SỎI BÀNG QUANG – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Sỏi bàng quang là căn bệnh khá phổ biến chiếm tới hơn 30% số ca bệnh liên quan tới đường tiết niệu trên toàn cầu. Bệnh lý này gây ra những cơn đau bụng dưới, đi tiểu buốt, đái ra máu,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Sỏi bàng quang là bệnh gì? Đối tượng dễ mắc bệnh
Sỏi bàng quang hình thành khi có sự lắng đọng các cặn nước tiểu trong bàng quang. Các khoáng chất này có ở phần nước tiểu dư thừa trong thời gian dài sẽ kết cụm với nhau tạo thành các tinh thể rắn trong bàng quang gọi là sỏi bàng quang.
Trong nhiều trường hợp, sỏi bàng quang không hình thành trực tiếp ở trong bàng quang mà từ các hòn sỏi ở thận, niệu quản rơi xuống. Theo số liệu thống kê, người mắc sỏi bàng quang có thể có duy nhất 1 viên sỏi trong suốt thời gian bị bệnh hoặc nhiều nhóm sỏi cùng hình thành và phát triển trong bàng quang.
Theo một số báo cáo thống kê, tỷ lệ mắc sỏi bàng quang ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới. Các tài liệu ghi chép về bệnh án cũng cho thấy những người từ 50 tuổi trở nên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu cũng cho biết thêm, những bệnh nhân có các bệnh lý như hẹp niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến, u tuyến tiền liệt và những người sau khi điều trị tiểu đường, đột quỵ đều là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Nguyên nhân chính gây ra sỏi bàng quang
Từ có chế hình thành nên sỏi bàng quang, nguyên nhân chính gây bệnh là do sự lắng đọng của nước tiểu, tuy nhiên những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh này có thể kể đến như:
- Phì đại tiền liệt tuyến: Khi tuyến tiền liệt phì đại sẽ gây cản trở tại niệu đạo, ngăn chặn dòng nước tiểu đi xuống. Từ đó, nước tiểu sẽ bị ứ đọng tại bàng quang, tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
- Dây thần kinh đến bàng quang bị tổn thương: Khi bàng quang xuất hiện vấn đề khiến tín hiệu từ dây thần kinh ở não truyền đến bàng quang bị tổn thương. Điều này dẫn tới cơ chế đào thải nước tiểu kém đi, gây ứ đọng nước tiểu dẫn tới hình thành sỏi.
- Sa bàng quang: Đây là bệnh thường gặp ở nữ giới xảy ra khi thành bàng quang bị suy yếu và sa xuống âm đạo. Từ đó, dòng nước tiểu bị chặn lại tại đây và từ đó làm hình thành nên sỏi bàng quang.
- Viêm bàng quang: Hiện tượng viêm nhiễm tại bàng quang cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Các thói quen như nhịn tiểu, lười vận động, uống quá ít nước, ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi, photpho, chất khoáng,… khiến sỏi bàng quang xuất hiện.
- Sỏi thận: Sỏi thận, sỏi mật phát triển khiến chức năng đào thải độc tố của thận dần suy yếu. Đôi khi, các viên sỏi có kích thước nhỏ sẽ di chuyển theo dòng nước tiểu xuống niệu quản và bàng quang.
- Dụng cụ đặt trong bàng quang: Các dụng cụ y tế đặt trong bàng quang như vòng tránh thai, ống thông tiểu cũng là lý do khiến cho sỏi bàng quang hình thành.
Triệu chứng
Khi ở giai đoạn đầu, kích thước hòn sỏi vẫn còn nhỏ, các triệu chứng sỏi bàng quang vẫn chưa rõ ràng. Cho đến khi các viên sỏi lớn dần, ngoài việc đi tiểu khó khăn, người bệnh sẽ luôn cả, thấy mệt mỏi, khó chịu.
Triệu chứng điển hình:
- Tiểu són: Sự tồn tại của các hòn sỏi gây ra tắc nghẽn đường nước tiểu, từ đó người bệnh sẽ liên tục gặp phải các triệu chứng tiểu són, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Tiểu ngắt – ngừng: Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là hiện tượng tia nước tiểu tắc khiến người đi tiểu đột nhiên dừng lại, nước tiểu không ra kèm theo đau buốt ở bộ phận sinh dục. Tình trạng này thường diễn biến nghiêm trọng khi bệnh nhân đi lại, vận động nặng là giảm đi khi nghỉ ngơi. Hoặc khi thay đổi tư thế lại đi tiểu bình thường.
- Đau bụng dưới và lan dần tới bộ phận sinh dục: Đây là triệu chứng xuất hiện ở cả nam và nữ. Khi sỏi hình thành sẽ di chuyển trong bàng quang khiến người bệnh cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ, dữ dội.
- Nước tiểu đục hoặc có màu đục: Hiện tượng viêm nhiễm tại bàng quang khiến nước tiểu có màu đục. Một số trường hợp các viên sỏi nhỏ có thể đi theo đường nước tiểu ra bên ngoài sẽ cọ xát vào đường tiểu gây ra hiện tượng tiểu ra máu.
- Tiểu buốt về cuối: Đây là khá phổ biến khi mắc sỏi ở thể nặng. Lúc này người bệnh cần thăm khám kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Biến chứng
Đối với những hòn sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp sỏi tự đào thải ra bên ngoài mà không gây ra những hậu quả cho sức khỏe. Nhưng nếu chủ quan hoặc không được phát hiện sớm, kích thước sỏi sẽ lớn dần dẫn tới những biến chứng nguy hiểm:
- Rối loạn chức năng bàng quang thể mãn tính: Khi người bệnh gặp biến chứng này sẽ có hiện tượng đau tại vị trí bàng quang, đi tiểu với tần suất dày đặc, khó chịu khi đi tiểu. Nếu sỏi có kích thước lớn sẽ làm tắc nghẽn toàn bộ đường tiểu, gây ra hiện tượng vô niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn phát triển quá mức gây phá hủy mô thận, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí tính mạng bệnh nhân.
- Viêm thận cấp: Đây là biến chứng cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời ảnh hưởng tới chức năng của thận và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang
Hiện nay, y học phát triển do đó việc chẩn đoán sỏi bàng quang được thực hiện bằng nhiều thiết bị hiện đại nên cho kết quả chính xác.
- Thăm khám vùng bụng dưới: Kiểm tra vùng bụng dưới để bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở bàng quang. Tuy nhiên, để có căn cứ đầy đủ xác định sỏi, kích thước sỏi bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm, chụp X Quang hoặc siêu âm.
- Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định xem mức độ viêm nhiễm ở bàng quang tới đâu để từ đó đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng bệnh.
- Chụp X Quang: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này để phát ra vị trí sỏi bàng quang, kích thước sỏi để đưa ra các điều trị phù hợp.
- Nội soi bàng quang bằng ống mềm: Phương pháp sử dụng ống nhỏ gắn camera, đầu có nguồn sáng kết nối với màn hình lớn. Bác sĩ đưa ống nội soi luồn vào bàng quang theo niệu đạo để quan sát những bất thường xảy ra trong lòng bàng quang.
Cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả
Mỗi giai đoạn sỏi bàng quang sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, khi sỏi phát triển có thể khiến cho người bệnh đau đớn, tiểu đau và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Sau khi thăm khám, người bệnh có thể được chỉ định uống thuốc Tây y, thực hiện phẫu thuật, điều trị bằng Đông y và các biện pháp tại nhà.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Nguyên tắc điều trị sỏi bàng quang tập trung thu nhỏ kích thước, loại bỏ sỏi. Đối với những hòn sỏi bàng quang 5mm hoặc nhỏ hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Tùy vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc với nhau.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị sỏi bàng quang là:
- Thuốc kháng sinh: Giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, chống viêm. Ngoài ra, thuốc cũng giúp điều trị các bệnh khác như bệnh bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang kẽ,…
- Thuốc tan sỏi: Kiềm hóa nước tiểu, tăng hiệu quả tán sỏi để nhanh chóng đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Thuốc giãn cơ trơn: Giúp tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu, giảm cơn co thắt bàng quang.
- Thuốc giảm đau: Sử dụng Paracetamol giúp giảm đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân mỗi khi tiểu tiện.
Bài thuốc Đông y chữa sỏi bàng quang
Theo Đông y, sỏi bàng quang hình thành do sự kết sạn của các chất trong nước tiểu gây nên. Do đó, pháp điều trị hiệu quả là việc sử dụng các loại dược liệu giúp bào mòn, tan sỏi để đào thải qua đường nước tiểu. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa sỏi bàng quang an toàn, lành tính thường được sử dụng.
Bài thuốc tứ diệp thảo thang
- Thành phần: 50gr tứ diệp thảo, 20gr búp dứa dại, 10gr lá ngải cứu, 10gr lá phèn đen.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, giã nát và cho thêm khoảng 100ml nước trộn đều, vắt lấy nước cốt. Người bệnh uống hỗn hợp tứ diệp thảo 1 lần/ngày vào sáng sớm.
Bài thuốc lục vị địa hoàng thang
- Thành phần: 20gr tứ diệp thảo, 20gr kim tiền thảo, 20gr mọc thông, 20gr thài lài tía, 12gr thục địa, 12gr bạch phục linh, 12gr hoài sơn, 12gr xa tiền tử, 12gr trạch tả, 8gr đan bì, 8gr sơn thù dù.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu sắc cùng 800ml nước, đun tới khi lượng nước còn ¼ thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc thành 2 phần uống hết trong ngày.
Phẫu thuật
Phẫu thuật, tán sỏi là phương pháp phổ biến thường được chỉ định với những hòn sỏi lớn hơn 20mm bằng các thiết bị can thiệp hiện đại.
Tán sỏi nội soi
Sử dụng thiết bị tán sỏi, kỹ thuật nội soi, siêu âm phá sỏi hoặc laser để xử lý sạch sỏi.
Mổ lấy sỏi
Khi các hòn sỏi quá lớn không thể can thiệp các thiết bị nội soi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật lấy sỏi ra bên ngoài. Dựa vào tình trạng, mức độ ảnh hưởng của sỏi đến cơ thể bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Tuy nhiên, phẫu thuật lấy sỏi vẫn tồn tại nhiều rủi ro khiến bệnh nhân nhiễm trùng. Do đó, sau khi thực hiện mổ lấy sỏi, người bệnh cần uống thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Mẹo dân gian chữa sỏi bàng quang
Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa sỏi bàng quang giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, ức chế sự phát triển của sỏi bàng quang. Phương pháp chữa sỏi từ dân gian sử dụng các loại dược liệu tự nhiên nên tương đối an toàn và lành tính cho người bệnh.
- Râu ngô: Đun nước râu ngô uống hàng ngày thay nước lọc sẽ giúp giảm các triệu chứng đau do sỏi bàng quang, màu nước tiểu trong hơn và không còn vẩn đục.
- Kim tiền thảo: Dùng một lượng kim tiền thảo vừa đủ đun với 500ml nước và sử dụng vào buổi sáng sau ăn. Kim tiền thảo có tác dụng tốt giúp loãng nước tiểu, ức chế sự hình thành sỏi bàng quang.
- Mã đề: Dùng mã đề, bòng bong khoảng 20gr và 12gr rau đắng sắc lấy nước uống hàng ngày để giúp bào mòn sỏi, chống viêm đường tiết niệu.
Phòng tránh nguy cơ mắc sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó người bệnh cần có biện pháp thích hợp để phòng ngừa bệnh lý này. Để loại bỏ các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi, người bệnh cần thực hiện theo các biện pháp dưới đây:
- Uống đủ nước: Mỗi ngày, người bệnh cần uống đủ 2 lít nước để giúp hòa tan các chất hình thành sỏi, đào thải độc tố hiệu quả.
- Không nhịn tiểu quá lâu: Đi tiểu ngay khi có cảm giác sẽ hạn chế được nguy cơ tích tụ nước tiểu, các khoáng chất tạo thành sỏi.
- Ăn nhạt, giảm muối mỗi ngày: Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ canxi có trong nước tiểu gây sỏi. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người chỉ nên sử dụng 2,3gr muối/ngày để bảo vệ sức khỏe.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, protein, và hạn chế sử dụng đường, vitamin C, đồ cay nóng, chiên xào, muối để ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi.
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao: Tăng cường vận động, hạn chế ngồi lâu một chỗ giúp phòng tránh sỏi bàng quang và có một cơ thể khỏe mạnh.
Sỏi bàng quang có thể phát triển rất nhanh về kích thước dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Do đó, những thông tin trên đây hy vọng giúp cho bạn đọc hiểu thêm về sỏi bàng quang để có phương pháp chữa trị thích hợp, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!