Chân vũ thang – Bài thuốc trị tỳ thận dương hư hiệu quả
Chân vũ thang là bài thuốc của Y học cổ truyền Trung Hoa. Với thành phần chủ yếu là các dược liệu có tính ôn, bài thuốc có tác dụng trị chứng bệnh liên quan đến tỳ thận. Hiệu quả của bài thuốc được nhiều dược điển Đông y đánh giá cao.
Nguồn gốc bài thuốc Chân vũ thang
Bài thuốc Chân vũ thang còn được gọi là Ôn dương lợi thủy thang. Tên gọi này xuất phát từ chính tên gọi của một vị thần phương Bắc là Chân Vũ, ông có nhiệm vụ cai quản Thủy – Hỏa. Theo quan niệm của Đông y, bài thuốc có tác dụng giúp Hỏa lợi Thủy, vì vậy mới gọi là Chân vũ thang.
Trong cuốn dược điển Thương Hàn Luận, Danh y Trương Trọng Cảnh đánh giá cao những ứng dụng lâm sàng của bài thuốc. Đối với những người bị chứng tỳ thận dương hư, tiểu tiện bất ổn bài thuốc phát huy hiệu quả tích cực, cải thiện sinh hoạt cho bệnh nhân.
Thành phần, công dụng
Bài thuốc Chân vũ thang có tác dụng ôn dương, lợi thủy, phù hợp cho các bệnh nhân bị thủy khí ứ trệ, tiểu tiện không lưu thông hoặc những những người ngoại cảm phong hàn, tiêu chảy. Bài thuốc gồm 5 dược liệu: Phục linh, thục phụ tử, sinh khương và bạch truật mỗi vị 8-12gr; Bạch thược 12-16gr.
Công dụng của từng loại dược liệu như sau:
- Thục phụ tử: Là dược liệu vị cay, tính nóng, có tác dụng bổ hỏa trợ dương, tác động vào Tâm, Tỳ, Thận. Đồng thời, vị thuốc này cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chống viêm hiệu quả.
- Phục linh: Vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng chính là lợi tiểu, lợi thủy, kiện tỳ, tác động vào phế – thận – tỳ vị. Vì vậy phục linh thường được dùng trong các bài thuốc bị phù thũng kèm tiểu ít, phân lỏng, chán ăn,…
- Sinh khương: Chính là củ gừng trong dân gian với vị cay, tính ấm, tác dụng ôn thông kinh lạc. Được dùng để trị cảm mạo, nhức đầu, tăng bài tiết, giải độc gan…
- Bạch truật: Lợi thủy, bồi bổ sức khỏe. Có tác dụng trong điều trị các bệnh về tỳ vị, bệnh ngoài da.
- Bạch thược: Có vị chua đắng, tính hàn, tác động vào Can, Tỳ. Dược liệu được dùng trong.
Cách dùng bài thuốc Chân vũ thang đạt hiệu quả cao
Sau khi được thu hái, các dược liệu trong bài thuốc sẽ được sơ chế, phơi sấy để phục vụ cho việc bảo quản, sử dụng lâu dài. Theo ghi chép từ dược điển Thương Hàn Luận, cách dùng bài thuốc Chân vũ thang như sau:
- Bước 1: Đem các nguyên liệu đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát rồi để cho thật ráo.
- Bước 2: Cho tất cả vào ấm đất rồi thêm 300ml nước. Đun với ngọn lửa vừa phải cho đến khi lượng nước chỉ còn một nửa thì tắt bếp.
- Bước 3: Chắt phần nước thuốc ra bát, chờ nguội bớt và chia thành 2-3 phần uống trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng
Để bài thuốc phát huy hiệu quả mong muốn, trong quá trình sử dụng người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Thục phụ tử tuy là vị thuốc tốt nhưng cũng cực độc. Do vậy cần bào chế kỹ lưỡng trước khi sử dụng để loại bỏ toàn bộ độc tính.
- Thục phụ tử có thể phản ứng với bối mẫu, bán hạ, bạch cập nên không được dùng chung để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng. Phụ nữ đang mang thai không sử dụng vị thuốc này.
- Trong quá trình dùng thuốc không sử dụng lê lô vì bạch thược có thể phản ứng với loại dược liệu này làm gia tăng độc tố.
- Nên kiêng ăn thịt lợn, rau dền trước và sau 1 giờ uống thuốc. Vì sâm đương quy kỵ những thực phẩm này.
- Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bài thuốc khi chưa được hướng dẫn bởi thầy thuốc.
Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc Chân vũ thang
Trong thực tiễn, bài thuốc Chân vũ thang được y học cổ truyền sử dụng để trị các bệnh liên quan đến dương hư, thủy khí ứ trệ. Đối với những trường hợp bị tiểu khó, tiểu bí, chân tay phù, tiêu chảy,… bài thuốc cũng phát huy hiệu quả tích cực.
Theo các thầy thuốc Đông y, Chân vũ thang được ứng dụng trong các trường hợp:
- Người bị mắc chứng tỳ thận dương hư, tim đập nhanh, phong hàn, váng đầu.
- Trong một số trường hợp cũng có thể gia giảm các dược liệu để điều trị chứng thận hư, viêm cầu thận, lao ruột, viêm đại tràng mãn tính…
Bài thuốc Chân vũ thang được Đông y sử dụng và lưu truyền rộng rãi. Tuy được nhiều tài liệu y học nhắc đến và đánh giá cao hiệu quả nhưng tác dụng của bài thuốc đến đâu còn tùy thuộc vào từng đối tượng. Do vậy, người bệnh cần chủ động liên hệ với thầy thuốc để được theo dõi sức khỏe và tư vấn cụ thể.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!