Chữa á sừng bằng lá bạch đàn có tốt không? Hướng dẫn chi tiết

5/5 - (2 bình chọn)

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn là một biện pháp đem lại hiệu quả tốt sau một thời gian ngắn sử dụng. Nhưng không có nhiều người biết đến phương pháp này. Vậy hãy cùng tapchiyhoccotruyen tìm hiểu xem công dụng của lá bạch đàn trong điều trị á sừng có thật sự tốt không qua bài viết dưới đây.

Công dụng của lá bạch đàn trong điều trị á sừng

Bạch đàn là một loại cây lấy gỗ mọc chủ yếu trong rừng. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong bạch đàn chứa một lượng lớn tinh dầu, còn được gọi là tinh dầu khuynh diệp. Đây là loại tinh dầu thường được dùng để điều trị cảm cúm, ho. Bên cạnh đó, tinh dầu khuynh diệp còn có một tác dụng rất lớn khác trong điều trị bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng. Vậy công dụng của bạch đàn trong điều trị á sừng như thế nào? 

  • Trong tinh dầu khuynh diệp của bạch đàn chứa các thành phần như Cineol, Butyric, Valeric. Đây đều là những chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt. 
  • Khi sử dụng tinh dầu bạch đàn còn làm giảm các trạng thái căng thẳng, từ đó giúp việc điều trị á sừng diễn ra nhanh hơn. 
  • Lá bạch đàn giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm mềm mịn da. Đồng thời còn đẩy nhanh quá trình bong tróc các lớp vảy và tái tạo tế bào da mới. 
Công dụng của lá bạch đàn trong điều trị á sừng
Công dụng của lá bạch đàn trong điều trị á sừng

Tuy có nhiều công dụng trong điều trị bệnh á sừng, nhưng lá bạch đàn chỉ phát huy công dụng tốt nhất với tình trạng bệnh nhẹ, mới xuất hiện. Trong các trường hợp á sừng nặng, nên đến bệnh viện và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ. 

Hướng dẫn chi tiết 4 cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn tại nhà

Tinh dầu trong bạch đàn có tác dụng rất lớn trong việc điều trị các bệnh về da như ngứa, vảy nến, á sừng. Chúng có tác giảm ngứa, kháng viêm, kháng khuẩn cực kì tốt. Nhờ lý do đó, nhiều người đã lựa chọn chữa á sừng bằng lá bạch đàn.

Dưới đây sẽ là gợi ý 4 cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn mà bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.

1. Đắp bã lá cây bạch đàn để chữa á sừng

Với phương pháp đắp bã lá cây bạch đàn sẽ giúp các tinh chất có trong lá thẩm thấu nhanh hơn vào da. Từ đó giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới, nhanh tróc vảy hơn. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm lá bạch đàn, muối hạt

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bạch đàn, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút cho hết chất bẩn
  • Giã nát lá bạch đàn
  • Rửa sạch vùng da á sừng, đắp bã lá lên và cố định lại bằng băng gạc hoặc vải mỏng. Chú ý không nên quấn vải quá chặt tay
  • Để nguyên trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm
  • Áp dụng 1-2 lần 1 ngày
Đắp bã lá bạch đàn để thẩm thấu nhanh hơn
Đắp bã lá bạch đàn để thẩm thấu nhanh hơn

2. Chữa á sừng bằng lá bạch đàn với nước cốt

Sử dụng nước cốt lá bạch đàn cũng gần tương tự như cách thức đắp bã lá, đều có tác dụng làm các chất trong lá bạch đàn thấm vào da nhanh hơn. Tuy nhiên, sử dụng nước cốt lá sẽ tốn nhiều thời gian hơn, nhưng không phải thay băng thường xuyên. Thực hiện cách chữa á sừng này đơn giản như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm lá bạch đàn, muối hạt

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bạch đàn, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút cho hết chất bẩn
  • Giã nát lá bạch đàn với một chút muối hạt, chắt lấy nước, bỏ bã
  • Rửa sạch vùng da á sừng
  • Thoa hỗn hợp nước lên da, sau khi khô thì thoa thêm khoảng 4-5 lớp
  • Để nguyên trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm
  • Áp dụng 1-2 lần 1 ngày.

3. Ngâm rửa để chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn nhờ phương thức ngâm rửa được thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm lá bạch đàn, muối hạt

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bạch đàn, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút cho hết chất bẩn
  • Đun lá với khoảng 2 lít nước trong 10 phút để tinh dầu khuynh diệp có trong lá ra hết ở nước, cho thêm một ít muối hạt
  • Đổ nước ra chậu để nguội khoảng 50 độ
  • Rửa sạch vùng da á sừng
  • Tiến hành ngâm rửa vùng da đó với nước lá
  • Trong quá trình ngâm, có thể dùng lá bạch đàn chà xát nhẹ vào lớp da á sừng, hạn chế chà xát quá mạnh tay sẽ dễ làm da bị tổn thương
  • Ngâm đến khi nước nguội
  • Áp dụng 1 lần 1 ngày.
Chữa á sừng bằng lá bạch đàn nhờ ngâm rửa
Chữa á sừng bằng lá bạch đàn nhờ ngâm rửa

Với cách thức này sẽ có phần hạn chế với những vùng da khó nhìn thấy như vùng da đầu. Vì vậy, nên áp dụng cách thức ngâm rửa nước lá với vùng da tay, chân.

4. Tắm nước lá bạch đàn trị bệnh á sừng

Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn này là phương pháp được nhiều người sử dụng hơn bởi chúng giúp làm sạch cả những vùng da khác. Ngoài việc điều trị á sừng, việc tắm nước lá sẽ giúp bạn có làn da mịn màng và chắc khoẻ hơn. Tinh dầu có trong lá bạch đàn sẽ xua tan mọi mệt mỏi và giúp bạn thư giãn hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá bạch đàn, muối hạt

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bạch đàn, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút cho hết chất bẩn
  • Vò nát lá, cho vào đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 10 phút cho ra hết tinh chất
  • Đổ ra chậu cho nguội dần hoặc thêm nước lạnh
  • Sử dụng nước này để tắm và gội
  • Sử dụng nước lá bạch đàn để tắm hàng ngày

Phương pháp này cũng cải thiện được nhược điểm so với việc ngâm rửa vùng da á sừng vì bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước lá để gội đầu.

Trên đây là 4 cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn đơn giản tại nhà. Vì trong bạch đàn đã chứa rất nhiều tinh chất có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng riêng lá bạch đàn mà không cần kết hợp với bất kì nguyên liệu nào khác.

Một số lưu ý khi chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Các tinh chất có trong lá bạch đàn có công dụng chính trong việc kháng viêm, giảm ngứa, điều trị á sừng rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị á sừng một cách triệt để và chữa á sừng bằng lá bạch đàn cũng vậy.

Đây chỉ là một cách để cải thiện tình trạng bệnh cùng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt, hiệu quả của việc điều trị á sừng bằng lá bạch đàn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người bệnh. Vì là một biện pháp chữa trị bằng thảo dược thiên nhiên nên có người sẽ phù hợp và có người sẽ không phù hợp.

Dưới đây sẽ là một số lưu ý trong quá trình chữa á sừng bằng lá bạch đàn. Cụ thể như sau:

  • Khi sử dụng lá bạch đàn với các vùng da á sừng, nên tránh các vùng mắt, mũi, môi để tránh tình trạng bị kích ứng.
  • Ngoài các tinh chất tốt, trong bạch đàn cũng chứa một số loại chất độc. Vậy nên chỉ sử dụng lá bạch đàn ngoài da, tuyệt đối không được uống.
  • Đối với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai chỉ được sử dụng lá bạch đàn để điều trị á sừng khi có sự cho phép của bác sĩ.
  • Không dùng quá liều để tránh tình trạng kích ứng da.
  • Kết hợp với các loại thuốc bôi cũng như kem dưỡng da để đẩy nhanh quá trình điều trị á sừng.
  • Không dùng lá bạch đàn chà xát mạnh vào vùng da á sừng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống, tập thể dụng thể thao hợp lý, điều độ để cải thiện cơ thể từ bên trong.
  • Khi gặp tình trạng kích ứng da, nên ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ
  • Không dùng lá bạch đàn với vùng da á sừng nặng, chảy máu, nứt nẻ.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hoá chất như bột giặt, nước rửa bát trong quá trình điều trị.
  • Nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá nhiều dẫn đến mệt mỏi, stress sẽ càng làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Thoa thêm kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da
Thoa thêm kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da

Qua những thông tin về phương pháp chữa á sừng bằng lá bạch đàn, hy vọng bạn sẽ biết thêm về một cách điều trị á sừng sử dụng thảo dược trong thiên nhiên đơn giản mà hiệu quả này. Trường hợp áp dụng một thời gian nhưng không hiệu quả hay tìm hiểu các mẹo trị bệnh khác, đến cơ sở chuyên khoa để điều trị bài bản.

 THAM KHẢO:

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo