Chữa viêm cầu thận hiệu quả với TOP 7+ cách tốt nhất hiện nay [XEM CHI TIẾT]

5/5 - (1 bình chọn)

Chữa viêm cầu thận đạt hiệu quả ra sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là phương pháp điều trị. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra giúp bạn những cách chữa viêm cầu thận hiệu quả nhất hiện nay. Mời theo dõi!

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm cầu thận

Nói về nguyên tắc chữa viêm cầu thận, lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho rằng ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng cơ thể khác nhau mà phác đồ điều trị đưa ra cũng khác.

Lương y Đỗ Minh Tuấn - Người kế thừa bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tuy nhiên, lương y cũng cho hay việc điều trị bệnh viêm cầu thận ở tất cả bệnh nhân đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản nhất: 

  • Người bệnh viêm cầu thận đảm bảo ăn nhạt, hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể trong 2-4 tuần đầu tiên. Sau đó, tùy theo mức độ thuyên giảm của bệnh mà thay đổi lượng muối. Bên cạnh đó, lượng nước uống mỗi ngày cũng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không uống quá nhiều, quá ít nước trong thời gian điều trị, cụ thể: 

Người bệnh viêm cầu thận bị thiểu hoặc vô niệu kèm theo tăng ure và lượng creatinin trong máu thì nên bổ sung khoảng 500 – 600 ml nước/ ngày, muối khoảng 2g/ ngày và protid 20g/ ngày. 

Bệnh nhân thiểu niệu, vô niệu có kèm theo phù, tăng huyết áp, lượng ure và creatinin trong máu không tăng thì ăn lượng muối 0,5 – 1g/ ngày, lượng protid là 40g/ ngày. 

  • Người bệnh cần được điều trị các ổ viêm ở đường mũi, họng và phần viêm ngoài da. 
  • Tất cả người bệnh đều phải được theo dõi sát sao trong quá trình chữa viêm cầu thận, đặc biệt hơn ở người bệnh cấp tính. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, nhập viện theo dõi từ 2-4 tuần. 
  • Sau khi ra viện, người bệnh phải được theo dõi ít nhất 1 năm, thường xuyên tái khám, khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nếu bệnh chuyển biến nặng. 

Cách chữa viêm cầu thận hiệu quả hiện nay

Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh viêm cầu thận được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Chữa viêm cầu thận bằng đông y

Đông y điều trị bệnh theo các thể bệnh khác nhau
Đông y điều trị bệnh theo các thể bệnh khác nhau

Với hơn 20 năm kinh nghiệm theo đuổi YHCT, lương y Tuấn cho biết đông y điều trị bệnh viêm cầu thận theo từng thể khác nhau. Khi thăm khám, thầy thuốc sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp dành cho bạn. Cụ thể:

Thể bệnh tỳ dương hư

Biểu hiện của bệnh nhân thể này là phù ít, sắc mặt kém, nhợt nhạt, xanh xao, thở gấp, tay chân run, hay đầy bụng. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy chân tay lạnh, mạch hoãn, tiểu tiện sẻn,…

  • Phép trị: ôn tỳ lợi thấp
  • Dùng bài thuốc: Thực tỳ ẩm, vị linh thang gồm: 16g bạch linh, 8g mỗi loại gồm can khương, thảo quả, hậu phác, mộc hương, phụ tử, đại phúc bì, mộc qua, quế chi (8-10g), sinh khương 3 lát, táo tàu 3 quả, 12g bạch truật, 4-12g bình lang, 12-18g trư linh, 12-20g trạch tả. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống. 

Thể bệnh thận tỳ dương hư

Biểu hiện của người mắc chứng bệnh này là phù không rõ, ít, kéo dài ở 2 mắt cá chân. người bệnh có tiêu chảy, chướng bụng, nước tiểu ít. Nhìn sắc mặt người bệnh nhợt nhạt, xanh xao, mệt mỏi, đau mỏi lưng,  sợ lạnh, mạch trầm tế. 

  • Phép trị: Ôn dương thủy lợi
  • Bài thuốc gồm các thành phần như 8g phụ tử, trư linh mỗi loại, 12g bạch linh,  sinh khương, bạch thược,  trạch tả, xa tiền tử, mã đề mỗi loại, 16g bạch truật, thổ phục linh, tỷ giải mỗi loại, nhục quế 4g. Sắc thuốc uống ngày 1 thang, dùng 3 lần. 

Thể bệnh âm hư dương xung

Biểu hiện của thể bệnh này là phù ít, đầu đau, chóng mặt, người bệnh hay đau đầu, hồi hộp, miệng và họng khô. Đồng thời, khi kiểm tra thấy chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác, người bệnh thường xuyên tăng huyết áp. 

  • Phép trị: Bình can tư âm lợi thủy
  • Dùng bài thuốc gồm 15g hoài sơn, sơn thù, 10g mỗi loại gồm đan bì, bạch linh, trạch tả, 12g mỗi loại gồm câu kỷ tử, cúc hoa, quy đầu, bạch thược, ngưu tất, đan sâm, tang ký sinh, 30g thục địa, 16g xa tiền tử. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. 

Điều trị viêm cầu thận bằng thuốc tây

Điều trị với thuốc kháng sinh 

Người bệnh viêm cầu thận được chỉ định dùng kháng sinh điều trị khi xuất hiện viêm nhiễm liên cầu. Loại thuốc sử dụng có thể là Penicillin 1.000.000IU/ ngày, uống 10 ngày (tiêm bắp hoặc sử dụng bằng đường uống). Trong một số trường hợp, người bệnh được thay thế sử dụng thuốc Erythromycin 0,2, dùng 5 viên mỗi ngày cho người lớn, hoặc thuốc Tetracylin nếu người bệnh bị dị ứng với Penicillin.

Thuốc tăng huyết áp

Người bệnh viêm cầu thận thường bị tăng huyết áp, do đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc làm giảm huyết áp để ổn định và babor tồn chức năng tạng thận. Trước khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần phải làm xét nghiệm máu và theo dõi sát sao tình trạng bởi thuốc giảm huyết áp có thể làm  thay đổi nồng độ điện giải. 

Một số loại thuốc thường dùng như:

  • Thuốc lợi tiểu Furosemid 1 – 2mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày (sử dụng bằng đường uống)
  • Thuốc Reserpin 0,02 – 0,04mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày, dùng đường uống
  • Thuốc Diazoxid 5mg/kg trọng lượng cơ thể (sử dụng bằng đường tiêm) nếu người bệnh có biến chứng
  • Nếu người bệnh có biểu hiện co giật: Sử dụng thuốc chống co giật như Diazpam (Valium, Seduxen): 0,1 – 0,2 mg/kg trọng lượng cơ thể người (sử dụng được tiêm), thuốc Magnesie sulfat 10%: 0,3ml/kg trọng lượng, dùng đường tiêm. 
Thuốc tây chữa viêm cầu thận giúp hạn chế nhanh các triệu chứng
Thuốc tây chữa viêm cầu thận giúp hạn chế nhanh các triệu chứng

Thuốc giảm cholesterol

Người bệnh viêm cầu thận nặng thường có mức cholesterol trong máu tăng cao, kéo theo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, bác sĩ cũng có thể kê thêm nhóm thuốc statin để hỗ trợ làm giảm cholesterol cho người bệnh. 

Thuốc trị thiếu máu

Một số trường hợp bệnh nhân viêm cầu thận bị thiếu máu, bác sĩ sẽ đề nghị bổ sung thêm hormone erythropoietin hoặc sắt để hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu. Phương pháp này có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. 

Thuốc điều trị triệu chứng

Triệu chứng điển hình nhất của người bệnh viêm cầu thận là phù nề, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc để: 

  • Điều trị phù phổi: Dùng thuốc Lasix liều cao (có thể đến 200mg), dùng thuốc theo đường tiêm. 
  • Điều trị phù não: Truyền glucose ưu trương hoặc manitol. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao, phòng ngừa nguy cơ tái phát. 
  • Biểu hiện suy tim: Với một số người bệnh có biểu hiện này, thuốc được sử dụng là Digoxin 0,25mg x 2 viên x 2 lần/ngày. Với đối tượng là trẻ em, người bệnh sử dụng 0,04mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày. 

Sử dụng thuốc bảo vệ xương

Người bệnh viêm cầu thận có thể đối mặt với các bệnh về xương khớp như yếu xương, nguy cơ gãy xương. Bác sĩ có thể kê canxi, vitamin D để khắc phục tình trạng trên, đồng thời trong một số trường hợp có thể dùng chất kết dính phốt phát để làm giảm lượng phốt pho trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương do sự lắng đọng canxi. 

Với người bệnh viêm cầu thận mãn tính, bệnh chuyển biến nặng, phương pháp điều trị sẽ phức tạp, chi phí tốn kém hơn rất nhiều. Ở giai đoạn này, phương pháp thường được sử dụng là ghép thận hoặc chạy thận. Nếu không thể ghép thận do sức khỏe yếu, người bệnh buộc phải chạy thận suốt đời. 

Cách chữa viêm cầu thận bằng mẹo dân gian

Với những người bệnh viêm cầu thận thể nhẹ, bệnh mới khởi phát, sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh cũng là một gợi ý hay. Từ xa xưa, bà con mình đã biết áp dụng những vị thuốc quanh vườn nhà để điều chế bài thuốc chữa viêm cầu thận hiệu quả. Đến nay, các bài thuốc này vẫn được lưu truyền và áp dụng rộng rãi, lương y Tuấn giới thiệu người bệnh một số bài thuốc sau đây: 

Cách  điều trị viêm cầu thận bằng cây bòn bọt

Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi có dẫn chứng về hiệu quả điều trị bệnh thận của cây bòn bọt, cụ thể tại Bệnh viện tỉnh Bắc Giang đã sử dụng bài thuốc từ cây này để điều trị thành công cho 9/11 trường hợp bệnh nhân phù thận. Các chuyên gia cũng nhận định cây bòn bọt là một vị thuốc quý có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thận, trong đó có viêm cầu thận. 

Cây bòn bọt có thể làm bài thuốc hay chữa viêm cầu thận
Cây bòn bọt có thể làm bài thuốc hay chữa viêm cầu thận

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh lấy 30g thân, lá ngọn của cây bòn bọt rồi đem cắt, phơi khô, sơ chế sạch. 
  • Người bệnh đem lá sắc cùng 150ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.  
  • Lưu ý, bệnh nhân có thể cho thêm râu ngô hay cây dừa nước để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

Bài thuốc dân gian chữa viêm cầu thận từ rễ cỏ tranh

Theo Đông y, rễ cỏ tranh có tính hàn, vị ngọt cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Bên cạnh đó, rễ cỏ tranh còn giúp lợi tiểu, tiêu ứ huyết, thanh nhiệt phế vị, chủ trị các chứng bệnh như tiểu ra máu, bí tiểu, chảy máu cam. Công dụng lớn nhất khi nhắc đến vị thuốc này là khả năng điều trị bệnh thận, cụ thể là viêm cầu thận. Với chứng bệnh này, rễ cỏ tranh giúp lợi tiểu, tiêu thũng và hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định. 

Cách thực hiện: 

  • Dùng 200g rễ cỏ tranh đun sắc cùng 500ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 100- 150ml thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước và sử dụng 2-3 lần mỗi ngày
  • Lưu ý dùng hết nước thuốc trong ngày, không để qua đêm, uống liên tục 1 tháng để cảm nhận sự thay đổi của cơ thể. 

Tương tự bài thuốc trên, người bệnh có thể cho thêm 10g mỗi vị  gồm mã đề, kim ngân hoa, cỏ mần trầu, kinh giới, hoàng đằng, kim anh tử, đậu đen, cam thảo nam, cho thêm 3 bát nước rồi đun cạn còn khoảng 1 bát, uống sau bữa ăn. Người bệnh dùng bài thuốc này liên tục trong 15 ngày. 

Bài thuốc điều trị viêm cầu thận với đu đủ xanh

Không chỉ là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết, đu đủ xanh còn là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng nhiều trong dân gian. Theo YHCT, đu đủ xanh có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ chống viêm, tiêu thũng và bổ tỳ. Do đó, đây là vị thuốc tốt trong điều trị các bệnh về thận, trong đó có chứng viêm cầu thận. 

Cách thực hiện:

  • Chọn 1 quả đu đủ xanh (khoảng 100g) và 1 trái dừa (khoảng 1,5kg). Đu đủ cắt bỏ 2 đầu để chảy bớt mủ, chẻ đôi bỏ hạt rồi thái từng miếng nhỏ, rửa sạch và để ráo nước. Lưu ý không cần gọt vỏ. 
  • Với dừa tươi, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, dạt bỏ phần đầu quả dừa, đổ bớt 1 phần nước dừa ra bớt rồi cho những lá đu đủ đã thái nhỏ vào bên trong quả dừa, đổ lại phần nước dừa cho đầy quả. 
  • Đun quả dừa trong khoảng 1-2 tiếng cho tới khi nước dừa cạn khoảng 1 nửa, người bệnh ăn hết phần đu đủ, thịt dừa và uống hết nước. Mỗi ngày dùng 1 lần, sử dụng liên tục từ 1- 2 tuần. 

Mỗi phương pháp chữa bệnh viêm cầu thận mà chúng tôi giới thiệu đến bạn đều có hiệu quả nhất định khi áp dụng đúng cách. Trước khi áp dụng, chuyên gia khuyên người bệnh nên thăm khám kỹ lưỡng, nhận tư vấn kỹ càng để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua