10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà HIỆU QUẢ nên dùng ngay
Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn có thể kết hợp với một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng vướng cổ họng, nghẹn khi ăn uống và giao tiếp, ho… Đồng thời còn có tác dụng kiểm soát diễn tiến của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.
Hướng dẫn 10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà dễ áp dụng
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính quá phát. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sản quá mức của các hạt lympho ngay tại thành họng.
Sự xuất hiện của các hạt lympho phù nề, nổi cộm mặc dù không gây đau nhưng lại gây vướng mắc cổ họng, nghẹn khi ăn uống và giao tiếp. Ngoài ra bệnh còn gây ứ đờm, ho và khan tiếng kéo dài.
Theo nhận định từ các chuyên gia, bệnh viêm họng hạt rất khó điều trị dứt điểm. Bởi đây là giai đoạn mãn tính và bệnh có xu hướng tái phát cao. Chính vì vậy mà bên cạnh các biện pháp điều trị y tế thì người bệnh nên áp dụng thêm các mẹo chữa và chăm sóc tại nhà.
Các giải pháp tại nhà đa phần đều lành tính, an toàn và rất dễ thực hiện. Ngoài hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng thì còn làm chậm tiến triển của bệnh. Từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Súc miệng với nước muối ấm
Khi bị viêm họng hạt, bạn nên súc miệng với nước muối ấm để làm dịu niêm mạc và khắc phục tình trạng sưng đau cổ họng. Ngoài ra mẹo đơn giản này còn giúp ức chế vi khuẩn, virus và loại bỏ dị duyên tồn tại trong họng.
Hơn nữa, nước muối ấm còn có tác dụng làm loãng đờm, giảm ho và cải thiện các triệu chứng sưng nóng, khó chịu ở hầu họng. Thường xuyên áp dụng mẹo chữa này không chỉ làm giảm triệu chứng viêm họng hạt mà còn hạn chế nhiễm trùng ảnh hưởng đến VA, amidan, thanh quản…
Cách thực hiện:
- Hòa tan 1/2 thìa muối biển với khoảng 300ml nước ấm
- Dùng dung dịch này để súc miệng trong vòng từ 1 – 3 phút
- Với cách này nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày
2. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng mật ong và chanh
Uống trà mật ong và chanh là mẹo trị viêm họng hạt tại nhà được áp dụng phổ biến. Mẹo này có thể phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cổ họng rất tốt. Ngoài ra nguyên liệu này còn chứa nhiều acid amin cùng các chất chống oxy hóa. Chúng giúp nâng cao hệ miễn dịch và có khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại virus và vi khuẩn có hại.
Trong khi đó chanh lại rất dồi dào vitamin C và các khoáng chất. Các thành phần này giúp làm loãng dịch đờm, làm giảm cơn ho và cải thiện khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nửa quả chanh tươi và 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Vắt chanh lấy nước cốt rồi cho thêm 200ml nước ấm
- Sau đó thêm mật ong vào khuấy đều lên và uống khi trà còn ấm
Trường hợp dùng điều trị viêm họng hạt cho trẻ em thì nên thay thế chanh bằng cam. Cam giúp làm giảm vị đắng và chua, trẻ sẽ dễ uống hơn.
3. Cách dùng tỏi chữa viêm họng hạt tại nhà
Tỏi là nguyên liệu có đặc tính kháng sinh mạnh nên được dùng phổ biến để chữa các bệnh đường hô hấp. Điển hình như bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng hạt, viêm thanh quản hay viêm amidan.
Hoạt chất allicin dồi dào trong tỏi có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus và nấm mốc có hại trong khoang miệng. Ngoài ra tỏi còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ngoài giúp làm giảm sưng viêm cổ họng thì còn giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Cách thứ nhất: Chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi đem bóc vỏ rồi thái lát. Ngậm trực tiếp cho đến khi tỏi hết vị cay nồng. Nên thực hiện 3 – 4 lần/ ngày trong vòng 3 – 5 ngày liên tục.
- Cách thứ 2: Cho vài tép tỏi lên bếp nướng chín. Sau đó bóc sạch vỏ rồi ăn trực tiếp. Ăn liên tục khoảng 4 – 5 tép/ ngày trong vòng vài ngày.
- Cách thứ 3: Đem đập dập vài tép tỏi tươi. Sau đó cho vào tô nước sôi khuấy đều rồi xông mũi họng. Hơi nước chứa tinh chất tỏi có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi họng. Đồng thời dẫn lưu dịch tiết hô hấp, làm loãng dịch đờm và ức chế nhiễm trùng.
4. Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng gừng tươi
Gừng là gia vị rất quen thuộc có vị cay nồng, tính ấm. Thảo dược này thường được dùng kèm với các loại đồ ăn có tính hàn. Mục đích là để kích thích vị giác và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài ra, gừng tươi còn chứa lượng lớn hợp chất Gingerol có tác dụng kháng virus RSV, chống oxy hóa và chống viêm rất mạnh mẽ. Sử dụng gừng tươi sẽ giúp cải thiện tốt hơn tình trạng sưng viêm, phù nề do bệnh viêm họng hạt gây ra.
Dùng gừng chữa viêm họng hạt sẽ giúp làm ấm cổ họng, giảm đau rát và giảm ho. Cách này đặc biệt phù hợp với các trường hợp tái phát viêm họng hạt do thời tiết chuyển lạnh đột ngột hay do uống nước đá.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 khúc củ gừng tươi đem rửa sạch rồi cạo vỏ
- Sau đó thái gừng thành nhiều lát mỏng
- Dùng ngậm và nhai trực tiếp để tinh dầu từ gừng thẩm thấu vào niêm mạc họng
- Ngoài ra có thể uống trà gừng hay kết hợp gừng với đường phèn, mật ong…
5. Mẹo xông mũi bằng lá bạc hà chữa viêm họng hạt
Xông mũi bằng lá bạc hà cũng là cách chữa viêm họng hạt tại nhà phổ biến. Mẹo này giúp làm giảm viêm tại niêm mạc cổ họng. Đồng thời còn làm loãng dịch đờm và tăng cường dẫn lưu dịch tiết hô hấp.
Ngoài ra, bạc hà còn chứa lượng lớn menthol và nhiều thành phần có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và làm dịu tình trạng nhiễm trùng. Thường xuyên xông mũi bằng lá bạc hà sẽ hỗ trợ làm sạch ổ viêm trong đường hô hấp. Hơn nữa còn làm giảm đau rát cổ họng, nghẹt mũi và ho khan kéo dài.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo
- Đun sôi khoảng 1 lít nước, thả lá bạc hà vào đun thêm 3 phút
- Đổ nước ra tô lớn rồi trùm khăn kín đầu để xông hơi mũi
- Sau khi xông nên xì mũi và dùng nước muối sinh lý súc miệng
6. Bài thuốc chữa viêm họng hạt tại nhà bằng vỏ quýt
Vỏ quýt còn được gọi là trần bì – vị thuốc nam quen thuộc xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh đường hô hấp. Vị thuốc này có tác dụng long đờm, làm giảm ho và ấm phổi. Ngoài ra, nhiều thành phần trong vỏ quýt còn có tác dụng ức chế trực khuẩn dung huyết, ái huyết, tụ cầu khuẩn, kháng viêm, khử đờm và chống dị ứng.
Chữa viêm họng hạt bằng vỏ quýt có thể cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh. Bao gồm đau và vướng nghẹn họng, khàn tiếng, ho… Ngoài ra, mẹo đơn giản này còn hỗ trợ khai thông đường thở, cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị phần vỏ của 2 quả quýt đem đi rửa sạch và để ráo
- Cắt vỏ quýt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào bát con
- Thêm vào 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Đêm đi chưng cách thủy khoảng 10 phút rồi chờ nguội và ăn cả nước lẫn cái
7. Hướng dẫn dùng lá trầu không trị viêm họng hạt
Lá trầu không là thảo dược lành tính được ứng dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý thường gặp. Theo các tài liệu Đông y, lá trầu có vị cay nồng và tính ấm với nhiều công dụng như tán hàn, khu phong, hành khí, chỉ thống và hóa đờm.
Ngoài ra, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất trong lá trầu có khả năng kháng khuẩn và diệt virus hiệu quả. Thảo dược đáp ứng tốt với tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E.coli và virus cúm.
Chữa bệnh viêm họng hạt bằng lá trầu không sẽ giúp hỗ trợ loại bỏ hại khuẩn, virus trong khoang miệng. Từ đó làm giảm sưng viêm, long đờm và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm kích hoạt. Mẹo này còn rất phù hợp với những người mắc bệnh viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không đem ngâm nước muối loãng 5 phút
- Rửa lại vài ba lần cho sạch rồi để ráo nước
- Đun sôi 500ml nước rồi thả lá trầu vào đun thêm 3 phút
- Chờ nước sắc nguội rồi thêm vào 1 ít muối khuấy tan
- Dùng nước này để chia làm nhiều lần súc miệng trong ngày
8. Chữa viêm họng hạt bằng hành tây
Dùng hành tây để làm giảm các triệu chứng viêm họng hạt tại nhà cũng là mẹo rất dễ thực hiện. Củ hành có chứa hơn 25 thành phần chống oxy hóa giúp làm giảm sưng viêm và nâng cao sức khỏe miễn dịch.
Ngoài ra, hành tây còn có tác dụng ức chế và kiểm soát hoạt động của một số loại hại khuẩn thường gặp. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan rộng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nửa củ hành tây tươi cùng 1 ít đường phèn
- Rửa sạch hành, cắt làm 4 rồi đem cho vào bát con
- Thêm đường phèn vào và đem đi hấp cách thủy trong vòng 15 phút
- Chắt lấy nước uống khi còn ấm giúp làm dịu cổ họng và cải thiện các triệu chứng
- Áp dụng mẹo chữa này 2 – 3 lần/ ngày trong liên tục vài ngày
9. Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong – Bí quyết chữa viêm họng hạt được chuyên gia hàng đầu khuyên dùng
Đông trùng hạ thảo là biệt dược quý, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm đau. Kết hợp với mật ong có tính kháng khuẩn, chống oxy hoá,… Từ đó đem lại vị thuốc quý chữa bệnh đường hô hấp, đặc biệt bệnh viêm họng hạt.
Ngoài ra, các hợp chất quý hiếm như Adenosine, Cordycepin, Deoxy – Adenosine,… đóng vai trò quan trọng giúp bồi dưỡng, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Nhờ đó, người bệnh sử dụng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong giúp dự phòng, hạn chế các căn nguyên gây bệnh từ môi trường, sự tấn công của vi khuẩn, virus,…
Các chuyên gia đầu ngành khuyên rằng, người có tiền sử hoặc đang gặp các triệu chứng bệnh viêm họng hạt nên sử dụng đông trùng hạ thảo đều đặn mỗi ngày 1 – 2 thìa pha nước ấm. Chỉ sau vài ngày sử dụng sẽ giúp giảm đau, ngứa rát cổ họng, tiêu đờm, hết ho khan, khàn giọng,…
Lưu ý khi chữa viêm họng hạt tại nhà
Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học được cho là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng. Do cổ họng là nơi tiếp nhận thực ăn trước khi đẩy xuống đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp làm giảm áp lực lên niêm mạc họng. Từ đó làm giảm đau rát, vướng nghẹn và làm dịu tình trạng viêm. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương. Ngược lại, ăn uống thiếu khoa học có thể khiến cho bệnh tiến triển nặng nề thêm:
Cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Ưu tiên tiêu thụ các món ăn mềm, dễ nuốt và giàu dưỡng chất. Điển hình như cháo thịt bằm, miến gà, súp gà… Tránh dùng các món ăn có chứa nhiều gia vị, dầu mỡ hay có kết cấu khô cứng.
- Cung cấp đủ cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp giữ ẩm và làm dịu niêm mạc họng. Đồng thời làm loãng dịch đờm, giảm đau rát và giảm viêm.
- Nên bổ sung thêm các loại gia vị hay thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và tiêu đờm vào chế độ ăn hàng ngày. Ví dụ như tỏi, gừng, hành tây, húng quế, húng chanh…
- Tăng cường rau xanh và trái cây tươi để cải thiện sức đề kháng. Thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả hơn.
- Không nên uống nước đá, ăn kem hay uống cà phê, bia rượu.
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm lạ hay thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Nếu bị dị ứng khi đang bị viêm họng hạt thì triệu chứng thường nghiêm trọng hơn.
Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống thì người bệnh cũng cần chú ý đến một số thói quen sinh hoạt thường ngày. Bởi viêm họng hạt không chỉ gây ngứa ngáy, đau rát và còn khiến cổ họng trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích.
Hãy chú ý đến một số thói quen sinh hoạt dưới đây để hỗ trợ tốc độ phục hồi:
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ khi đi ra ngoài hay khi thời tiết chuyển lạnh.
- Chải răng và súc miệng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để hỗ trợ làm sạch ổ viêm nhiễm, long đờm và cải thiện triệu chứng viêm họng hạt.
- Hạn chế giao tiếp quá nhiều hay la hét khi đang trong thời gian điều trị bệnh. Những hoạt động này có thể khiến cổ họng nhạy cảm hơn. Tình trạng sưng viêm và đau cũng sẽ trở nên dữ dội hơn.
- Tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, hóa chất…
- Khi đến những nơi đông người cần sử dụng khẩu trang. Tránh tiếp xúc thân mật hay dùng chung các vật dụng cá nhân với những người khỏe mạnh.
- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Giảm khối lượng công việc và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày.
Các cách chữa viêm họng hạt tại nhà trên đây có thể giúp làm giảm triệu chứng. Đồng thời hạn chế tiến triển của bệnh. Tuy nhiên các mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ, người bệnh cần nghiêm túc điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa dứt điểm bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!