Đi Ngoài Ra Máu Dấu Hiệu Bệnh Gì? CHỮA TRỊ Thế Nào? 

5/5 - (1 bình chọn)

Đi ngoài ra máu là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả tình trạng có máu trên phân hoặc chảy máu trong lúc đi đại tiện. Nguồn máu có thể bắt nguồn từ nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống tiêu hóa, bao gồm mũi, miệng, dạ dày, trực tràng hoặc hậu môn và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đừng bỏ lỡ: Lời khuyên từ Tiến sĩ y khoa dành cho các bệnh nhân đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Đi ngoài ra máu có nghĩa là cơ thể chảy máu ở một vị trí nào đó trong hệ thống tiêu hóa. Máu có thể được nhìn thấy trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên đôi khi máu có thể chảy nhiều hơn và nhỏ thành giọt trong quá trình đại tiện.

Đi ngoài ra máu có thể là một dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Do đó, xác định nguyên nhân và vị trí gây chảy máu là điều quan trọng và cần thiết để tránh các rủi ro liên quan.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Cụ thể các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu bao gồm:

1. Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng rối loạn đường tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Máu có thể xuất hiện trong phân hoặc các chất nôn, nhưng đôi khi máu có thể xuất hiện dưới dạng phân có màu hắc ín hoặc màu đen.

Mức độ chảy máu có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Trong trường hợp xuất huyết cấp tính, người bệnh cần được điều trị cấp cứu để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Các triệu chứng và dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

  • Nôn ra máu, chất nôn có màu nâu hoặc đỏ sẫm và có kết cấu như bã cà phê
  • Phân đen, có màu như hắc ín
  • Chảy máu từ trực tràng, thường là trong khi đi đại tiện

Để chẩn đoán tình trạng xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể và tiến hành các xét nghiệm liên quan, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Nội soi dạ dày
  • Nội soi đại tràng
  • Chụp mạch máu
  • Các xét nghiệm hình ảnh

Nếu tình trạng đi ngoài ra máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm không xâm lấn để xác định vị trí chảy máu và có biện pháp xử lý phù hợp.

Các biện pháp điều trị bao gồm phục hồi sự ổn định ở đường thở và truyền máu nếu cần thiết. Những bệnh nhân nghiêm trọng có thể cần được phẫu thuật điều trị.

2. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch trong trực tràng bị sưng lên. Điều này có thể gây đau đớn, ngứa ngáy và có máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh trĩ bao gồm tiêu chảy, táo bón, khuân vác vật nặng, ngồi lâu, kém vận động và mang thai.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị trĩ không nghiêm trọng và có thể được cải thiện tại nhà bằng cách tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, uống nhiều nước và thường xuyên vận động cơ thể để cải thiện các triệu chứng trĩ. 

Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ có biểu hiện đi ngoài ra máu, là tình trạng bệnh đã nặng. Lúc này bệnh nhân cần sử dụng thuốc đặc trị để điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm: Sa trực tràng, trĩ nghẹt, thậm chí là nhiễm khuẩn máu…

Hiện nay, trên thị trường có bài thuốc YHCT Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – sản phẩm độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc có thể loại bỏ bệnh trĩ tận gốc với cơ chế điều trị tác động tận sâu bên trong cơ thể, loại bỏ búi trĩ và ngừa bệnh trĩ tái phát. Đồng thời giải quyết được triệu chứng đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả.

Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đi ngoài ra máu
Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đi ngoài ra máu

3. Bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa hay viêm túi thừa là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng khoảng 50% người trên 60 tuổi. Viêm túi thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.

Túi thừa là các túi nhỏ được hình thành ở đại tràng và có thể dài đến vài cm. Khi túi thừa bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng viêm túi thừa. Mặc dù không rõ nguyên nhân, tuy nhiên chế độ ăn uống ít chất xơ là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này.

Chảy máu từ túi thừa có thể được cầm máu trong quá trình nội soi hoặc phẫu thuật ổ bụng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ túi thừa sau khi nhiễm trùng đã được điều trị.

4. Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là tình trạng hình thành một vết nứt hoặc vết rách da ở hậu môn. Các vết nứt này có thể được hình thành khi người bệnh đi ngoài phân lớn, cứng và gây đau đớn. Táo bón, bệnh Crohn, mang thai và sinh con có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, đôi khi bệnh trĩ có thể là nguyên nhân dẫn đến vết nứt ở hậu môn.

Nứt hậu môn có thể là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi hoặc có máu dính trên phân và giấy vệ sinh. Các vết nứt cũng có thể gây đau đớn khi đi đại tiện.

Nứt hậu môn có thể gây đi ngoài ra máu tươi
Nứt hậu môn có thể gây đi ngoài ra máu tươi

Các vết nứt hậu môn thường có thể tự lành. Các biện pháp làm mềm phân, chẳng hạn như bổ sung chất xơ, và thoa dầu hoặc kem vào hậu môn có thể hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Trong trường hợp nứt hậu môn mạn tính hoặc không thể tự chữa lành, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị chuyên môn, chẳng hạn như phẫu thuật. Tuy nhiên tình trạng này thường không phổ biến.

5. Polyp và ung thư đại tràng

Polyp đường tiêu hóa là thuật ngữ dùng để mô tả các khối u hoặc u nang hình thành ở bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa. Tình trạng này rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khoảng 25% người lớn trưởng thành trên 50 tuổi. Hầu hết các trường hợp, ung thư đại tràng đều phát triển từ các polyp. Bên cạnh đó, ung thư đại tràng là một bệnh lý nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao.

Polyp và ung thư đại tràng có thể không dẫn đến bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Tuy nhiên, trong giai đoạn nặng, ung thư có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.

Polyp thường được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ. Trong trường hợp ung thư, người bệnh có thể được hóa trị để hạn chế khả năng lây lan của tế bào ung thư. Ung thư đại tràng có tiên lượng tốt nếu điều trị sớm. Do đó, người trên 50 tuổi nên lên lịch để kiểm tra đại tràng định kỳ.

Polyp và ung thư đại tràng
Polyp và ung thư đại tràng

6. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột bao gồm bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Đi ngoài ra máu là một dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm loét đại tràng, do tình trạng này gây viêm ở cuối đại tràng và đầu trực tràng.

Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu có màu đỏ tươi (trong trường hợp viêm loét đại tràng) và màu đỏ sẫm (trong trường hợp bệnh Crohn).

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh viêm ruột. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc, thay đổi lối sống hoặc phẫu thuật.

7. Viêm ruột kết do thiếu máu cục bộ

Viêm ruột kết do thiếu máu cục bộ là tình trạng tổn thương mạch máu cục bộ xảy ra khi lượng máu đến đại tràng không đủ (thường liên quan đến cục máu đông hoặc xơ vữa động mạch). Khoảng 90% tình trạng này xảy ra ở người cao tuổi.

Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có các biểu hiện như tiêu chảy, có nhu cầu đi đại tiện gấp, đau bụng và nôn mửa.

Viêm ruột kết do thiếu máu cục bộ có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, bệnh chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể tự khỏi. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được truyền dịch và sử dụng kháng sinh.

Khoảng 20% các trường hợp, người bệnh cần được phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Tiên lượng cho phẫu thuật thường thấp và tỷ lệ tử vong lên đến 65%.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra máu

Để chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra máu, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh mô tả về lượng máu nhìn thấy khi đại tiện và yêu cầu xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng mất máu. Các bước chẩn đoán tiếp theo dựa trên lượng máu đã mất của người bệnh.

1. Trong trường hợp khẩn cấp

Nếu người bệnh mất một lượng máu lớn và có lương máu thấp, bác sĩ có thể tiến hành nội soi khẩn cấp. Bác sĩ sẽ đưa một ống mềm, mỏng, có camera ở đầu vào đường tiêu hóa để xác định vị trí chảy máu.

Trong trường hợp khẩn cấp bác sĩ có thể thực hiện nội soi để cầm máu
Trong trường hợp khẩn cấp bác sĩ có thể thực hiện nội soi để cầm máu

Nội soi có thể bao gồm nội soi đường tiêu hóa trên (ống nội soi được đưa vào miệng) và nội soi đường tiêu hóa dưới (nội soi đại tràng, ống nội soi được đưa vào hậu môn). Khi đã xác định được nguồn chảy máu, bác sĩ có thể đưa dụng cụ nhỏ vào ống hậu nội soi và chữa lành các mô bị tổn thương. Nếu không thể chữa lành vị trí chảy máu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ khu vực bị tổn thương.

2. Tình huống không khẩn cấp

Nếu tình trạng chảy máu không gây đe dọa đến tính mạng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu trong phân: Phương pháp này bao gồm việc phân tích mẫu phân để xác định máu và lượng máu.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Xét nghiệm máu là phương pháp xác định lượng máu bị mất chính xác nhất.
  • Kiểm tra trực tràng: Bác sĩ có thể kiểm tra trực tràng bằng tay để xác định dấu hiệu bệnh trĩ hoặc các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu.
  • Nội soi: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quán sát niêm mạc bên trong đường tiêu hóa và xác định các tổn thương liên quan.

Biện pháp điều trị tình trạng đi ngoài ra máu

Các tốt nhất để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu là xác định nguyên nhân gây chảy máu trong đường tiêu hóa. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

1. Xử lý tại nhà

Nếu không thể đến bệnh viện ngay lập tức, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, các biện pháp điều trị tình trạng đi ngoài ra máu bao gồm:

Bổ sung chất xơ có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu

  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích
  • Ngừng sử dụng các loại thuốc chống viêm, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen, đặc biệt là ở người dùng với liều cao
  • Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm để giảm đau trong tình trạng nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ

Ngoài ra, có một số biện pháp tự nhiên có thể cải thiện sức khỏe hệ thống tiêu hóa, duy trì nhu động ruột bình thường và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

2. Điều trị y tế bằng Tây y

Bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật để cầm máu cấp tính, thường được thực hiện thông qua nội soi. Trong quá trình này, một ống nội soi sẽ được đưa vào đường tiêu hóa và bác sĩ sẽ tiêm hóa chất, xử lý bằng tia laser hoặc dòng điện để cầm máu. Nếu nội soi không mang lại hiệu quả cầm máu, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chụp động mạch để tiêm thuốc vào mạch máu và kiểm soát tình trạng.

Ngoài việc cầm máu cấp tính, bác sĩ có thể tiến hành điều trị các nguyên nhân gây chảy máu để ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Các phương pháp điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc ức chế axit dạ dày hoặc thuốc chống viêm điều trị viêm đại tràng. Ngoài ra, người bệnh có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương do viêm túi thừa, ung thư hoặc bệnh viêm ruột.

Đi ngoài ra máu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra chuyên sâu để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu người bệnh bị chảy nhiều máu khi đi ngoài, đặc biệt là kết hợp với tình trạng chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở hoặc mệt mỏi, nên gọi cho cấp cứu.

Sử dụng thuốc tây điều trị người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc tây người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

3. Điều trị đi ngoài ra máu bằng YHCT

Như đã chia sẻ ở trên, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đi ngoài ra máu là do bệnh trĩ. Gần đây kênh social VTV Chất lượng cuộc sống và VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng đã đưa tin bài thuốc chữa bệnh trĩ , đi ngoài ra máu của Thuốc dân tộc là giải pháp toàn diện, an toàn và hiệu quả cao. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được giới thiệu trên trang tin VTV2
Bài thuốc chữa trĩ của Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu
Báo chí nhắc đến hiệu quả điều trị bệnh trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc
Báo chí nhắc đến hiệu quả điều trị bệnh trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển từ công thức bí truyền của dân tộc H’mông bởi chính đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu tiêu hóa trong lĩnh vực YHCT công tác tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc được tích hợp từ 3 chế phẩm bôi, ngâm rửa và uống, loại bỏ được chứng đại tiện ra máu và chữa bệnh trĩ hiệu quả. 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) sử dụng kết hợp để đảm bảo cơ chế điều trị 3 MŨI NHỌN:

  • Thuốc uống: Tác động tận sâu bên trong cơ thể, loại bỏ nguyên nhân, giúp khí huyết lưu thông, điều hòa khí huyết, tăng sức bền thành mạch.
  • Thuốc ngâm rửa: Vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn vùng hậu môn, thăng đề và giúp búi trĩ co lên, teo lại. 
  • Thuốc bôi: Đồng thời làm dịu nhẹ vùng hậu môn và thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương tổn. Từ đó loại bỏ triệu chứng đi ngoài ra máu hiệu quả.

Thành phần bài thuốc 100% thảo dược thiên nhiên (Thăng ma, Sài hồ, Đương quy, Tam thất,…), đạt chuẩn GACP – WHO, có dược tính đặc trị bệnh trĩ, cầm máu, kháng viêm, giảm sưng và giảm đau rất tốt. Bài thuốc đảm bảo an toàn với cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi. Đồng thời, bài thuốc đã được gia giảm hàm lượng dược tính của các vị thuốc để phù hợp với cơ địa người bệnh thời kỳ mới.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc luôn được đánh giá cao hơn so với phương thuốc thông thường khác trên thị trường. Thời gian ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ thường sẽ kéo dài từ 2 – 3 tháng, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và khả năng hấp thu thuốc của từng bệnh nhân. Bao gồm cả các trường hợp bệnh nhân nặng, triệu chứng đi ngoài ra máu nghiêm trọng. Tìm hiểu thêm về THĂNG TRĨ DƯỠNG HUYẾT THANG TẠI ĐÂY

Nhờ vậy, bài thuốc ngày càng được nhiều bệnh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng biết đến, tin tưởng và điều trị thành công, thoát khỏi nỗi ám ảnh do bệnh trĩ gây ra. Đó cũng là lý do bài thuốc luôn là sự lựa chọn ưu tiên được các phương tiện truyền thông đưa tin, giới thiệu đến khán giả với vai trò là giải pháp toàn diện dành cho mọi bệnh nhân bị bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp). Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân nên áp dụng đúng theo chế độ ăn uống lành mạnh được bác sĩ khuyến cáo đề hiệu quả điều trị tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về triệu chứng đi ngoài ra máu cùng với phương thuốc điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Hy vọng đã mang thông tin hữu ích đến bạn!

Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu tươi do táo bón và cách điều trị phù hợp nhất

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua