Bệnh phong ngứa là bệnh gì: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa hiệu quả

4.7/5 - (31 bình chọn)

Bệnh phong ngứa là bệnh lý da liễu phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Những triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh dị ứng khác và gây biến chứng phù mạch, sốc phản vệ nguy hiểm nếu không được chữa trị. Bài viết dưới đây chuyên trang xin thông tin tới bạn đọc toàn bộ kiến thức bệnh về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa dứt điểm phong ngứa.

Tìm hiểu phong ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh phong ngứa hay mề đay, mày đay là một bệnh lý viêm dưới da, bản chất là một bệnh dị ứng khiến da nổi mẩn ngứa, châm chích khó chịu. Bệnh lý này có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
Bệnh phong ngứa là bệnh lý về da thường gặp ở mọi lứa tuổi
Bệnh phong ngứa là bệnh lý về da thường gặp ở mọi lứa tuổi

Phong ngứa tiến triển theo 2 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn cấp tính: Các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù khởi phát và kéo dài trong thời gian ngắn, thường khoảng 2 – 3 tuần rồi tự biến mất. 
  • Giai đoạn mãn tính: Các triệu chứng kéo dài dai dẳng trên 6 tháng. Ở giai đoạn này nếu không tìm cách chữa trúng đích, cộng thêm việc kiêng khem giữ gìn đúng cách phong ngứa sẽ tái phát liên tục, gây nhiều khó khăn. 

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh phong ngứa không phải một căn bệnh ảnh hưởng tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, khi bệnh diễn tiến sang thể mãn tính, kéo dài dai dẳng, các nốt sẩn phù, mẩn ngứa, mày đay ngày càng lan rộng có thể gây ra một số hệ lụy trầm trọng như:

  • Thường xuyên mất ngủ do cơn ngứa ngáy gây ra dẫn tới suy kiệt cơ thể, có biểu hiện trầm cảm nhẹ.
  • Vết gãi cào sẽ khiến da bị tổn thương, nguy cơ loét, viêm da lâu ngày cao.
  • Nguy hiểm nhất bệnh có thể dẫn tới sốc phản vệ, nghẽn thở rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Do vậy, ngay sau khi phát hiện được các triệu chứng bất thường dưới da, bạn cần chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, các y bác sĩ sẽ chẩn đoán, tư vấn và đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Bệnh phong ngứa có lây không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Là một căn bệnh ngoài da nhưng bệnh phong ngứa không phải là một căn bệnh lây nhiễm từ người này sang người kia. Bệnh khởi phát chủ yếu là do thể trạng cũng như cơ địa của mỗi người. Nguyên nhân gây phong ngứa thường gặp bao gồm:

  • Di truyền: Trong gia đình nếu có bố, mẹ có tiền sử mắc bệnh phong ngứa thì nguy cơ con cái cũng mắc bệnh rất cao. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thu nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm sẽ khiến trẻ sau khi ra đời mắc bệnh phong ngứa. 
  • Bị nhiễm khuẩn: Những người mắc các bệnh về viêm gan B, bệnh về tai – mũi – họng, nội tạng… có nguy cơ bị phong ngứa rất cao. 
  • Do suy giảm chức năng gan: Gan là cơ quan quan trọng đóng vai trò tống tiễn độc tố cho cơ thể. Khi chức năng gan bị suy giảm, việc đào thảo độc tố giảm sút khiến độc tố tích tụ ngày càng nhiều mà phát ban ngứa, mẩn đỏ. 
Suy giảm chức năng gan cũng là nguyên nhân gây bệnh
Suy giảm chức năng gan cũng là nguyên nhân gây bệnh
  • Do thực phẩm: Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm gây kích ứng da cao như đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, hải sản,… cũng là nguyên nhân khiến bệnh phát triển. 
  • Tiếp xúc gần với dị nguyên gây kích ứng: Lông chó mèo, phấn hoa, mạt bụi, các hóa chất trong mỹ phẩm,… được xác định là những nguyên nhân có thể phát bệnh phong ngứa. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp này phổ biến với phụ nữ có thai, sau sinh hoặc người tuổi dậy thì do có sự thay đổi hormone khiến hệ miễn dịch suy yếu, khả năng thải độc kém mà phát ban trên da.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ kèm theo là nổi mẩn ngứa, ban đỏ bao gồm: thuốc hạ nhiệt, thuốc ngủ, thuốc xương khớp,…

Ngoài ra những người mắc các bệnh liên quan tới rối loạn miễn dịch, rối loạn cảm xúc, thần kinh,… cũng tăng nguy cơ mắc bệnh cao. 

Phong ngứa nổi mề đay và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của bệnh phong ngứa dễ bị nhầm với bệnh dị ứng thông thường khác trên da. Điều này dẫn tới việc điều trị sai cách gây nhiều khó khăn và làm chậm hiệu quả quá trình chữa bệnh. Do đó, người bệnh cần xác định chính xác triệu chứng bất thường để đi thăm khám, có biện pháp can thiệp đúng cách. 

Mẩn đỏ và ngứa ngáy liên tục là triệu chứng điển hình của bệnh phong ngứa
Mẩn đỏ và ngứa ngáy liên tục là triệu chứng điển hình của bệnh phong ngứa

Những triệu chứng điển hình của bệnh phong ngứa bao gồm:

  • Khi mới khởi phát, trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ hoặc màu hồng, màu trắng nổi li ti trên da gây cảm giác châm chích, ngứa ngáy. Các nốt này sẽ xuất hiện khắp cơ thể trong một vài ngày sau đó. 
  • Tình trạng mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu, càng cào gãi càng ngứa ngáy. 
  • Những cơn ngứa xuất hiện theo từng đợt, đặc biệt dữ dội nhất vào ban đêm và sáng sớm. 
  • Có xuất hiện mụn nước trên da hoặc da bị khô, tróc vảy.

Khi các triệu chứng phong ngứa mề đay kéo dài trên 6 tuần đồng nghĩa với việc bệnh đã chuyển sang thể mãn. Điều trị bệnh trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, người bệnh khi phát hiện sự bất thường trên da phải đi thăm khám và điều trị ngay, tránh để những hệ lụy khôn lường. 

Chẩn đoán phong ngứa như thế nào?

Khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, tùy theo thể trạng và biểu hiện lâm sàng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án chẩn đoán phù hợp. Một số phương pháp kiểm tra phong ngứa bao gồm:

  • Test lẩy da: Phương pháp này sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa một hoặc một số dị nguyên vào da sau đó so sánh, đánh giá độ tương đồng. Để tiến hành test lẩy da, người bệnh cần ngưng thuốc kháng histamine ít nhất trước 6 ngày mới có được kết quả chuẩn. 
  • Xét nghiệm Panel dị ứng: Để thực hiện phương pháp này các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người bệnh rồi tiến hành xét nghiệm. Chính vì vậy, đây là cách kiểm tra chẩn đoán bệnh có thể tìm ra 60 đến 107 dị nguyên gây bệnh. Được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị nghi ngờ dị ứng với nhiều chất hoặc chưa xác định rõ ràng nguyên nhân.
Xét nghiệm Panel dị ứng là một trong những cách chẩn đoán kiểm tra bệnh phong ngứa
Xét nghiệm Panel dị ứng là một trong những cách chẩn đoán kiểm tra bệnh phong ngứa
  • Test huyết thanh: Được áp dụng trong trường hợp người bệnh xuất hiện những dấu hiệu nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần và chưa thể xác định được nguyên nhân. Được thực hiện bằng cách lấy huyết thanh của người bệnh và tiêm lại vào dã để tìm rõ nguyên nhân gây phong ngứa. Để có kết quả tốt, người bệnh cần ngưng dùng thuốc histamine H1 ít nhất 3 ngày trước khi Test.
  • Test thử thách thuốc: Thực hiện bằng cách đưa thuốc với liều từ thấp đến cao để đánh giá sự phản ứng của cơ thể. Từ đó, giúp loại trừ trường hợp dị ứng thuốc không rõ ràng gây lo lắng cho người bệnh.

Bị phong ngứa làm sao hết? Điều trị bằng cách nào?

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh phong ngứa, thay vì lo lắng người bệnh cần lập tức tránh xa các dị nguyên có thể gây kích ứng da. Tiếp đó, nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị. Người bệnh khi bị phong ngứa được tư vấn điều trị theo các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc trị phong ngứa mề đay theo Tây y

Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tùy theo thể trạng, độ tuổi, cơ địa của mỗi người để kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc Tây được kê khi điều trị bệnh phong ngứa bao gồm:

Thuốc kháng Histamine

Là loại thuốc chống dị ứng thế hệ 1 và 2 gồm có  (Loratadin, Cetirizin…) Hay thuốc được bào chế dưới dạng xịt và nhỏ mũi  (Azelastin và Olopatadin…) Tác dụng: Giảm mẩn ngứa, châm chích, phát ban, ngăn chặn cơ thể sản xuất histamine – hoạt chất tăng nguy cơ dị ứng. 

Thuốc chống tình trạng mẫn cảm 

Đây là nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn các dị nguyên gây dị ứng. Một số loại thuốc xuất hiện trong toa đơn trị bệnh phong ngứa ở nhóm chống tình trạng mẫn cảm bao gồm: Thuốc kháng Thromboxane A2, thuốc kháng IgE, thuốc kháng Cytokine của tế bào Lympho,…

Điều trị phong ngứa theo Tây y
Điều trị phong ngứa theo Tây y

Thuốc chứa Corticoid

Nhóm thuốc chứa Corticoid có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng nhanh chóng. Thuốc được kê đơn nếu bệnh nhân bị phong ngứa đã chuyển sang mức độ vừa và nặng. Thuốc có dạng thuốc uống, dạng xịt, dạng hít hoặc dạng kem bôi,…

Chú ý: Khi sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh phong ngứa người bệnh cần hết sức lưu ý bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: hoa mắt, chóng mặt, người luôn mệt mỏi, thiếu tập trung. Khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn, tuân theo phác đồ trị liệu của bác sĩ, từ đó tránh được tác dụng phụ nguy hiểm. 

Sử dụng mẹo dân gian chữa bệnh phong ngứa dị ứng 

Khi bị phong ngứa ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giảm tình trạng da bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ, khá an toàn. Một số cách chữa phong ngứa dân gian thường được áp dụng bao gồm:

  • Giảm ngứa, châm chích da bằng lá tía tô: Lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch để loại bụi bẩn, tạp chất. Giã nát hoặc xay nhuyễn sau đó chắt lấy nước cốt để uống. Có thể tận dụng lại phần bã để đắp lên vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy. 
Áp dụng mẹo chữa phong ngứa bằng lá tía tô
Áp dụng mẹo chữa phong ngứa bằng lá tía tô
  • Mẹo dân gian sử dụng lá hẹ: Lấy một nắm lá hẹ tươi sau đó rửa sạch nhiều lần với nước. Cắt lá hẹ theo từng khúc nhỏ khoảng 3cm. Cho lá hẹ vào nồi, thêm nước sau đó đun sôi, để nguội. Lấy khăn xô sạch thấm nước lá hẹ và lau nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi phong ngứa mày đay. 
  • Bài thuốc chữa phong ngứa sử dụng lá trà xanh: Lấy khoảng 1 nắm lá trà xanh sau đó rửa sạch hết bụi bẩn. Cho vào nồi nước để nấu rồi dùng nước trà xanh để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị nổi mẩn.
  • Chườm lạnh: Để làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu, người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian chườm lạnh lên vùng da bị tổn thương. 

Bệnh phong ngứa và cách điều trị theo Đông y

Trong Đông y, bệnh phong ngứa thuộc chứng phong, do hàn nhiệt tấn công và xâm nhập vào cơ thể. Lúc này cơ thể bị nhiễm độc khiến tạng phủ suy giảm, mất cân bằng âm dương mà ban phát ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Điều trị phong ngứa trong Đông y loại bỏ căn nguyên gây bệnh đồng thời bồi bổ cơ thể giúp chống chọi lại với bệnh tật.

Bài thuốc Đông y chữa phong ngứa nổi mề đay từ gốc
Bài thuốc Đông y chữa phong ngứa nổi mề đay từ gốc

Một số bài thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo khi bị phong ngứa bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Các thảo dược gồm 12g thục địa; dây kim ngân, cỏ nhọ nồi mỗi vị 10g. Cho hỗn hợp thuốc vào ấm, thêm 750ml nước đun sôi rồi để lửa nhỏ liu riu cho tới khi thuốc cạn phân nửa. Mỗi ngày kiên trì uống 2 lần thuốc vào sáng – tối để thấy được hiệu quả.
  • Bài thuốc 2: Các thảo dược gồm kim ngân hoa, vỏ núc nác mỗi vị 12g; thêm 6g lá đơn đỏ. Đem nguyên liệu đi sắc rồi chắt lấy nước cốt sử dụng trong ngày, tránh để qua đêm.
  • Bài thuốc 3: Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc đặc trị phong ngứa, nổi mề đay độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc với sự góp mặt của các vị thuốc như: Xuyên khung, Cúc tần, Bồ công anh, Hồng hoa, Phòng phong, Ké đầu ngựa,… Các vị thuốc được gia giảm linh hoạt tùy theo độ tuổi và thể trạng bệnh của mỗi người. Tiêu ban Giải độc thang được chuyên gia đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả trong điều trị tận gốc phong ngứa và một số bệnh da liễu khác. Bài thuốc đi sâu vào bên trong cơ thể tăng cường chức năng gan, mật, giảm nhanh các triệu chứng phong ngứa gây ra. Đồng thời thảo dược giúp làm mát gan, chống dị ứng, ngăn chặn bệnh tái phát. 

Người bị phong ngứa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Ngoài việc sử dụng liệu pháp điều trị phù hợp, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học. Người bị phong ngứa nổi mề đay:

Nên bổ sung

  • Những loại thực phẩm giàu vitamin C, E, A có nhiều trong cam, chanh, cà rốt, đu đủ,…
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho da 
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3 như hạt óc chó,…
  • Tăng cường ăn rau củ quả trong bữa ăn
Người bệnh nên kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng da
Người bệnh nên kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng da

Nên kiêng

  • Những loại thức ăn, thực phẩm dễ gây kích ứng da như: hải sản, thịt bò,…
  • Kiêng đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng
  • Trong quá trình điều trị bệnh, cần hạn chế dung nạp các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều đường và muối 

Chăm sóc và ngăn chặn bệnh phong ngứa

Chăm sóc và phòng tránh bệnh phong ngứa, người bệnh cần ghi nhớ những thói quen sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ bằng cách thường xuyên tắm gội, đặc biệt sau một ngày làm việc
  • Có trang bị mũ áo, khẩu trang đầy đủ khi đi ra ngoài đường hay tiếp xúc với dị nguyên
  • Dọn dẹp không gian sống và làm việc
  • Sử dụng loại sữa tắm, kem dưỡng phù hợp với làn da của mình. 
  • Luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin xoay quanh bệnh phong ngứa. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để điều trị dứt điểm, ngăn tái phát người bệnh cần chủ động đi tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo