Chữa thận hư: Phương pháp nào tốt nhất hiện nay? [Ý KIẾN CHUYÊN GIA]

5/5 - (2 bình chọn)

Phương pháp chữa thận hư và thuốc điều trị bệnh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Vậy có những phương pháp nào? Phác đồ trị thận hư ra sao? Người bệnh thận hư uống thuốc gì tốt?… Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đọc tất cả những thắc mắc trên. 

Chữa thận hư theo y học cổ truyền

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, phương pháp trị thận hư của YHCT là tập trung vào trục thủy, lợi tiểu, chống viêm nhiễm, hạ đường huyết, bổ thận, an thần, bổ nguyên khí,…  YHCT chia hội chứng thận hư thành 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính, tùy thuộc vào từng thể bệnh mà sử dụng bài thuốc thích hợp để điều trị. 

Giai đoạn thận hư cấp tính được chia làm 3 thể bệnh, tương đương với các phép trị khác nhau: 

Thể bệnh hạ tiêu thấp nhiệt

  • Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết
  • Bài thuốc: Tiểu kế ẩm từ gia vị gồm ngẫu tiết, bông mã đề, sinh địa hoàng, nhân trần, thạch vĩ, biển súc mỗi vị 15g, 9g bồ hoàng, mộc thông, đương quy, chi tử sao đen mỗi vị, 12g đạm trúc diệp, 5g cam thảo. Đem tất cả các nguyên liệu kể trên đun sắc và sử dụng mỗi ngày 1 thang. 

Thể bệnh tâm hỏa cang thịnh

  • Phép trị: Thanh âm tả hỏa, lương huyết chỉ huyết
  • Bài thuốc: Đạo xích tán gồm các vị như sinh địa hoàng 18g, 12g trúc diệp, 9g mộc thông, bồ hoàng, 5g cam thảo, 15g ngẫu tiết, 20g hoạt thạch và 6g chi tử. Sắc và dùng mỗi ngày 1 thang. 
Lương y Tuấn nghiên cứu nhiều bài thuốc hay chữa bệnh
Lương y Tuấn cùng cộng sự nghiên cứu nhiều bài thuốc hay chữa bệnh

Giai đoạn bệnh mãn tính cũng được chia làm 3 thể khác nhau với 3 phép trị tương ứng: 

Thể bệnh âm hư hỏa vượng

  • Phép trị: Tư dưỡng can thận, lương huyết chỉ huyết
  • Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gồm các vị thuốc 12g tri mẫu, hoàng bá, hoài sơn, 18g sinh địa, 9g sơn thù, đan bì, trạch tả, bạch linh, 20g bạch mao căn và tiểu kế mỗi vị. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

Như vậy có thể thấy thông thường, YHCT chữa hội chứng thận hư thường điều trị theo từng thể bệnh khác nhau. Điều này vừa mang đến hiệu quả chuyên sâu cho từng bài thuốc, nhưng cũng có hạn chế với những trường hợp bệnh phức tạp, có nhiều triệu chứng của các thể bệnh khác nhau. 

Phác đồ điều trị thận hư theo tây y

Sử dụng thuốc tây là giải pháp đầu tiên được nhiều người bệnh lựa chọn bởi thuốc giúp ức chế nhanh chóng các biểu hiện gây ra. Phác đồ điều trị thận hư bằng thuốc tây cụ thể như sau:

Điều trị triệu chứng

  • Điều trị giảm phù qua chế độ ăn: Người bệnh thận hư lưu ý đảm bảo khẩu phần ăn đủ protein (0,8 -1g/ kg/ ngày + lượng protein bị hao hụt qua nước tiểu). Với người bệnh phù nhiều, nên hạn chế muối và nước nạp vào cơ thể.
  • Bổ sung các dung dịch để làm tăng áp lực keo: Với người bệnh bị phù nhiều, lượng albumin trong máu dưới 25g/l, có thể sử dụng albumin 20% hoặc 25% loại lọ 50ml, 100ml. Nếu lượng albumin < 20g/l, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng albumin 20% loại 100ml để điều trị. 
Người bệnh thận hư có thể thay đổi chế độ ăn để giảm phù
Người bệnh thận hư có thể thay đổi chế độ ăn để giảm phù
  • Điều trị giảm phù – lợi tiểu: Sử dụng thuốc lợi tiểu điều trị khi đã bù protein và người bệnh không có nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn. 
  • Ưu tiên dùng các loại thuốc lợi tiểu kháng aldosteron như spironolactone, verospirone, aldactone,…hoặc phối hợp cùng furosemide. Liều dùng verospirone từ 25 mg/ ngày, với furosemid bắt đầu từ 20mg/ ngày  tùy theo đáp ứng của người bệnh. 

Điều trị đặc hiệu

Với điều trị đặc hiệu, người bệnh cần phải điều trị theo tổn thương mô bệnh học, tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện sinh thiết thận thì có thể áp dụng điều trị theo phác đồ dưới đây: 

Sử dụng corticoid (một số loại thuốc như prednisolone, prednisone, hay methylprednisolone,  trong đó methylprednisolone có liều lượng 4mg sẽ tương đương với 5mg thuốc prednisolone). 

Phác đồ điều trị qua các giai đoạn như sau: 

  • Liều tấn công: Prednisolone 5mg dùng với liều 1-2 mg/kg/ ngày kéo dài trong khoảng từ 1-2 tháng, người bệnh dùng cả 1 liều 1 lần vào lúc 8 giờ sáng sau khi ăn. Liều tấn công bằng corticoid không được vượt quá hàm lượng 80mg prednisolone/ ngày. 
  • Liều củng cố: Giai đoạn này bắt đầu khi protein niệu 24h âm tính. Sử dụng prednisolone 5mg liều dùng 0,5 mg/kg trọng lượng cơ thể/ ngày, kéo dài trong khoảng 4 – 6 tháng. 
  • Liều duy trì: Dùng prednisolone liều 5 – 10mg/ ngày, dùng cách ngày và có thể kéo dài hàng năm. 

Trong quá trình điều trị bằng corticoid cần theo dõi sát sao để phát hiện những biến chứng như nhiễm khuẩn, đái tháo đường, tăng huyết áp, tối loạn tâm thần, xuất huyết tiêu hóa,…

Sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác:

Trong trường hợp người bệnh đáp ứng kém với liệu pháp điều trị bằng corticoid hoặc không đáp ứng, bệnh tái phát nhiều lần và có nguy cơ chuyển biến thành suy thận, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị. Trường hợp này có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch như: 

  • Thuốc Cyclophosphamide (50mg): Người bệnh sử dụng liều 2- 2,5mg/ với liều tấn công khoảng 4-8 tuần. Khi protein niệu âm tính thì duy trì dùng thuốc trong 4-8 giờ tiếp theo. Người bệnh cần theo dõi sát sao để lượng bạch cầu ổn định. 
  • Thuốc chlorambucil 2mg: Sử dụng liều 0,15 – 02 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày kéo dài liên tục trong 4-8 tuần, sau đó sử dụng liều duy trì với lượng 0,1 mg/ kg trọng lượng/ ngày. 
  • Azathioprine (50mg): Dùng với liều 1-2 mg/ kg trọng lượng/ ngày. Người bệnh cần được theo dõi sát sao lượng bạch cầu và tiểu cầu thay đổi. 
  • Thuốc Cyclosporine A (3 loại gồm 25mg, 50mg, 100mg): Người bệnh sử dụng với liều 3 – 5 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, chia làm 2 lần và sử dụng liên tục trong khoảng từ 6 – 12 tháng. 
Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch
Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch

Lưu ý rằng, các loại thuốc ức chế miễn dịch kể trên thường dùng với trường hợp bệnh nhân không đáp ứng corticoid hoặc sử dụng corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ.

Điều trị biến chứng của bệnh

Điều trị biến chứng là một trong những giai đoạn không thể bỏ qua trong phác đồ điều trị hội chứng thận hư. Giai đoạn này diễn ra đồng hành hay sau quá trình trị bệnh phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Điều trị các biến chứng như: 

  • Điều trị biến chứng nhiễm trùng: Điều trị nhiễm trùng bằng các loại kháng sinh, dựa vào kháng sinh đồ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với từng người bệnh. Nếu cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định dừng corticoid và ức chế miễn dịch nếu trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nặng và diễn biến phức tạp. 
  • Điều trị dự phòng một số bệnh lý có thể xảy ra khi mắc hội chứng thận hư như viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh loãng xương,…
  • Điều trị tăng huyết áp, bệnh rối loạn mỡ máu hay điều trị dự phòng tắc mạch, đặc biệt với trường hợp albumin máu giảm nghiêm trọng. 
  • Điều trị suy thận cấp: Suy thận cấp là biến chứng có thể xảy đến khi hội chứng thận hư không điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần được đảm bảo điều trị cân bằng nước, điện giải, đảm bảo được bù đủ lượng albumin cho cơ thể. 

Một vài mẹo dân gian chữa thận hư

Bài thuốc dân gian trị thận hư được sử dụng với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh mới khởi phát các dấu hiệu ban đầu. Hiệu quả của các bài thuốc chữa thận hư này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như cơ địa, tình trạng bệnh, công thức áp dụng,…

Thế nên, trước khi thực hiện tại nhà, người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia, các bác sĩ chuyên khoa. Một số bài thuốc hay có thể giúp bạn khắc phục triệu chứng thận hư tại nhà như: 

Bài thuốc chữa hội chứng thận hư từ rau diếp cá

Ngoài là một loại rau sống ăn kèm giúp kích thích vị giác, rau diếp cá còn được biết đến là một vị thuốc trong đông y chữa bệnh rất tốt. Diếp cá thường được dùng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm họng, trĩ hay thận hư. Người bệnh có thể thực hiện chữa thận hư tại nhà bằng rau diếp cá như sau: 

  • Lấy 150g rau diếp cá khô cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa riu riu trong thời gian khoảng 30 phút. 
  • Chắt lấy nước thuốc, sử dụng thay trà uống hàng ngày.

Trị thận hư bằng rễ cau

Nói đến điều trị thận hư bằng rễ cau, chắc hẳn sẽ có nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, từ lâu trong dân gian, rễ cau là vị thuốc chữa bệnh thận hư rất hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh thận hư bằng rễ cau như sau: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu khoảng 1kg rễ cau (chọn loại lâu năm đã lồi lên trên mặt đất) cùng 5 lít rượu trắng.
  • Phơi khô rễ cau rồi sao vàng, sau đó ngâm cùng rượu trắng.
  • Ngâm hỗn hợp khoảng 2 tháng là có thể dùng. Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 1 – 2 chén nhỏ. 

Bài thuốc trị thận hư từ rau răm

Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc chữa bệnh thận hư hiệu quả được nhiều người áp dụng từ lâu. Để sử dụng bài thuốc chữa thận hư từ rau răm, người bệnh có thể thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm rau răm, rửa sạch và giã nhuyễn. 
  • Chắt lấy nước cốt và sử dụng luôn trong ngày. Lưu ý, không nên uống quá nhiều vì có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh. 

Ngoài cách này, người bệnh có thể thêm rau răm vào bữa ăn hàng ngày của mình như ăn kèm với cháo, ăn cùng trứng vịt lộn,…

Dùng rau răm hỗ trợ điều trị thận hư đang được nhiều người lựa chọn
Dùng rau răm hỗ trợ điều trị thận hư đang được nhiều người lựa chọn

Như vậy, việc điều trị thận hư ra sao? Người bệnh thận hư uống thuốc gì tốt?… Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi của mình. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa, phác đồ điều trị bệnh ở mỗi người là khác nhau, tốt nhất, người bệnh nên thăm khám kỹ lưỡng, nhận tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ uy tín hàng đầu để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua