Viêm Amidan Cấp Tính: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

Đánh giá bài viết

Viêm amidan cấp tính là tình trạng nhiễm trùng tự giới hạn xảy ra ở 1 hoặc 2 bên amidan (hạch lympho nằm ở cổ họng). Bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình là sốt cao, đau họng, sưng amidan, người rét run và ớn lạnh. Bệnh lý này được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý. 

Viêm amidan cấp là tình trạng nhiễm trùng tự giới hạn xảy ra ở 1 hoặc 2 amidan
Viêm amidan cấp là tình trạng nhiễm trùng tự giới hạn xảy ra ở 1 hoặc 2 amidan

Viêm amidan cấp tính là gì?

Amidan là hạch lympho nằm ở hai bên vòm họng. Cơ quan này có chức năng sản xuất kháng thể IgG để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, nấm, vi khuẩn và các tác nhân có hại. Thực tế, amidan hoạt động mạnh nhất từ 4 – 10 tuổi và giảm dần chức năng khi trưởng thành do hệ miễn dịch đã phát triển hoàn chỉnh.

Mặc dù là cơ quan có chức năng miễn dịch nhưng amidan vẫn có thể bị viêm khi vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt vào mũi, họng. Viêm amidan có thể khởi phát cấp hoặc mãn tính và gặp nhiều ở trẻ nhỏ hơn so với người lớn. Trong đó, viêm amidan cấp là tình trạng amidan bị phù nề, sưng viêm chỉ trong một thời gian ngắn, có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên.

Tác nhân chủ yếu gây ra viêm amidan cấp là virus và vi khuẩn. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nhưng đáp ứng ứng tốt với điều trị và thuyên giảm nhanh sau 8 – 10 ngày. Nếu không được xử lý đúng cách, viêm amidan cấp có thể khiến nhiễm trùng lây lan và gây ra nhiều biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp đặc trưng bởi triệu chứng bùng phát đột ngột và ồ ạt. Các triệu chứng thường gặp của bệnh, bao gồm:

Bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt cao từ 38 - 39 độ C, người ớn lạnh, rét run và cổ họng đau rát
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt cao từ 38 – 39 độ C, người ớn lạnh, rét run và cổ họng đau rát
  • Sốt cao từ 38 – 39 độ C, cơ thể bị rét run, ớn lạnh
  • Vùng cổ họng nóng rát, khô và khó chịu – đặc biệt là khi nuốt thức ăn
  • Cổ họng đau nhiều, cơn đau có thể tăng lên khi nuốt, ho và đau nhói lên tai
  • Quan sát vòm họng nhận thấy niêm mạc amidan sưng đỏ, phù nề và đôi khi có xuất hiện bựa trắng
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ khớp và đau đầu
  • Hạch trước vùng cổ sưng, mềm
  • Đối với trẻ nhỏ, viêm amidan cấp có thể khiến trẻ bị nôn ói, bỏ bú, chán ăn và ngủ kém
  • Virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng amidan có thể khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu
  • Đôi khi gây táo bón, tiểu tiện ít và có màu đậm

Các triệu chứng của viêm amidan cấp thường bùng phát đột ngột và dễ nhận biết hơn so với viêm amidan mãn tính. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp mắc bệnh đều thuyên giảm nhanh sau 72 giờ nếu được dùng thuốc và chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính xảy ra chủ yếu do virus và vi khuẩn. Thông thường, amidan có khả năng bắt giữ, sản sinh kháng thể và tiêu diệt các tác nhân gây hại nhằm bảo vệ cơ quan hô hấp trên và dưới. Tuy nhiên khi các tác nhân nhiễm trùng tấn công ồ ạt, niêm mạc amidan có thể bị viêm sưng và phù nề.

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính thường gặp:

  • Vi khuẩn: Viêm amidan chủ yếu khởi phát do vi khuẩn – đặc biệt là liên cầu nhóm A tan huyết beta. Bệnh cũng có thể bùng phát do các chủng vi khuẩn khác nhưng tỷ lệ thấp, ít gặp.
  • Virus: Chủ yếu là Herpes simplex, Parainfluenzae, Influenzae, RSV, Rhinovirus,…

Viêm amidan cấp tính xảy ra chủ yếu do các tác nhân nhiễm trùng là virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như:

  • Trẻ em dễ mắc viêm amidan trong độ tuổi từ 4 – 10
  • Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém
  • Thở bằng miệng khi ngủ
  • Hút thuốc lá
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, điều kiện sống kém
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm
  • Thường xuyên tiếp xúc thân mật với người bị viêm đường hô hấp

Viêm amidan cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp tính là bệnh hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng bùng phát đột ngột và ồ ạt ngay sau khi tiếp xúc với virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp mắc bệnh đều đáp ứng tốt với điều trị và thuyên giảm nhanh. 

Thống kê cho thấy, có đến 75% trường hợp có thể giảm sốt sau 72 giờ và các triệu chứng đi kèm (sưng hạch cổ, đau họng, viêm niêm mạc amidan, hầu họng) cũng có thể giảm nhanh chỉ sau vài ngày.

Viêm amidan cấp có thể khiến nhiễm trùng lây lan sang những cơ quan lân cận như họng, VA, thanh quản,...
Viêm amidan cấp có thể khiến nhiễm trùng lây lan sang những cơ quan lân cận như họng, VA, thanh quản,…

Tuy nhiên ở một số trường hợp, viêm amidan cấp cần phải điều trị nghiêm ngặt để tránh các biến chứng kế cận và biến chứng xa. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Viêm amidan mãn tính: Trường hợp viêm amidan cấp không điều trị tốt bệnh sẽ dễ diễn tiến sang mãn tính, gây triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 
  • Biến chứng kế cận: Chủ yếu là viêm họng, áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm VA, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mủ hạch cổ,…
  • Biến chứng xa: Vi khuẩn gây nhiễm trùng amidan có thể di chuyển đến những cơ quan xa như nội mạc tim, cơ tim, viêm khớp,… và gây ra các biến chứng nặng nề. Trong đó phải kể đến sốt thấp khớp cấp – biến chứng nghiêm trọng gặp ở bệnh nhân bị viêm amidan cấp do liên cầu nhóm A (xảy ra vào ngày thứ 18). Biến chứng này đặc trưng bởi tình trạng viêm đa khớp, đau nhức khớp, sốt và viêm cơ tim. Nếu không xử lý sớm, bệnh nhân có thể gặp phải di chứng ở van tim.
  • Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết là biến chứng nặng nề nhất của viêm amidan cấp. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập vào mạch máu và gây nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết không được xử lý sớm có thể đe dọa đến tính mạng và để lại nhiều di chứng.

Ngoài ra, viêm amidan cấp còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoạt động ăn uống, sinh hoạt,… của bệnh nhân. Đối với trẻ nhỏ, trẻ dễ bị mất ngủ và sụt cân khi bị viêm amidan và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Do đó, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu viêm amidan cần tiến hành khám và điều trị ngay từ giai đoạn sớm.

Chẩn đoán viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp được chẩn đoán qua khám lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng.

Viêm amidan cấp tính cần được chẩn đoán trước khi can thiệp điều trị
Viêm amidan cấp tính cần được chẩn đoán trước khi can thiệp điều trị
  • Thăm khám lâm sàng: Thăm khám lâm sàng bao gồm khám triệu chứng thực thể, đánh giá và thu thập triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải (khó nuốt, đau họng, ho, sốt,…). Ngoài ra, bác sĩ có thể khai thác tiền sử cá nhân (bị viêm amidan bao nhiêu lần/ năm) để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu ở bệnh nhân viêm amidan cấp cho thấy số lượng bạch cầu đa nhân tăng.
  • Lấy bệnh phẩm: Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu lấy bệnh phẩm ở amidan để tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (nếu cần thiết).

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để phân biệt với một số bệnh lý có triệu chứng tương tự như bạch hầu, u xơ amidan, viêm loét do xoắn khuẩn, ung thư amidan,…

Cách điều trị bệnh viêm amidan cấp tính

Nguyên tắc điều trị tây y là sử dụng kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng viêm amidan. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện sức đề kháng và nâng đỡ thể trạng. Qua đó đẩy nhanh tiến độ phục hồi và hỗ trợ trong việc kiểm soát triệu chứng bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan cấp:

1. Sử dụng thuốc điều trị

Kháng sinh là thuốc điều trị chính đối với bệnh viêm amidan cấp bởi tác nhân chủ yếu gây bệnh là liên cầu nhóm A tan huyết beta. Thuốc thường được dùng liên tục trong 7 – 10 ngày kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng.

Điều trị viêm amidan cấp tính bao gồm sử dụng kháng sinh và thuốc giảm triệu chứng
Điều trị viêm amidan cấp tính bao gồm sử dụng kháng sinh và thuốc giảm triệu chứng

Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm amidan cấp tính:

  • Kháng sinh: Lựa chọn ưu tiên là dùng kháng sinh penicillin (Amoxicillin) và kháng sinh nhóm beta lactam nếu bệnh nhân chống chỉ định với penicilin. Trong trường hợp bệnh nhân quá mẫn với hai nhóm kháng sinh trên, bác sĩ có thể chỉ định Clindamycin/ Azithromycin/ Erythromycin. Nếu không có hiệu quả, cần thay thế bằng kháng sinh nhóm cephalosporin thế 1, 2.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Chủ yếu là thuốc giảm đau hạ sốt và thuốc giảm ho. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng song song với kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng hoàn toàn.

3. Các biện pháp chăm sóc

Đa phần các trường hợp bị viêm amidan cấp đều được điều trị ngoại trú. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cần áp dụng đồng thời với các biện pháp chăm sóc để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và nâng đỡ thể trạng.

Các biện pháp chăm sóc dành cho bệnh nhân bị viêm amidan cấp:

  • Uống nước ấm: Uống nước ấm có thể làm dịu niêm mạc amidan bị sưng viêm và phù nề, đồng thời cải thiện cảm giác đau rát, ho và ứ đờm ở cổ họng. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp bù chất lỏng thất thoát do nhiễm trùng.
  • Dùng thảo dược tự nhiên: Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn như gừng, nghệ, mật ong,… để hỗ trợ loại bỏ virus và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Các thảo dược tự nhiên này còn hỗ trợ giảm viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan cấp gây ra.
  • Chú ý thói quen ăn uống: Khi bị viêm amidan cấp, nên ưu tiên sử dụng các món ăn mềm, lỏng và ít gia vị. Tránh sử dụng thức ăn khô cứng, mặn, nhiều ớt, tiêu và dầu mỡ khiến niêm mạc amidan và hầu họng bị kích thích, đau rát.
  • Nghỉ ngơi: Thời gian điều trị viêm amidan cấp kéo dài từ 7 – 10 ngày. Để cơ thể nhanh phục hồi, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 3 ngày. Ngoài ra, cần chú ý ngủ đủ giấc để hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch và nâng đỡ thể trạng.
  • Uống đông trùng hạ thảo mật ong: Đây là cách cải thiện viêm amidan cấp nhanh và hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyên dùng. Mỗi lần uống 1 thìa cafe nhỏ pha nước ấm 80 độ, ngậm trong cổ họng và nuốt dần. Sự kết hợp giữa mật ong và đông trùng hạ thảo tạo thành vị thuốc quý có tính kháng sinh, kháng khuẩn, giảm đau rát cổ họng, giảm ho,… Đặc biệt, sử dụng thảo dược hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khoẻ, cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn, virus, tác nhân từ môi trường phát bệnh. 
Nên dành thời gian nghỉ ngơi để nâng đỡ thể trạng và đẩy nhanh tiến độ phục hồi
Nên dành thời gian nghỉ ngơi để nâng đỡ thể trạng và đẩy nhanh tiến độ phục hồi

Các biện pháp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong điều trị viêm amidan cấp tính. Nếu áp dụng song song với sử dụng thuốc, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát và giảm thiểu tối đa các biến chứng gặp phải.

Phòng ngừa viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp có thể tái phát nhiều lần trong năm – đặc biệt là với trẻ từ 4 – 10 tuổi. Tình trạng tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tăng nguy cơ quá phát amidan và gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ. Vì vậy sau khi điều trị, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát.

Các biện pháp phòng ngừa viêm amidan cấp tính:

  • Cân nhắc phẫu thuật cắt amidan nếu tình trạng viêm amidan tái phát từ 3 – 5 lần/ năm hoặc đã có hiện tượng quá phát, gây ngưng thở khi ngủ.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng với dung dịch sát khuẩn từ 1 – 2 lần/ ngày.
  • Tránh tiếp xúc thân mật với những người mắc bệnh viêm đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người và rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng.
  • Điều trị triệt để các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm VA, viêm thanh quản,… Ở một số trường hợp, virus và vi khuẩn gây ra các bệnh lý này có thể tấn công, trú ngụ trong amidan và gây ra hiện tượng viêm đỏ, phù nề.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm, bại liệt, ho gà,…
  • Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách giữ ấm cơ thể, sinh hoạt và ăn uống điều độ.

Viêm amidan cấp tính là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề và đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân nếu không được xử lý sớm. Do đó, nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua