Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không? Mẹ Nên Làm Gì?

Đánh giá bài viết

Tình trạng bé bị viêm họng khá phổ biến, tuy nhiên nếu cha mẹ chủ quan không xử lý kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa nguy hiểm. Thầy thuốc ưu tú Lê Phương sẽ hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị viêm họng an toàn, hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm họng

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc họng do virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố gây bệnh khác từ bên ngoài xâm nhập vào hầu họng. Khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Họng sưng, đỏ, đau rát: Niêm mạc họng sưng đỏ, sung huyết. Khi soi họng cha mẹ có thể nhìn thấy các mạch máu nổi rõ, xuất hiện các mụn nhỏ, chất nhầy, mủ bao phủ trên bề mặt. Các tuyến ở họng sưng đau là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy nóng, đau, rát, đặc biệt là khi nuốt. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ thường xuyên bỏ bữa, chán ăn, dẫn tới sụt cân nhanh.
  • Ho, khạc đờm: Các giả mạc họng kích thích niêm mạc khiến trẻ ho nhiều. Trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm theo từng cơn.
  • Sốt: Bé bị viêm họng cấp tính thường sốt cao, có thể lên đến 39 – 40 độ C.
  • Nổi hạch: Hạch thường xuất hiện ở cổ, ấn vào đau khiến trẻ khó chịu.
  • Triệu chứng khác: Sổ mũi, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bữa, biếng ăn….
Phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị viêm họng để điều trị hiệu quả
Phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị viêm họng để điều trị hiệu quả

Các triệu chứng viêm họng ở trẻ thường không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý hô hấp khác. Để xác định chính xác tình trạng bệnh của bé, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận và cho trẻ đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Trẻ bị viêm họng khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu viêm họng đầu tiên xuất hiện như bỏ bú, quấy khóc sau mỗi muỗng thức ăn.

Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C
  • Ho liên tục trong nhiều ngày
  • Tiếng khóc bất thường
  • Đái ít
  • Đau tai, đau đầu
  • Phát ban ở tay, miệng, mông hoặc thân mình
  • Chảy nước bọt bất thường
  • Khó thở, dấu hiệu rút lõm, co kéo lông ngực khi thở

Nguyên nhân bé bị viêm họng thường xuyên

Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, trẻ có thể bị bi viêm họng do một số tác nhân như:

  • Nhiễm virus: Thường xảy ra khi cảm cúm, sởi, Adenovirus hoặc cảm lạnh
  • Nhiễm vi khuẩn: Phế cầu, tụ cầu, liên cầu tan huyết nhóm A, H.influenzae, á cúm…. Trong đó tác nhân nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Chúng có thể tấn công vào cả thận, khớp, tim gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim…
  • Nhiễm nấm: Các loại nấm candida xâm nhập vào họng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Do môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn…
  • Dị ứng: phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông chó mèo…
  • Bệnh tật: Trào ngược dạ dày thực quản, khối u ở họng, lưỡi, thanh quản…
Tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa... có thể khiến bé bị viêm họng
Tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa… có thể khiến bé bị viêm họng

Thông thường những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm…. có nguy cơ bị viêm họng cao hơn.

Trẻ hay bị viêm họng có nguy hiểm không?

Bác sĩ Lê Phương cho biết, viêm họng ở trẻ là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan khi bé bị viêm họng bởi nếu không được chăm sóc và điều trị đúng phương pháp, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm amidan
  • Viêm họng mãn tính, viêm họng hạt (nếu viêm họng cấp tái phát thường xuyên)
  • Viêm tai giữa
  • Viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản phổi, viêm phổi
  • Viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp, suy thận, viêm màng ngoài tim… nếu nguyên nhân do liên cầu tan huyết nhóm A.

Bé bị viêm họng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn người trưởng thành do sức đề kháng kém. Do đó, trong các trường hợp có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần chú ý theo dõi, quan sát và xử lý kịp thời để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Điều trị cho trẻ bị viêm họng

Phương pháp điều trị viêm họng cho trẻ phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh và mức độ triệu chứng gây ra. Nguyên tắc quan trọng nhất khi chữa viêm họng cho trẻ là điều trị cải thiện triệu chứng, kết hợp chế độ ăn uống, chăm sóc hợp lý để trẻ nhanh chóng phục hồi.

Bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì? Các loại thuốc Tây thường dùng

Khi trẻ có dấu hiệu đau, sốt do viêm họng, bỏ ăn, chán ăn… bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau:

Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn
Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol với liều dùng 10 – 15mg/kg cân nặng dùng mỗi 4 – 6 giờ và không quá 75mg/kg/ngày. Cha mẹ không tự ý sử dụng thuốc Paracetamol cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu trẻ dị ứng với Paracetamol, bác sĩ có thể chỉ định Ibuprofen dùng mỗi 6 giờ. Ibuprofen không nên sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Thuốc kháng sinh: Các trường hợp viêm họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn sẽ được sử dụng kháng sinh. Loại kháng sinh thường dùng điều trị viêm họng cho trẻ là Penicillin hoặc Amoxicillin. Nếu trẻ bị dị ứng với 2 loại thuốc này sẽ được thay thế bằng các kháng sinh khác.
  • Thuốc chống viêm, giảm đau rát họng: Thường dùng Alphachymotrypsin 4.2mg.

Các loại thuốc tây y chữa viêm họng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ nhỏ như phát ban, sốt, mề đay, chóng mặt, buồn nôn, sốc phản vệ, độc gan thận, sốc quá liều… Cha mẹ không tự ý mua và sử dụng thuốc tây để chữa viêm họng cho trẻ tại nhà. 

Mẹo dân gian giảm đau họng cho trẻ

Với những trường hợp viêm họng cấp tính nhẹ, không do vi khuẩn, cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa dân gian dưới đây:

  • Chữa viêm họng bằng mật ong và lá xương sông: Hấp mật ong với 1 nắm lá xương sông đã thái nhỏ trong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước cốt và cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần khi còn ấm.
  • Bài thuốc từ quất và mật ong: Hấp cách thủy 10 quả quất chín vừa đã rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt với mật ong vừa đủ trong khoảng 20 phút. Chắt lấy nước cốt cho trẻ uống hằng ngày
  • Mẹo chữa viêm họng với đường phèn: Hấp cách thủy một nắm lá hẹ đã rửa sạch, cắt khúc ngắn với một ít đường phèn trong khoảng 20 phút. Mẹ chắt lấy nước cố, cho trẻ uống 2 – 3 thìa mỗi lần để giảm đau họng.
Dùng tắc chưng mật ong để giảm đau họng, giảm ho
Dùng tắc chưng mật ong để giảm đau họng, giảm ho

Lưu ý: Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên sử dụng mật ong để chữa viêm họng vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Ngoài ra, các mẹo dân gian chữa viêm họng tại nhà chưa được kiểm chứng khoa học về độ an toàn và hiệu quả. Bởi vậy, mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng, đặc biệt là không sử dụng trong trường hợp viêm họng nặng, viêm họng sốt cao có nhiễm khuẩn…

Trẻ bị viêm họng nên đi khám ở đâu?

Cha mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín dưới đây khi trẻ có dấu hiệu viêm họng, sốt cao, ho nhiều cần đi khám:

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102
  • Bệnh viện Đại học y Hà Nội
Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 là địa chỉ uy tín chữa viêm họng cho trẻ
Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 là địa chỉ uy tín chữa viêm họng cho trẻ

Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Nhi đồng I
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
  • Phòng khám Đa khoa YHCT Quân dân 102

Bé bị viêm họng nên ăn gì? Kiêng gì? Chăm sóc thế nào?

Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn uống, sinh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chú ý:

Bé bị viêm họng nên ăn gì?

  • Các loại cháo, súp: cháo trứng, cháo chim, cháo thịt, súp khoai tây, súp ngô, súp bí đỏ, súp gà….
  • Các loại rau xanh nhiều chất xơ
  • Thực phẩm giàu vitamin C: chuối chín, cà rốt…
  • Thực phẩm giàu Omega – 3: cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạt lanh, cá nục, cá mòi…
  • Trứng gà

Trẻ bị viêm họng nên kiêng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có mùi tanh, tính lạnh
  • Thực phẩm, đồ uống ngọt, nhiều đường, có gas
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thức ăn khô, cứng

Chăm sóc trẻ bị viêm họng:

  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa trong ngày và lượng mỗi bữa ăn có thể giảm bớt, không nên ép trẻ ăn
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý
  • Trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C có thể hạ thân nhiệt bằng cách chườm mát ở bẹn, trán, nách..
  • Trẻ bị sốt do viêm họng có thể nằm điều hòa không? Có thể nhưng cần để nhiệt độ trung bình từ 27 – 29 độ C. Không nên để trẻ nằm điều 24/24, không để quạt điều hòa hướng thẳng đến người bé.
  • Vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, tránh nấm mốc, dị nguyên
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phòng ngừa viêm họng
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phòng ngừa viêm họng

Phòng ngừa viêm họng ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh viêm họng và các bệnh hô hấp khác ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh hoặc chuyển mùa
  • Vệ sinh mũi họng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên
  • Giúp trẻ từ bỏ thói quen cho tay lên mũi, miệng, ngoáy mũi, mút tay…
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây như người lớn, trẻ em bị bệnh….

Bé bị viêm họng là nỗi ám ảnh của rất nhiều cha mẹ. Để phòng tránh các biến chứng do căn bệnh này mang lại, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nhận biết, xử lý kịp thời, đúng cách khi trẻ có dấu hiệu bất thường. Với những trường hợp bệnh kéo dài hoặc chuyển biến nặng, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua