BỆNH THẬN YẾU: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị HIỆU QUẢ NHẤT NĂM 2021
Bệnh thận yếu là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận. Nếu không sớm điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng thận yếu có diễn biến âm thầm, gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề nhận biết và điều trị.
Bệnh thận yếu là gì?
Thận là cơ quan có nhiệm vụ quan trọng trong việc thanh lọc, thải độc cho cơ thể. Ngoài ra, thận còn giữ vai trò ổn định điện giải, huyết áp và sản xuất ra hồng cầu trong máu. Đây có thể nói là cơ quan vô cùng quan trọng trong hệ thống vận hành của cơ thể.
Một khi thận gặp vấn đề, nhất là tình trạng suy giảm chức năng, sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Thận yếu khi cơ quan này không còn hoạt động hiệu quả như bình thường. Tình trạng này còn được gọi là hiện tượng suy thận.
Bệnh thận yếu có diễn biến khá âm thầm, điều này làm cho việc phát hiện và điều trị gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, khả năng điều trị dứt điểm là rất thấp. Do đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên thăm khám ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Nguyên nhân gây bệnh thận yếu
Điều trị bệnh thận yếu đạt hiệu quả tốt nhất cần thông qua thăm khám và chẩn đoán y khoa. Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của người bệnh để xác định nguyên nhân và đưa ra phương hướng xử lý phù hợp. Theo đó, những yếu tố cơ bản dẫn đến tình trạng thận yếu như sau:
Thận yếu do thừa cân, béo phì
Người có cân nặng không cân đối, thừa cân hay béo phì là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thận yếu. Hàm lượng mỡ thừa trong cơ thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, từ đó khiến thận không được nhận đủ lượng máu cần thiết gây suy yếu hoạt động.
Thận yếu do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Thận yếu cũng có thể là kết quả của quá trình bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác trong cơ thể. Một số bệnh lý liên quan có thể kể đến như:
- Bệnh tiểu đường: Gây thu hẹp mạch máu ở thận khiến máu không lưu thông đến cơ quan này như bình thường. Lâu dần thận sẽ bị hư hại, suy giảm chức năng nghiêm trọng.
- Sỏi thận: Độc tố tích tụ trong thận gây nên sỏi. Điều này làm cho quá trình hoạt động của thận bị tác động nặng nề.
- Viêm bàng quang: Bệnh khiến niệu đạo bị tắc nghẽn, nước tiểu không được đào thải ra ngoài khiến cho thận chịu nhiều áp lực. Những tổn thương hình thành sau một thời gian khiến chức năng của thận bị suy giảm.
- Viêm, u xơ tuyến tiền liệt: Đường tiểu bị chèn ép khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiểu tiện. Nhất là tình trạng nước tiểu tồn đọng, không tống được hết ra ngoài, lâu ngày khiến thận bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Tác dụng phụ của thuốc Tây
Người bệnh sử dụng thuốc Tây điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, khi thuốc đi vào cơ thể và di chuyển qua thận, gan để đào thải, quá trình này có thể khiến thận quá tải, nhiễm độc.
Đây là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh thận yếu. Do đó, các chuyên gia cảnh báo người bệnh khi dùng thuốc đặc trị bệnh nên tuân thủ theo chỉ định. Tránh tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Thận yếu do thói quen sinh hoạt
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, bệnh thận yếu cũng có thể là kết quả của thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh. Điển hình như:
- Người lạm dụng rượu bia, chất kích thích,…khiến cho protein trong thận giảm đáng kể. Điều này kéo dài gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố của thận.
- Không đủ nước khiến cơ thể bị mất nước. Thói quen này khiến cho chất thải càng tích tụ nhiều trong thận mà không được đào thải ra ngoài.
- Nhịn tiểu, cơ thể thường xuyên áp lực, căng thẳng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh về thận.
Các triệu chứng của bệnh thận yếu
Nhận biết sớm và điều trị bệnh thận yếu giúp người bệnh phòng tránh được nhiều nguy cơ. Dưới đây là những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải:
- Lạnh tay, lạnh chân, phù nề: Người mắc bệnh thận yếu thường bị lạnh tay, chân, một số trường hợp còn thấy tứ chi bị phù nề. Vì khi thận bị suy yếu hoạt động, máu huyết không lưu thông đều khiến cho dịch bị ứ đọng, biểu hiện ra tay và chân.
- Hoa mắt, chóng mặt: Thận hoạt động có liên quan đến não bộ. Do đó, khi thận gặp sự cố, não cũng gặp phải những tác động nhất định, nhất là vấn đề cung cấp dưỡng chất. Thận không hoạt động bình thường làm não bộ thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần thiết. Từ đó, người bệnh thận yếu thường hoa mắt, chóng mặt, ngoài ra suy nghĩ, hành động cũng trở nên chậm chạp.
- Đau lưng: Thận yếu khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau lưng. Tình trạng này xuất hiện do chất thải tồn đọng nhiều trong cơ thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc, gây suy nhược và mệt mỏi cơ thể. Người bệnh dễ bị đau quặn đột ngột ở khu vực cột sống, lưng.
- Tiểu đêm thường xuyên: Người mắc bệnh thận yếu sẽ đi tiểu đêm, tiểu thường xuyên. Lượng nước tiểu mỗi lần thải ra khá ít, tuy nhiên lại có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều lần. Nếu không điều trị, tình trạng tiểu đêm có thể khiến nước tiểu tồn đọng, gây vô niệu.
- Vấn đề sinh lý: Đối với nam giới, tình trạng thận yếu có liên quan mật thiết đến hoạt động của dương vật. Suy giảm chức năng thận có thể gây ra những vấn đề về rối loạn cương dương. Không những thế, thận còn đóng vai trò là bộ phận góp phần vào hoạt động sản sinh hormone sinh dục. Chính vì vậy, khi thận gặp vấn đề, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể bị suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, thậm chí là bị liệt dương,..
Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường này, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Kịp thời điều trị sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ biến chứng bệnh thận yếu gây hại cho sức khỏe.
Bệnh thận yếu có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, thận là cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm nhiệm vụ đào thải độc tố. Khi thận gặp vấn đề, hoạt động suy giảm khiến chất thải tích tụ, gây hại cho sức khỏe.
Những vấn đề mà bệnh thận yếu gây ra có thể kể đến như khiến nam giới bị yếu sinh lý, gây tiểu đêm, tiểu không tự chủ,…Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn bị cao huyết áp, mắc ung thư bàng quang hoặc những vấn đề suy giảm chức năng nghiêm trọng khác.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thận yếu
Chính vì những hệ lụy mà bệnh thận yếu gây ra đối với sức khỏe, nên người bệnh cần sớm điều trị để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng và thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân.
Theo đó, một số phương pháp xét nghiệm được áp dụng như xét nghiệm chức năng thận, sinh thiết, siêu âm,…Thu được kết quả, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp và hiệu quả nhất cho từng người bệnh. Các hướng điều trị thông dụng như sau:
Điều trị bệnh thận yếu bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây y trị thận yếu có tác dụng nhanh chóng nhờ vào dược tính mạnh của thuốc. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bởi, nếu uống sai thuốc, không đúng liều lượng có thể tăng nguy cơ tổn thương cho thận.
Một số loại thuốc được dùng như thuốc cân bằng axit uric, thuốc chống thiếu máu, điều hòa huyết áp, thuốc lợi tiểu,…Tùy vào từng trường hợp mà dạng thuốc sẽ được chỉ định phù hợp, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Điều trị bệnh thận yếu bằng Đông y
Bên cạnh điều trị bệnh thận yếu bằng thuốc tân dược, người bệnh có thể lựa chọn hướng điều trị bằng thuốc Đông y. Đa số các thuốc Đông y đều là thảo dược nên lành tính, an toàn đối với nhiều đối tượng bệnh nhân. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người bệnh sẽ ít gặp tác dụng phụ hơn khi sử dụng thuốc Tây.
Điều trị thận yếu bằng phương pháp Đông y không chỉ loại bỏ các vấn đề ở thận mà còn giúp người bệnh bồi bổ, cải thiện sức khỏe. Công dụng của các loại thảo dược tác động sâu vào nội tặng, tiêu diệt căn nguyên gây thận yếu như mất cân bằng âm dương, can thận âm hư, khí âm lưỡng hư,…
Đông y điều trị sẽ tốn nhiều thời gian. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Đồng thời, tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả trị thận yếu có thể nhanh hay chậm. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn, theo dõi diễn biến sức khỏe, kịp thời thông báo và xử lý khi nhận thấy biểu hiện bất thường.
Người bệnh nên lựa chọn cơ sở thăm khám Đông y uy tín, chất lượng để điều trị. Thầy thuốc sẽ bốc thuốc dựa trên tình trạng thực tế của mỗi người. Trong thời gian điều trị, người bệnh không nên tự ý thay đổi phương pháp, tránh kết hợp với các dạng thuốc điều trị khác có thể gây tương tác thuốc rất nguy hiểm.
Áp dụng mẹo chữa thận yếu tại nhà
Mẹo chữa bệnh thận yếu phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, có thể áp dụng tại nhà với các nguyên liệu dễ tìm, lành tính. Một số biện pháp thường được áp dụng như:
- Trị thận yếu bằng rau ngổ: Bạn có thể dùng rau ngổ luộc chín để ăn hoặc giã nát uống nước cốt mỗi ngày.
- Trị thận yếu bằng râu bắp + kim tiền thảo: Rửa sạch nguyên liệu, đun với nước nước để uống hàng ngày.
- Trị thận yếu bằng hướng dương + khiếm thực: Dùng 5g hướng dương, 2g khiếm thực giã nhuyễn, nấu canh ăn mỗi ngày.
Mẹo chữa dân gian an toàn, lành tính cho nhiều đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, do không có dược tính mạnh nên hiệu quả chữa bệnh theo phương án này sẽ chậm hơn. Người bệnh cần kiên trì áp dụng, kết hợp theo dõi sức khỏe để sớm can thiệp phòng tránh bệnh chuyển biến xấu.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Chủ động phòng tránh bệnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân. Một vài lưu ý:
- Thay đổi thói quen không tốt cho sức khỏe. Ví dụ như tránh nhịn tiểu, không thức khuya thường xuyên, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế ăn thực phẩm không có lợi cho sức khỏe,…
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm sạch, nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi,…
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì ảnh hưởng sức khỏe, tăng nguy cơ gây suy thận, gan và nhiều vấn đề nguy hại khác.
- Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường dẻo dai, cải thiện sức đề kháng.
- Điều trị các bệnh lý theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc trị bệnh gây hại cho cơ thể, làm sai lệch hướng điều trị. Đặc biệt, nguy cơ tác dụng phụ của thuốc có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bệnh thận yếu nếu không sớm được kiểm soát có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Đồng thời, tuân thủ theo phác đồ điều trị để sớm được phục hồi chức năng thận, phòng ngừa nguy cơ gây hại sức khỏe.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!