Chữa mề đay bằng lá trầu không: Mẹo hay đơn giản mà hiệu quả

4.2/5 - (12 bình chọn)

Chữa mề đay bằng lá trầu không là mẹo dân gian được rất nhiều người lựa chọn và truyền miệng rộng rãi bởi đơn giản, dễ thực hiện và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh lý nhẹ, chưa có dấu hiệu tổn thương da nghiêm trọng. Khi trị mề đay bằng lá trầu, người bệnh phải lựa chọn biện pháp hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu nhất. 

Công dụng của lá trầu trong chữa bệnh mề đay 

Mề đay xuất hiện do các yếu tố dị nguyên, khiến cơ thể nổi mẩn đỏ tại một số vùng, gây ngứa và có cảm giác châm chích vô cùng khó chịu. Bệnh lý này rất phổ biến với người dân Việt Nam ở mọi độ tuổi. Đặc trưng nổi bật của nổi mề đay là ngứa ngáy, càng gãi nhiều sẽ càng cảm giác ngứa và gây tổn thương da, điều trị rất lâu khỏi. 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Có nhiều nguyên nhân nổi mề đay như thay đổi thời tiết đột ngột, dị ứng thức ăn, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo… hoặc do yếu tố di truyền. Nếu bệnh mới khởi phát ở trình trạng nhẹ, chữa mề đay bằng lá trầu là một phương pháp rất lành tính và hiệu quả. 

Lá trầu có công dụng chữa mề đay hiệu quả và lành tính, không gây ra tác dụng phụ
Lá trầu có công dụng chữa mề đay hiệu quả và lành tính, không gây ra tác dụng phụ

Trầu không là một loại lá rất phổ biến từ xưa đến nay, là dược liệu có giá trị cao trong Đông y và được bào chế thành thuốc điều trị rất nhiều bệnh lý về da liễu. Theo quan niệm y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi rất hắc, có tính ấm nên công dụng đặc trưng là kháng khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Còn theo y học hiện đại, trong trầu không có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như chất béo, protein,vitamin, trong đó có tanin – thành phần có công dụng trị nấm và sát khuẩn. 

Do vậy, trầu không là bài thuốc chữa mề đay của dân gian rất phổ biến, lành tính và không có tác dụng phụ cho cơ thể. Ngoài chữa mề đay, trầu không còn điều trị một số bệnh về da liễu khác như: viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, á sừng,…

Các phương pháp chữa mề đay bằng lá trầu không đạt hiệu quả cao 

Các phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Chỉ cần một lượng vừa đủ lá trầu không tươi và quy trình ngắn gọn, người bệnh sẽ nhanh chóng được xoa dịu các cơn ngứa ngáy khó chịu. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thực hiện trị mề đay bằng lá trầu ngay tại nhà:

Đắp lá trầu không lên các vùng da nổi mề đay 

Bài thuốc đắp lá trầu không này đơn giản và có thể áp dụng trị nổi mề đay tại nhà an toàn cho mọi đối tượng. Phương pháp này giúp cải thiện rõ rệt tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy do các tinh chất từ trầu không tác động hiệu quả lên các vùng da bệnh. Ngoài ra, đắp lá trầu không còn tiêu diệt các vi khuẩn gây nấm, ngăn ngừa mề đay lây lan sang các vùng da khác. 

Đắp lá trầu không là liệu pháp đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện
Đắp lá trầu không là liệu pháp đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện

Quy trình thực hiện:

  • Chuẩn bị một lượng lá trầu không tươi vừa đủ (khoảng một nắm tay) và một chút muối biển sạch
  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm với nước muối loãng, để ráo nước 
  • Cho lá trầu không đã được làm sạch và khoảng 2g muối vào cối và giã nát
  • Người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh trước khi đắp lá trầu không lên đó
  • Sau khi vệ sinh, tiến hành đắp trực tiếp lá trầu đã giã lên vùng da bệnh
  • Giữ yên vị trí đắp lá trong thời gian từ 20 đến 25 phút và rửa lại bằng nước sạch
  • Duy trì thực hiện 1 đến 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh biến mất hoàn toàn

Lưu ý: Người bệnh không áp dụng liệu pháp này khi mề đay đã diễn biến nặng, da bị tổn thương nghiêm trọng, lở loét.

Tắm nước lá trầu không 

Đối với trường hợp bị nổi mề đay với diện tích rộng, người bệnh nên áp dụng phương pháp đun nước lá trầu không để tắm sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn. Quy trình thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2 nắm lá trầu không tươi (chọn lá không sâu bệnh, dập nát) và một chút muối biển sạch.
  • Lá trầu không đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau khi rửa sạch ngâm với muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước. 
  • Cho lá trầu không đã được làm sạch vào nồi đun cùng 3 lít nước sạch
  • Khi sôi để nhỏ lửa khoảng 10 đến 15 phút để các tinh chất từ lá trầu không phai ra nước sau đó tắt bếp
  • Đổ nước ra chậu và pha thêm một chút nước lạnh để bớt nóng (lưu ý để nước ấm vừa, không quá lạnh)
  • Sử dụng nước để tắm trên toàn bộ cơ thể và dùng bã trầu không chà nhẹ lên các vùng da bệnh, hiệu quả chữa mề đay bằng lá trầu không sẽ tối ưu hơn.
  • Duy trì 1 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng mề đay được chữa trị dứt điểm

Kết hợp lá trầu và chè xanh 

Để đạt hiệu quả chữa mề đay nhanh chóng, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với lá chè xanh. Chè xanh là một loại dược liệu rất tốt trong Đông y, có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm dịu nhẹ làn da. Tuy không có tác dụng kháng sinh như lá trầu, nhưng các hoạt chất, vitamin trong chè xanh có khả năng giúp làn da nhanh chóng tự tái tạo và hồi phục, giảm kích ứng. 

Bài thuốc trị mề đay kết hợp lá trầu không và lá chè xanh
Bài thuốc trị mề đay kết hợp lá trầu không và lá chè xanh

Do đó, khi kết hợp chữa mề đay bằng lá trầu và chè xanh sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn, giảm ngứa ngáy, tiêu ban những vùng da mẩn đỏ và nóng rát. 

Quy trình thực hiện:

  • Chuẩn bị lá chè xanh và lá trầu tươi, không sâu bệnh theo tỷ lệ 1:1
  • Rửa sạch bụi bẩn và ngâm với nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo nước 
  • Cho 2 loại lá vào đun sôi với khoảng 3 lít nước 
  • Nước sôi để nhỏ lửa khoảng 10 đến 15 phút để tinh chất trong lá phai ra nước 
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm với nước lạnh để nguội bớt 
  • Dùng nước để tắm, dùng bã chà nhẹ lên các vùng da bệnh để tăng hiệu quả chữa trị 

Điều trị mề đay bằng trầu không và gừng tươi 

Gừng tươi là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn của người dân Việt Nam nên dễ chuẩn bị. Khi kết hợp trầu không với gừng tươi sẽ có hiệu quả nhanh chóng ức chế cơn ngứa. Cả 2 dược liệu này đều chứa thành phần Cineol có công dụng làm mát, giảm ngứa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, tinh chất Gingerol trong gừng tươi còn có công dụng kháng viêm và giảm đau. Cách trị bệnh mày đay này được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một lượng lá trầu không tươi vừa đủ (khoảng 1 nắm tay)
  • Rửa sạch bụi bẩn và ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo nước 
  • Gừng tươi rửa sạch, thái lát và cho vào đun cùng với lá trầu
  • Đun kết hợp 2 loại dược liệu với khoảng 2 lít nước trong 10 đến 15 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh rồi tắm 
  • Dùng phần bã chà nhẹ vào các vùng da bệnh để hiệu quả điều trị mề đay tối ưu hơn
  • Duy trì thực hiện hàng ngày cho đến khi mề đay biến mất hoàn toàn

Thoa nước lá trầu không lên vùng da bệnh

Với những trường hợp nổi mề đay do côn trùng đốt thì biện pháp thoa nước ép lá trầu rất hiệu quả. Tinh chất có trong nước cốt lá trầu có tác dụng giảm ngứa, tiêu ban và tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Với những triệu chứng mề đay nhẹ, chỉ với vài lần thực hiện, làn da của người bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Quy trình thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 5 lá trầu không tươi, không sâu bệnh
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, để ráo nước 
  • Giã nát hoặc xay nát lá trầu không, vắt lấy nước cốt
  • Thoa lên da khoảng 4 đến 5 lớp để tinh chất lá trầu thẩm thấu vào bên trong da 
  • Để lưu trên da khoảng 10 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch
  • Duy trì thực hiện 3 – 4 lần/ ngày đến khi bệnh được điều trị dứt điểm

Lưu ý: Với những làn da quá nhạy cảm, người bệnh nên pha nước cốt với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để tránh khả năng gây kích ứng da. 

Những lưu ý khi trị mề đay bằng lá trầu không 

Trầu không là dược liệu 100% từ thiên nhiên nên rất lành tính, không gây ra các tác dụng phụ như sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu người bệnh không thực hiện đúng phương pháp cũng có thể gây dị ứng da và giảm hiệu quả chữa trị. Dưới đây là một số lưu ý khi chữa bệnh nổi mề đay bằng lá trầu không:

Chữa mề đay bằng lá trầu lành tính và an toàn nhưng cần đúng cách để tránh kích ứng da
Chữa mề đay bằng lá trầu lành tính và an toàn nhưng cần đúng cách để tránh kích ứng da
  • Phương pháp này chỉ phù hợp, hiệu quả với những trường hợp chớm phát, chưa diễn biến phức tạp. Nếu tình trạng da tổn thương nghiêm trọng và xuất hiện thêm các triệu chứng nghẽn thở, buồn nôn, đau đầu cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 
  • Trước khi dùng lá trầu không phải rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và ngâm với nước muối loãng để tránh các hóa chất độc hại còn lại sau khi rửa. Nếu không đảm bảo sạch sẽ có thể khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn gây nhiễm khuẩn da. 
  • Chỉ áp dụng phương pháp này đối với những trường hợp da chưa bị tổn thương sâu như lở loét, chảy máu, xây xát… Trước khi dùng trầu không để chữa, các vùng da bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ. 
  • Trong quá trình điều trị cần tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng da như: phấn hoa, lông động vật, côn trùng… 
  • Người bệnh có làn da nhạy cảm cần thử nghiệm ở vùng da nhỏ trước khi áp dụng với toàn bộ cơ thể để xem phản ứng của dược liệu với da.
  • Đặc trưng của mề đay là gây ra cảm giác ngứa ngáy và châm chích. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được gãi vì có thể chuyển biến nặng gây tổn thương, nhiễm trùng da.

Chữa mề đay bằng lá trầu là phương pháp dân gian lành tính và hiệu quả đối với tình trạng nhẹ và chưa nghiêm trọng. Nếu bệnh chuyển biến xấu và không thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo