Xuất Tinh Ít Có Sao Không? Biện Pháp Điều Trị Tốt Nhất
Dưới áp lực của công việc, cuộc sống đi kèm với sự ô nhiễm của môi trường khiến số lượng nam giới mắc xuất tinh ít tăng mạnh. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh lý này không những làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh lý này thế nào?
Xuất tinh ít là gì?
Xuất tinh ít là tình trạng lượng tinh dịch xuất ra khi phái mạnh lên đỉnh ít hơn bình thường. Khi lượng tinh dịch giảm sút sẽ khiến số lượng tinh trùng đi xuống và chất lượng tinh trùng cũng không được đảm bảo.
Trung bình sẽ có khoảng khoảng 5 – 6ml tinh dịch xuất ra trong mỗi lần quan hệ. Tuy nhiên, ở trường hợp nam giới mắc xuất tinh ít thì lượng tinh dịch chỉ khoảng dưới 5ml. Đây là biểu hiện bất thường của chức năng sinh lý nam, cần sớm được điều can thiệp, điều trị.
Nguyên nhân gây xuất tinh ít
Quá trình sản xuất, lưu trữ và phóng tinh trải qua nhiều giai đoạn ở các bộ phận khác nhau như tinh hoàn, hai mào tinh, ống dẫn tinh… Vì vậy, có khá nhiều các nguyên nhân làm khởi phát tình trạng xuất tinh ít mà điển hình trong đó phải mắc đến:
- Tần suất xuất tinh quá nhiều: Tinh trùng mất khoảng 64 đến 72 ngày để hoàn tất một chu trình tái tạo hoàn chỉnh. Do vậy, khi nam giới quan hệ tình dục, thủ dâm quá nhiều sẽ khiến việc sản xuất tinh trùng không kịp đáp ứng từ đó gây ra hiện tượng xuất tinh ít.
- Bệnh lý nam khoa: Các bệnh lý nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, giang mai, lậu… cũng là một trong các vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh đồng thời cản trở quá trình vận chuyển tinh dịch và xuất tinh.
- Mất cân bằng nội tiết tố nam: Thiếu hụt, mất cân bằng nội tiết tố nam sẽ khiến chức năng thận, tuyến yên, tuyến tiền liệt bị suy giảm. Từ đó, hoạt động sản xuất, vận chuyển tinh trùng cũng trở nên khó khăn.
- Tuổi tác: Khả năng sinh lý của nam giới sẽ dần suy giảm theo thời gian. Đặc biệt, khi bước vào thời kỳ mãn dục, nam giới sẽ xuất hiện một số vấn đề như xuất tinh ít, giảm ham muốn…
- Môi trường: Môi trường độc hại, nhiều khói bụi, hóa chất có thể khiến chất lượng tinh trùng đi xuống và làm tăng nguy cơ vô sinh.
- Chế độ dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt dưỡng chất sẽ không đảm bảo sinh lực cho hoạt động sinh tinh. Lúc này, bên cạnh việc số lượng tinh trùng giảm sút, phái mạnh còn đối mặt với việc thể lực và hệ miễn dịch đều đi xuống.
- Một số nguyên nhân khác: Một số vấn đề khác cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xuất tinh ít bao gồm cơ thể stress, làm việc quá sức, thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật tuyến tiền liệt…
Triệu chứng của xuất tinh ra ít là gì?
Về cơ bản, các triệu chứng của xuất tinh ít khá rõ ràng và dễ nhận biết bằng mắt thường. Nhờ vậy, phái mạnh có thể sớm phát hiện, điều trị bệnh từ đó nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng sinh lý và ngăn cản các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
Một số triệu chứng điển hình của xuất tinh ít bao gồm:
- Lượng tinh dịch xuất ra ít hơn bình thường, khoảng dưới 5ml.
- Tinh dịch bị loãng, đôi khi còn xuất hiện những cục vón li ti.
- Tinh dịch có mùi hôi tanh khó chịu hoặc ngả màu vàng, xanh, nâu… bất thường.
- Phái mạnh đôi khi cảm thấy sưng, đau, rát khi xuất tinh.
- Ở một số trường hợp bị tiểu buốt, tiểu rắt hoặc nước tiểu lẫn máu và mủ.
Xuất tinh ít có sao không?
Xuất tinh ít nếu khởi phát từ nguyên nhân sinh lý sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tình trạng này hoàn toàn có thể tự khỏi nếu phái mạnh xây dựng lại được lối sống khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên, bệnh lý này ít nhiều cũng có tác động tiêu cực đến chức năng sinh lý vì vậy việc không sớm tiền hành điều trị có thể khiến nam giới đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm.
Với trường hợp, tinh trùng ít khởi phát do bệnh lý sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm hơn. Trong đó, các bệnh lý như viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, giãn tĩnh mạch thừng tinh… có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chức năng cơ quan sinh dục nam giới, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh cao.
Ngoài ra, bệnh lý này còn ảnh hưởng đến tâm lý phái mạnh, các đấng mày râu không cảm nhận được khoái cảm, sự thăng hoa khi quan hệ. Điều này dễ dẫn đến cảm giác căng thẳng, tự ti và dần hình thành suy nghĩ ngại quan hệ.
Cách chẩn đoán xuất tinh ít
Việc chẩn đoán là bước đầu tiên để bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị đúng đắn. Thông thường, phái mạnh sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như:
- Khám sàng lọc tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ cũng như hỏi người bệnh về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh tình.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ nhằm xác định về số lượng, chất lượng, khả năng di chuyển… của tinh trùng.
- Siêu âm tinh hoàn.
- Xét nghiệm nội tiết tố.
Chữa xuất tinh ít thế nào?
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của xuất tinh ít, nam giới cần chủ động kiểm tra nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể, dưới đây là các cách trị xuất tinh ít được sử dụng phổ biến hiện nay.
Cách trị bệnh tại nhà
Trị bệnh tại nhà được nhiều quý ông ưu tiên lựa chọn nhờ mang lại hiệu quả lâu dài, dễ thực hiện, tiết kiệm và kín đáo. Nhờ vậy, ngay cả khi y học hiện đại phát triển thì các mẹo trị bệnh dân gian vẫn không hề bị mai một.
Một số mẹo trị xuất tinh ít tại nhà có thể tham khảo là:
- Trứng gà và mật ong: Đập 2 quả trứng gà ra bát, đánh bông thành dạng kem rồi cho 2 – 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào khuấy đều là có thể thưởng thức. Sử dụng món ăn này mỗi ngày từ 1 – 2 lần để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
- Sử dụng vừng đen: Vừng đen đem rang chín, cán nhỏ thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng, phái mạnh pha 2 thìa cà phê vừng với 1 cốc nước ấm hoặc sữa tươi.
Lưu ý, trị xuất tinh ít tại nhà có dược lực thấp, chỉ phù hợp với trường hợp bệnh ở thể nhẹ hoặc khởi phát do nguyên nhân sinh lý yếu. Đồng thời, việc trị bệnh tại nhà đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài mới phát huy công dụng.
Điều trị Tây y
Tùy theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, các cách trị xuất tinh ít bằng Tây y thường dùng là:
- Sử dụng kháng sinh với trường hợp bệnh khởi phát do viêm nhiễm nam khoa, nhiễm khuẩn tinh dịch…
- Bổ sung nội tiết tố nam trong trường hợp phái mạnh bị mất cần bằng, suy giảm hàm lượng Testosterone.
- Bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm… giúp những trường hợp không thể thụ thai tự nhiên vẫn có thể có con.
- Phẫu thuật trong trường hợp bệnh khởi phát do giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc ống dẫn tinh… Phương pháp này tiềm ẩn một số rủi ro nhất định đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao.
Lưu ý, điều trị Tây y có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh chỉ nên thực hiện điều trị, dùng thuốc sau khi đã được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, số lượng, chất lượng tinh trùng suy giảm xuất phát chính do chứng thận hư, khí huyết không thông, can khí uất kết. Trước căn nguyên này, các vị thuốc Đông y sau khi đi vào tạng phủ sẽ tập trung bổ thận tráng dương, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết và loại bỏ các âm khí.
Một số vị thuốc Đông y được sử dụng chính trong việc điều trị xuất tinh ít bao gồm ba kích, nhục thung dung, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi… Các thảo dược này không những giúp trị bệnh tận gốc mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý, điều trị bệnh tinh trùng yếu, tinh trùng loãng, kích thích hoạt động sinh tinh và nâng cao sức khỏe toàn diện cho nam giới.
Lưu ý, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thể trạng của mỗi người và việc kết hợp, gia giảm các vị thuốc sẽ có sự khác biệt nhất định. Vì vậy, người bệnh chỉ nên bốc thuốc sau khi đã được các bác sĩ, thầy thuốc Đông y thăm khám và kê đơn.
Ăn gì kiêng gì khi bị xuất tinh ít?
Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng cũng là trong các nguyên nhân làm khởi phát xuất tinh ít. Vì vậy, để cải thiện bệnh từ sâu bên trong đồng thời ngăn cản tình trạng tái phái, phái mạnh cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Nhóm các thực phẩm nên bổ sung trong khẩu phần ăn của nam giới mắc xuất tinh ít bao gồm:
- Trứng gà với hàm lượng vitamin E và protein cao.
- Thực phẩm nhiều kẽm giúp kích thích quá trình sản sinh tinh trùng, ví dụ hàu, sò, cua, bơ, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu…
- Thực phẩm chứa nhiều protein, chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa… giúp cải thiện chất lượng tinh trùng.
- Bổ sung các loại rau xanh như rau bina, bắp cải, bông cải xanh, giá đỗ…
- Bổ sung hoa quả tươi giúp cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong đó, chuối và bơ là hai loại quả được sử dụng nhiều nhất nhờ sở hữu thành phần Enzyme Bromelain giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng hưng phấn khi quan hệ.
Nhóm các thực phẩm nên bổ sung trong khẩu phần ăn của nam giới mắc xuất tinh ít bao gồm:
- Hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
- Tránh sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị.
- Hạn chế dùng các món ăn được chế biến từ đậu nành hoặc rau răm.
- Không sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe tinh trùng như đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê…
Biện pháp nâng cao chất lượng tinh dịch
Có thể thấy, xuất tinh ít gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản cũng như tâm lý phái mạnh. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, tốt phái mạnh nên chủ động trong việc phòng ngừa bệnh lý này ngay từ đầu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng tinh dịch được khuyên dùng bao gồm:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày đặc biệt bộ phận sinh dục nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Duy trì cân nặng ổn định nhằm ngăn chặn tình trạng béo phì khiến chức năng sinh lý suy giảm.
- Quan hệ tình dục với tần suất hợp lý, khoảng 2 – 3 lần/tuần.
- Xây dựng lối sống ăn uống khoa học nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Dành thời gian cho việc tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện chức năng sinh lý, sức bền, sự dẻo dai cho phái mạnh.
- Tránh xa các môi trường sống, làm việc không đảm bảo.
- Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường về chức năng sinh lý, phái mạnh nên đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, thăm khám.
Trên đây là các thông tin chi tiết về chứng bệnh xuất tinh ít ở nam giới và các vấn đề liên quan. Hy vọng, thông qua những nội dung này giúp phái mạnh chủ động hơn trong việc phát hiện, điều trị bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!