cổ tử cung phát triển.

Hỗ trợ điều trị tê thấp

Cây thuốc này khi kết hợp cùng các vị thuốc Bắc khác cũng sẽ tạo ra bài thuốc trị chứng tê thấp hoàn hảo, giảm bớt đau nhức, sưng tấy tại các khớp.

Giải rượu hiệu quả

Đây có lẽ là tác dụng mà ít người ngờ đến của cà gai leo. Theo các các chuyên gia trước khi uống rượu dùng trà cà gai dây có thể giảm nguy cơ bị say. Đồng thời loại trà này còn giúp cơ thể được thải độc, bớt mệt mỏi, nôn nao, đau đầu, chóng mặt sau uống rượu.

Chữa rắn cắn, đau lưng

Ngoài tác dụng chính trong điều trị các bệnh về gan, cà gai leo còn giúp cơ thể đào thải độc tố khi bị rắn cắn, ngăn chặn các độc tố của rắn xâm nhập vào cơ thể người.

Ngoài ra loại thảo dược này còn là thành phần quan trọng trong các bài thuốc chữa đau lưng, mỏi lưng,..

Cà gai leo chữa bệnh ho gà

Các hoạt chất trong cà gai dây có khả năng chống viêm, sát khuẩn tốt. Vì vậy khi sử dụng trực tiếp hoặc dùng các chế phẩm từ cà gai dây sẽ có khả năng ngăn chặn, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ho gà hiệu quả.

Cà gai leo chữa cảm cúm, dị ứng

Nhờ các dược chất dồi dào vốn có, cà gai dây cũng được nghiên cứu và đánh giá có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các chứng bệnh như cảm cúm và dị ứng. Thảo dược này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Hỗ trợ điều trị vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt

Nhờ tác dụng thải độc, tăng cường chức năng cho gan hiệu quả nên cà gai dây chính là thảo dược hàng đầu để điều trị các bệnh vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Loại thảo dược này không có độc tính vì vậy mọi người có thể sử dụng làm trà uống hàng ngày nhằm giúp gan khỏe mạnh, phòng chống sinh nhiệt, nổi mụn cho cơ thể

Nhờ tác dụng thải độc, tăng cường chức năng gan nên thảo dược này còn trị mụn hiệu quả
Nhờ tác dụng thải độc, tăng cường chức năng gan nên thảo dược này còn trị mụn hiệu quả

Cà gai leo trị được bệnh gì?

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị các bệnh liên quan từ cà gai leo, mọi người có thể tham khảo.

Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, ngăn chặn ung thư gan

Nguyên liệu:

  • 30g cà gai leo
  • 10g dừa cạn
  • 10g diệp hạ châu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch chờ ráo nước rồi cho vào sao vàng
  • Bước 2: Dùng tất cả nguyên liệu trên đem sắc rồi chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc phòng bệnh gan

Nguyên liệu

  • Cà gai leo: 30g
  • Nước lọc: 1 lít

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đem cà gai leo đi rửa sạch với nước sau đó cho vào nồi sắc cùng với 1 lít nước.
  • Bước 2: Khi nước sôi thì bật nhỏ lửa đến khi còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp, chắt nước rồi chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Sử dụng nước cà gai leo thường xuyên giúp tăng cường chức năng gan hiệu quả
Sử dụng nước cà gai leo thường xuyên giúp tăng cường chức năng gan hiệu quả

Bài thuốc chữa rắn cắn

Nguyên liệu:

  • Rễ cà gai dây: 30g
  • Nước lọc: 200ml

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho rễ cà gai dây vào sắc với 200ml nước, chia làm 2 phần rồi cho người bị rắn cắn uống luôn.
  • Bước 2: Hôm sau thì dùng rễ cà gai đem sao vàng rồi mới sắc với nước, vẫn chia làm 2 phần và uống làm 2 lần trong ngày. Người bệnh nên áp dụng từ 3-5 ngày để đào thải hết độc rắn ra ngoài.

Bài thuốc trị phong thấp

Nguyên liệu:

  • Cà gai dây: 20 g
  • Vỏ chân chim: 20g
  • Rễ đau xương: 20g
  • Rễ cỏ xước: 20g
  • Dây mấu: 20g
  • Rễ tầm xuân: 20g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Tất cả các nguyên liệu trên đem đi xa rửa thật sạch
  • Bước 2: Cho nguyên liệu vào sắc rồi chắt lấy nước dùng trong ngày, uống làm 3 lần sáng, trưa, tối.

Bài thuốc trị ho gà

Nguyên liệu

  • Rễ cà gai dây: 10g
  • Lá chanh: 30 lá

Cách thực hiện

  • Bước 1: Các nguyên liệu trên đem cho vào ấm rồi sắc cùng vào nước khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Chắt lấy nước dùng làm 2 lần trong ngày
Đây là bài thuốc trị ho gà hiệu quả mà dễ thực hiện
Đây là bài thuốc trị ho gà hiệu quả mà dễ thực hiện

Bài thuốc trị sưng, chảy máu răng

Nguyên liệu

  • Hạt cà gai leo: 4g
  • Sáp ong

Cách thực hiện

  • Bước 1: Hạt cà gai leo đem tán thành bột rồi cho vào chén nhỏ
  • Bước 2: Thêm sáp ong vào rồi đốt xông chân răng. Duy trì liên tục trong vòng khoảng 1 tuần sẽ thấy tình trạng sưng, đau nhức, chảy máu chân răng thuyên giảm.

Bài thuốc giải rượu

Nguyên liệu

  • 50g cà gai leo khô

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cho cà gai khô vào hãm cùng với nước sôi sau đó để khoảng 10 phút cho các tinh chất được ngấm đều.
  • Bước 2: Chắt nước để nguội rồi cho người say rượu uống như trà.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Nguyên liệu

  • Cà gai dây: 30 g
  • Cây xạ đen (lấy thân hoặc lá): 40g
  • Nước lọc: 1,5 lít

Cách thực hiện

  • Bước 1: Nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho sắc với 1,5 lít nước.
  • Bước 2: Đến khi còn khoảng 1 lít nước thì tắt bếp, rồi chắt nước uống như trà chia thành nhiều lần trong ngày và thực hiện liên tục để giảm bớt mụn.

Những lưu ý khi dùng cà gai leo

Cũng giống như các thảo dược khác, khi sử dụng cà gai leo bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để vừa đảm bảo hiệu quả vừa tránh được những tác dụng phụ không mong muốn

Đối tượng nên dùng cà gai leo

Cà gai leo đặc biệt có hiệu quả với những đối tượng sau:

  • Những người mắc bệnh viêm gan B hoặc người đang điều trị thuốc kháng virus không hiệu quả.
  • Những người mắc gan nhiễm mỡ, men gan cao, mỡ máu.
  • Bệnh nhân xơ gan, U gan, suy giảm chức năng gan cũng có thể sử dụng hiệu quả
  • Những người thường xuyên phải tiếp khách uống rượu bia nhiều
  • Người nóng trong, sinh nhiệt, nổi mụn có thể dùng để giải độc cho gan.

Đối tượng không nên sử dụng cà gai leo

  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng cà gai leo để đảm bảo an toàn cho mẹ mẹ và bé. Trong trường hợp thực sự cần thiết tốt nhất nên hỏi thăm ý kiến của các chuyên gia về liều lượng, cách dùng, thời gian sử dụng.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi cũng không nên sử dụng. Theo các chuyên gia, cơ thể của trẻ dưới 6 tuổi chưa phát triển đầy đủ do đó không thích ứng được với các dược chất mạnh trong cà gai dây. Vì vậy tốt nhất là không nên dùng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Không sử dụng cà gai leo trong quá trình mang bầu hoặc cho con bú
Không sử dụng cà gai leo trong quá trình mang bầu hoặc cho con bú

Tương tác có thể xảy ra

Loại thảo dược này có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các dược liệu. Vì vậy để đảm bảo an toàn bạn nên hỏi thêm ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Giá cà gai leo thế nào?

Mỗi loại cà gai leo lại có một mức giá khác nhau. Hiện tại trên thị trường giá của chúng đang giao động khoảng:

  • Đối với dạng tươi giá từ: 5.000 – 15.000đ/kg
  • Đối với dạng khô giá từ: 100.000 – 200.000đ/1kg
  • Đối với dạng đã được bào chế như trà, viên nén, cao thì có giá khoảng: 50.000 đến 300.000đ/ 1kg
  • Rễ của cà gai leo khô có giá: 300.000-500.000/1 kg

Sở dĩ giá của cà gai dây dạng khô đắt hơn dạng tươi là vì sau khi mua về người dùng còn phải sơ chế, sấy khô thì mới có thể sử dụng. Hơn nữa, dạng tươi thường khó bảo quản và 3kg tươi thì mới cho 1 kg khô.

Giá của rễ cà gai leo thường đắt hơn lá và thân vì theo các chuyên gia đây là bộ phận chứa nhiều hoạt chất nhất trong cây cà.

Mua cà gai leo ở đâu

Khi lựa chọn mua cà gai leo, bạn nên lựa chọn những địa chỉ bán uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng cho mặt hàng này. Dưới đây là một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo nếu đang có nhu cầu mua và sử dụng loại thảo dược này.

  • Vietfarm có trụ sở tại 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. SĐT: 096171466.
  • Công Ty TNHH Tuệ Linh có địa chỉ tại Tầng 5 tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội. SĐT: 024 628 24344.
  • Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long tại: Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội. SĐT: 0972339095.
  • Công ty cổ phần dược liệu Việt Nam có trụ sở tại số 139, đường Hồng Tiến, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, TP Hà Nội. SĐT: 024 984.1255

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng cà gai leo.

Chia sẻ

Cà gai leo Chữa bệnh gì?

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo