Bệnh Gout Có Chữa Được Không? Cách Phòng Và Điều Trị HIỆU QUẢ NHẤT

Đánh giá bài viết

Bệnh gout với các triệu chứng viêm sưng khớp ngón chân, tay với những cơn đau dữ dội ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy câu hỏi “Bệnh gout có chữa được không, phòng và điều trị như thế nào” nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Sau đây là thông tin giải đáp với sự tham vấn của chuyên gia đầu ngành.

Chuyên gia giải đáp: Bệnh gout có chữa được không?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc nam tiêu biểu năm 2020, bệnh gout hay còn gọi là thống phong thuộc phạm vi chứng Tý, hình thành do tà khí xâm nhập khiến kinh lạc bế tắc, khí huyết ngưng trệ lâu ngày. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không đảm bảo cũng dẫn đến viêm sưng khớp gút.

Bệnh gout có chữa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Bệnh gout có chữa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Với câu hỏi Bệnh gout có chữa được không, chuyên gia cho biết bệnh lý này có thể chữa được trong trường hợp phát hiện sớm, điều trị đúng cách và người bệnh duy trì chế độ kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Tuy nhiên căn bệnh này rất dễ tái phát nếu gặp điều kiện thích hợp. Chính vì vậy người bị gout cần phải theo dõi chặt chẽ, thực hiện nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, lương y trong và sau khi điều trị để kiểm soát, ngăn ngừa, phòng chống bệnh tái phát.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh gout bao gồm:

– Mức độ bệnh: Khả năng chữa khỏi gout phụ thuộc vào mức độ bệnh lý. Cụ thể trường hợp bệnh nhẹ, các ổ viêm sưng gout mới hình thành việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, nguy cơ tái phát thấp. Còn với những trường hợp mãn tính, bệnh nhân bị biến dạng khớp gout khả năng chữa khỏi hoàn toàn là không thể. Các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.

– Phương pháp điều trị: Hiện nay có rất nhiều cách chữa gout nhưng phần lớn chỉ giải quyết các triệu chứng bên ngoài, người bệnh phải dùng kéo dài trong nhiều năm thậm chí cả đời. Chỉ có thuốc đông y là điều trị tận gốc nhưng bệnh nhân phải kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định và không phải bài thuốc nào cũng cho hiệu quả tốt.  

– Sự phối hợp của người bệnh: Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định bệnh gout có chữa được không. Bởi nếu thuốc tốt đến đâu nhưng người bệnh không tuân theo sẽ không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó sự phối hợp của bệnh nhân trong việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao, sống lành mạnh trong và sau quá trình điều trị cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa gút
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa gút

Những cách điều trị gout hiệu quả hiện nay? Đâu là phương pháp tốt nhất?

Tùy theo tình trạng mỗi người mà có thể áp dụng những cách chữa gout khác nhau. Mục đích của việc điều trị là cân bằng lại nồng độ acid uric trong máu, loại bỏ triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là những phương pháp phổ biến, cho hiệu quả cao.

Cách phòng và điều trị gout tại nhà 

Cách chữa này phù hợp với người mới bị viêm sưng gout muốn kiểm soát cơn đau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến việc bùng phát các triệu chứng gout chính vì vậy điều trị thông qua việc ăn uống sẽ giảm nguy cơ viêm đau xuất hiện.

Người bệnh nên ăn: Rất nhiều thực phẩm tốt cho người bị gút, hỗ trợ điều trị bệnh phải kể đến

– Trái cây: Bưởi, dưa hấu, quả anh đào, dứa, lê, táo…

– Các loại rau củ: Súp lơ, đậu nành, nấm, cần tây, bí xanh, củ cải…

– Ngũ cốc: Lúa mạch, gạo lứt, yến mạch…

– Thực phẩm khác: bơ, trứng, phomai, dầu ăn…

Bị gout nên kiêng: Không muốn gout sưng viêm nghiêm trọng hơn, người bệnh nên tránh xa những thực phẩm :

– Nội tạng động vật: Lòng, tim, gan, não, phổi, dạ dày…

– Hải sản: Sò, ngao, cua, ghẹ, tôm…

– Thịt đỏ: Thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt vịt…

Áp dụng mẹo dân gian

Chữa gout bằng mẹo dân gian như dùng lá tía tô, lá lốt, lá trầu không, lá vối, đậu xanh được nhiều người ưa chuộng. Nhờ thành phần dinh dưỡng cùng các chất có lợi cho sức khỏe. Trường hợp bị viêm sưng gout nhẹ người bệnh có thể tham khảo thực hiện.

Mẹo chữa gout tại nhà dễ áp dụng
Mẹo chữa gout tại nhà dễ áp dụng

– Lá tía tô: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch, thêm 300ml nước đun sôi còn 1/2 lượng nước tắt bếp. Chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày.

– Lá vối: Rửa sạch 1 nắm lá vối tươi. Vò nhẹ cho vào nồi cùng 1,5 lít nước đun trong khoảng 10 phút. Dùng nước này uống trong ngày.

– Đậu xanh: Dùng khoảng 150gr ngâm với nước sạch trong 1 tiếng. Vớt ra cho vào nồi thêm nước ninh nhừ. Ăn 2 lần/ngày (không cho bất cứ gia vị nào), ăn cả nước lẫn cái.

Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Cách chữa gout từ mẹo dân gian lành tính, dễ áp dụng tại nhà và đem đến tác dụng giảm viêm sưng nhất định. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện vào đúng thời điểm khi bệnh mới khởi phát. Trường hợp bị viêm sưng gout mãn tính, hình thành hạt tophi sử dụng mẹo không cho kết quả.”

Sử dụng thuốc tây y điều trị gout

Dùng thuốc tây y để điều trị bệnh gout được người bệnh ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Bởi thuốc cho tác dụng giảm đau cấp tốc, giúp người bệnh hết đau đớn, viêm sưng khó chịu. Các thuốc thường dùng gồm:

– Thuốc giảm đau: Opioid (Codein, Oxycodone, Hydrocodone)

– Thuốc chống viêm sưng: Colchicine, Corticosteroid…

– Thuốc hạ acid uric tạm thời: Probenecid, Zyyloprim, Uloric, Pegloticase…

Tuy cho tác dụng nhanh nhưng thuốc tây y chỉ giúp giải quyết phần ngọn, dễ tái phát nếu ngừng sử dụng. Thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn.

Dùng thuốc tây y chữa gout cần lưu ý tác dụng phụ
Dùng thuốc tây y chữa gout cần lưu ý tác dụng phụ

Phẫu thuật trong điều trị gout

Gout được chỉ định mổ trong trường hợp xuất hiện bệnh nhân không đáp ứng với các cách điều trị bảo tồn, khớp bị sưng to, biến dạng, bị nhiễm trùng, chèn ép dây thần kinh…

Các phương pháp được thực hiện trong điều trị gout gồm:

– Hút dịch tophi

– Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hạt tophi

– Thay khớp

– Phẫu thuật hợp nhất khớp

Phương pháp này có tỉ lệ thành công cao song vẫn không loại trừ nguy cơ gặp rủi ro sau phẫu thuật nếu người bệnh không chăm sóc, bảo vệ đúng cách: Bị chảy nhiều máu, không kiểm soát, đau đớn, khó chịu hơn, lâu lành, nguy cơ nhiễm trùng da, tái phát tophi sau mổ…

Gout có chữa được không và đâu là cách điều trị hiệu quả nhất chắc hẳn quý độc giả đã có câu trả lời sau khi tham khảo bài viết trên. Để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, giảm nguy cơ biến chứng, biến dạng khớp, người bệnh hãy điều trị càng sớm càng tốt đồng thời có chế độ kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt nhằm phòng bệnh tái phát.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo