Viêm cầu thận: “Vạch trần” dấu hiệu, nguyên nhân để chữa trị từ A đến Z [XEM NGAY]

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm cầu thận là chứng bệnh đang dần phổ biến tại nước ta. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tìm hiểu kiến thức về viêm cầu thận bệnh học sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt hơn. Cùng tham khảo bài viết sau để “bỏ túi” kiến thức hữu ích về chứng bệnh này. 

Viêm cầu thận là gì? Gồm những loại nào?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia Thận – Tiết niệu, viêm cầu thận là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cầu thận và các mạch máu xung quanh bộ phận này. Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng xảy ra nhiều nhất ở trẻ em. 

Bệnh viêm cầu thận có thể gặp ở mọi đối tượng
Bệnh viêm cầu thận có thể gặp ở mọi đối tượng

Có rất nhiều cách phân chia bệnh, điển hình như: 

  • Bệnh mỏng màng đáy cầu thận: Đây là bệnh di truyền gen trội, thể hiện rõ nhất ở biểu hiện đái máu đại thể diễn ra dai dẳng. 
  • Bệnh viêm cầu thận tổn thương tối thiểu: Loại bệnh này khá phổ biến hiện nay (chiếm hơn 80% ở trẻ em và 20% ở người lớn
  • Viêm cầu thận màng: Đây là bệnh lý kết hợp viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Trong nhiều trường hợp, bệnh cũng có thể kết hợp một số bệnh lý viêm nhiễm như viêm gan, sốt rét, lupus  ban đỏ,…
  • Viêm cầu thận ổ: Chứng bệnh này có thể nguyên phát hoặc thứ phát từ các bệnh lý khác như viêm thận ngược dòng, hội chứng Alport, lạm dụng heroin,…
  • Viêm cầu thận tiến triển nhanh: Các chuyên gia xem xét về mặt mô bệnh học, nhóm bệnh này có sự gia tăng nhanh chóng số lượng tế bào ở tiểu cầu thận. Đồng thời, quá trình xảy ra biến chứng suy thận cũng diễn ra nhanh chóng. 
  • Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn: Loại bệnh này có thể xảy ra với nhiều loại nhiễm khuẩn nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là nhiễm khuẩn nhóm D, nhiễm khuẩn Streptococcus pyogenes. Bệnh viêm cầu thận nhóm này thường xuất hiện nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da sau khoảng 10 – 14 ngày. 
  • Viêm cầu thận tăng sinh màng hay viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: Nhóm bệnh này có thể tiên phát, cũng có thể thứ phát sau khi người bệnh mắc lupus ban đỏ, viêm gan virus. 
  • Viêm cầu thận tiến triển nhanh: Đây là giai đoạn bệnh viêm cầu thận nặng, chuyển biến đến giai đoạn cuối và có nguy cơ bị suy thận cao. 

Bệnh viêm cầu thận triệu chứng ra sao?

Có khá nhiều biểu hiện bệnh viêm cầu thận khác nhau, thời gian đầu mới bị bệnh, lương y Tuấn cho hay các dấu hiệu thường không rõ ràng khiến nhiều người bỏ qua hoặc lầm tưởng với các dấu hiệu bệnh khác. Tuy nhiên, ở giai đoạn trở nặng, triệu chứng bệnh rầm rộ, tần suất dày hơn. Dưới đây, lương y chỉ ra một số triệu chứng của bệnh viêm cầu thận điển hình như: 

Chứng phù

Đây là biểu hiện điển hình nhất của người bệnh thận nói chung và bệnh viêm cầu thận nói riêng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy nặng phần mí mắt, mặt, 2 chân, tay sưng phù, phù mềm ấn thấy lõm. 

Phù nề là biểu hiện dễ thấy nhất của người bệnh viêm cầu thận
Phù nề là biểu hiện dễ thấy nhất của người bệnh viêm cầu thận

Phù thường bị nặng nhất vào buổi sáng sớm, thường gặp nhiều ở 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khi người bệnh đi đái nhiều hơn. Đối với người bệnh đã chuyển biến sang viêm cầu thận mạn, triệu chứng phù xuất hiện kín đáo hơn, người bệnh không phát hiện ra và vẫn sinh hoạt bình thường.

Cũng có trường hợp người bệnh viêm cầu thận mãn bị sưng phù toàn thân, phù rất lớn, có thể kèm theo chướng cổ, tràn dịch màng phổi hay màng tinh hoàn. 

Tăng huyết áp

Với người bệnh viêm cầu thận cấp, tình trạng tăng huyết áp diễn ra thường xuyên, cơn tăng huyết áp kịch phát kéo dài nhiều ngày liền. Người bệnh có thể gặp thêm triệu chứng hôn mê, choáng váng đầu óc, đau đầu.

Với người bệnh viêm cầu thận mạn, tình trạng tăng huyết áp không diễn ra thường xuyên lắm. Hiện tượng tăng huyết áp thường xuyên này có thể gây ra nhiều tổn thương  ở bộ phận mắt, có nguy cơ dẫn đến suy tim và tai biến,…

Thay đổi nước tiểu

Với người bệnh bị viêm cầu thận, đây là dấu hiệu quan trọng không thể bỏ qua. Trong tuần đầu của bệnh (3-4 ngày), người bệnh đi tiểu dưới 500ml/ ngày, thậm chí có trường hợp bị vô niệu kéo dài. 

Đồng thời, khi xét nghiệm nước tiểu người bệnh có protein niệu 0,5- 2g/ ngày. Lúc này, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm để biết chính xác lượng protein trong người. Nếu lượng protein trong nước tiểu càng cao thì bệnh càng nặng thêm.

Ngoài ra, nếu xét nghiệm nước tiểu còn phát hiện ra hồng cầu niệu vi thể kéo dài, trụ niệu. 

Bên cạnh các triệu chứng điển hình kể trên, bệnh viêm cầu thận còn có những dấu hiệu khác như: 

  • Người bệnh bị sốt nhẹ 37,5 – 38,5 độ C
  • Đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng thắt lưng
  • Biểu hiện đau bụng, bụng hơi chướng nhẹ, cảm giác buồn nôn,… Một số trường hợp bệnh viêm cầu thận cấp mở đầu bằng triệu chứng đau bụng cấp. 
  • Thiếu máu: Người bệnh da xanh xao, hay chóng mặt, cơ thể suy nhược do thiếu máu, niêm mạc nhợt, đau đầu,…

Nguyên nhân gây viêm cầu thận

Dưới đây, lương y Tuấn chỉ ra một số nguyên nhân gây viêm cầu thận hàng đầu. 

Có nhiều nguyên nhân gây viêm cầu thận, trong đó có lupus ban đỏ
Có nhiều nguyên nhân gây viêm cầu thận, trong đó có lupus ban đỏ
  • Người bệnh bị viêm họng hay viêm nhiễm ngoài da. Viêm nhiễm này có thể do liên cầu khuẩn tan máu beta thuộc nhóm A ở một số type gây nên viêm cầu thận cấp tính. 
  • Lupus ban đỏ:  Khi bị lupus ban đỏ hệ thống, kháng thể có trong lupus ban đỏ có thể tấn công và làm tổn thương các mô cầu thận, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận, dần dần hình thành viêm.
  • Người bệnh bị đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng, tổn thương lớn làm suy giảm chức năng thận. 
  • Người bệnh bị tăng huyết áp không kiểm soát
  • Bị xơ hóa cầu thận khu trú: Khi bị xơ hóa cầu thận khu trú, sẹo ở mô thận sẽ tác động trực tiếp đến chức năng thận và gây ra bệnh. 
  • Bị bệnh Berger: Khi mắc bệnh Berger, kháng thể IgA tích lũy ở mô thận và gây ra nhiều tổn thương khác. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh có thể khởi xướng từ nhiều nguyên nhân khác như  viêm mạch nhỏ, viêm mao mạch dị ứng, hội chứng goodpasture,…

Các biến chứng của bệnh viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận khi không phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Lương y Tuấn cảnh báo:

  • Biến chứng suy thận cấp: Khi thận mất dần chức năng lọc sẽ sản sinh ra các chất thải tích tụ trong cơ thể, lâu dần sinh ra suy thận. Khi bị tình trạng này, cơ thể người bệnh sẽ phải lọc máu thường xuyên và khẩn cấp để loại bỏ dịch thừa và các chất thải từ máu. 
  • Biến chứng suy thận mãn: Đây là hậu quả của viêm cầu thận nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Lúc này, thận đã mất chức năng hoạt động (chức năng giảm hơn 10% công suất bình thường). Người bệnh phải ghép thận hoặc chạy thận cả đời. 
  • Tăng huyết áp: Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm không thể không nhắc đến của người bị viêm cầu thận. Những tổn thương ở vị trí này kết hợp với chất độc tố tích tụ lâu trong máu sẽ khiến huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Nguy cơ mắc hội chứng thận hư: Viêm cầu thận kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của thận, đây là lý do dẫn đến chứng thận hư. 
  • Suy tim: Suy tim là một trong những hậu quả của viêm cầu thận nếu không được chữa trị kịp thời. Biến chứng này thường có các biểu hiện như khó thở, không nằm được, toát mồ hôi, thở nhanh, nông, ho và khạc ra bọt hồng,…

Kiểm tra và chẩn đoán bệnh viêm cầu thận

Khi đến thăm khám, ngoài các kiểm tra lâm sàng thông qua các dấu hiệu, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác. 

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh chính xác
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Một số kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh chính xác như: 

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy được tế bào hồng cầu, các chỉ số tổn thương từ viêm cầu thận, nồng độ creatinine, ure trong máu, protein, tế bào bạch cầu,…
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tổn thương ở thận và sự suy giảm chức năng ở bộ phận này thông qua chỉ số creatinine và ure có trong máu. 
  • Xét nghiệm hình ảnh: Thông qua chụp X quang, siêu âm, cắt lớp vi tính (CT scan),… để phát hiện tổn thương ở thận. 
  • Sinh thiết thận: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ lấy 1 mảnh mô thận để kiểm tra tình trạng của thận, nguyên nhân gây ra bệnh và các vấn đề liên quan.

Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh thích hợp cho mỗi người.

Phương pháp điều trị viêm cầu thận hiệu quả

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chữa bệnh viêm cầu thận được áp dụng. Mỗi cách chữa đều tồn tại những ưu và hạn chế nhất đinh. Việc sử dụng phương pháp điều trị nào, trong bao lâu?… còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.  Bạn nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng chữa trị.

Chữa viêm cầu  thận bằng đông y

Theo quan niệm của đông y, bệnh thận được gọi là “thủy lũng”, nằm trong chứng “cổ” thuộc tứ chứng nan y. Do đó, việc điều trị bệnh viêm cầu thận nói riêng và bệnh thân nói chung khá phức tạp. 

Đông y chữa bệnh viêm cầu thận theo các thể 
Đông y chữa bệnh viêm cầu thận theo các thể

Đông y chữa bệnh theo các thể, cụ thể:

  • Thể bệnh thận tỳ dương hư: Dùng bài thuốc gồm 8g phụ tử, trư linh, 12g bạch linh, sinh khương, bạch thược, trạch tả, xa tiền tử, mã đề mỗi loại, 16g mỗi loại gồm bạch truật, thổ phục linh, tỳ giải. Người bệnh sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày. 
  • Thể bệnh âm hư dương xung: Dùng bài thuốc gồm 15g hoài sơn, sơn thù mỗi loại, 10g đan bì, trạch tả, bạch linh mỗi loại, 12g mỗi loại gồm câu kỷ tử, cúc hoa, quy đầu, bạch thược, ngưu tất,  đan sâm, tang ký sinh, 30g thục địa và 16g xa tiền tử. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày. 

Điều trị viêm cầu thận bằng tây y

Sử dụng thuốc tây là phương pháp chữa bệnh đầu tiên hầu như ai cũng nghĩ đến. Bởi thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh chóng, sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Dựa vào tình trạng người bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE (Angiotensin)
  • Nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Điển hình như: 

  • Bị viêm cầu thận do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng do các loại vi khuẩn: Bác sĩ có thể kê kháng sinh phù hợp cho người bệnh.
  • Bị viêm cầu thận lupus hoặc viêm mạch: Thường sử dụng đơn thuốc corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch. 
  • Bị viêm cầu thận do bệnh lý thận IgA: Bổ sung dầu cá cho người bệnh.
  • Người mắc hội chứng Goodpasture: Sử dụng Plasmapheresis để loại bỏ các kháng thể từ máu bằng cách thay thế huyết tương trong máu bằng chất lỏng hoặc plasma.
  • Với người bệnh viêm cầu thận chuyển biến nặng sang suy thận cấp: Lọc máu sẽ giúp loại bỏ độc tố và chất dư thừa trong máu. Phương pháp ghép thận và chạy thận chỉ dành cho người bệnh suy thận mãn. 

Chữa viêm cầu thận bằng bài thuốc dân gian

Sử dụng bài thuốc dân gian giúp khắc phục những biểu hiện khó chịu của bệnh cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Một số bài thuốc hay đã có từ lâu như:

Chữa bệnh viêm cầu thận bằng lá nhãn

Lá nhãn có tác dụng làm chậm sự phát triển của bệnh thận, giúp cải thiện chức năng thận rõ rệt. Thêm một đặc điểm vượt trội từ loại lá này là khả năng khắc phục những biểu hiện bệnh viêm cầu thận cấp và mãn tính. Thậm chí người bệnh bị suy thận, đang chạy thận hay ghép thận cũng có thể sử dụng bài thuốc này để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu. 

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần dùng lá nhãn tự rụng chứ không hái trực tiếp trên cây. Tiếp đó, người bệnh rửa sạch lá nhãn, phơi khô,  có thể cắt nhỏ để sao vàng, hạ thổ rồi bảo quản trong lọ và sử dụng khi cần thiết. 

Bài thuốc dân gian từ rau dừa nước

Dừa nước có tính hàn, vị hơi ngọt nhẹ, vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp lợi tiểu, tiêu thũng và hỗ trợ nhuận tràng. Từ lâu, người dân mình đã biết sử dụng rau dừa nước để điều trị các triệu chứng viêm cầu thận, giúp ức chế sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, dừa nước còn là vị thuốc điều trị tốt các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, mụn nhọt hay ghẻ lở. 

Rau dừa nước là vị thuốc dân gian giúp điều trị bệnh hiệu quả
Rau dừa nước là vị thuốc dân gian giúp điều trị bệnh hiệu quả

Người bệnh dùng 100g rau dừa nước khô, rửa sạch rồi sắc cùng 500ml nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc từ rau dừa nước trên trong khoảng từ 10 – 15 ngày để thuốc phát huy hiệu quả. 

Cây bòn bọt chữa viêm cầu thận

Cây bòn bọt là vị thuốc điều trị các bệnh về thận rất hiệu quả như viêm cầu thận, phù thận hay chứng suy tim. Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi đã chỉ ra dẫn chứng sử dụng cây bòn bọt chữa khỏi cho 9/11 ca bệnh phù thận. Để điều trị viêm cầu thận bằng bài thuốc này, người bệnh chuẩn bị thân, lá ngọn cây bòn bọt (khoảng 30g) rồi cắt phơi khô, sơ chế sạch, đun cùng 150ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Khi thực hiện bài thuốc này, bệnh nhân có thể kết hợp thêm râu ngô hoặc cây dừa nước để làm tăng hiệu quả. 

Người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? để nhanh khỏi

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý cũng góp phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Lương y Tuấn khuyên nười bệnh viêm cầu thận có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng sau đây: 

Người bị viêm cầu thận nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh

 Thức ăn chứa ít protein: hoa quả có nhiều chất xơ, cháo đường,…

  • Ăn nhạt: Người bệnh thận tuyệt đối ăn nhạt, nhất là khi đang bị phù hay tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể ăn cá thay vì ăn thịt đỏ. 
  • Thực phẩm có chất bột đường: Người bệnh có thể lựa chọn 1 số loại thực phẩm như khoai sọ, bột sắn dây, mật ong, miến dong,… thay cho mì ống hay gạo
  • Bổ sung nhiều thực phẩm lợi tiểu như mướp, đậu đỏ hay bí đao…
  • Ăn chất béo không no: Một số thực phẩm nên có mặt trong bữa ăn của bệnh nhân viêm cầu thận là dầu cá, bơ, đậu nành, đậu phồng, cá hồi,…
  • Người bệnh viêm cầu thận nên uống ít nước để giảm bớt gánh nặng cho thận, giúp kiểm soát huyết áp tốt. 

Người bệnh nên kiêng ăn thực phẩm gì? 

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân cũng cần hạn chế một số nhóm thực phẩm sau để ngăn ngừa bệnh nặng thêm: 

  • Muối: Sử dụng khoảng 2-3g/ ngày để hạn chế sự tích nước, kiểm soát huyết áp tốt hơn.
  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Bệnh nhân hạn chế ăn nhóm thực phẩm này, điển hình là nội tạng động vật.
  • Thực phẩm giàu kali: cà chua, rau đậu, cam, khoai tây,…
  • Thực phẩm giàu photpho: sữa chua, kem,…
  • Cafe, thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích,…

Viêm cầu thận là chứng bệnh về thận nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, khi phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế, liên hệ chuyên gia uy tín để xử lý kịp thời. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua