Viêm amidan hốc mủ: Nhận biết và điều trị bệnh AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mãn tính xảy ra phổ biến hiện nay. Trong các khe hốc amidan chứa các hạt mủ nhỏ ti li như bã đậu, tỏa mùi hôi. Bị viêm amidan hốc mủ không chỉ gây ra những tình trạng đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
Viêm amidan hốc mủ là gì?
Amidan chính là hai khối màu hồng, có kích thước tương tự như đầu ngón tay cái. Vị trí của amidan ở chính giữa đường hô hấp và đường ăn uống. Đây chính là lý do lý giải tại sao amidan rất dễ bị viêm nhiễm đó là do thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, thức ăn.
Do cấu tạo của amidan có nhiều khe hốc nên bụi bẩn và thức ăn thừa có thể bám vào và đọng lại tại đây. Lúc này, vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh chóng và kéo dài lâu ngày không cải thiện có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm, dần dần hình thành tạo nên các khối mủ.
Tình trạng viêm amidan kéo dài trong một thời gian sẽ gây ra tình trạng viêm amidan hốc mủ. Căn bệnh này có thể xuất hiện trên mọi đối tượng, bất kể độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ. Nếu bệnh không được phát hiện và tiếp nhận điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan hốc mủ
Theo thông tin từ các chuyên gia, dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ thường bị nhiều người nhầm lẫn với với bệnh ung thư vòm họng. Điều này khiến cho việc chữa bệnh bị lệch hướng và không đạt hiệu quả điều trị. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý và nắm rõ các dấu hiệu của bệnh viêm amidan hốc mủ gồm:
- Viêm họng gây đau họng
- Tăng tiết nước bọt trong khoang miệng
- Vùng cổ và bên dưới hàm xuất hiện các hạch cứng, sưng nóng và đau đớn
- Cổ họng đau nhói, khô rát và cơn đau có thể lan đến 2 bên tai
- Có thể nhìn thấy bằng mắt thường các lớp mủ trắng, lan rộng và vòn cục đang đóng thành khối bã đậu. Trên bề mặt của amidan thường xuất hiện các chấm mủ trắng, hôi thối và vón thành kén.
Trên đây là triệu chứng nhận biết chung, bên cạnh đó tùy vào từng giai đoạn cũng như mức độ mắc bệnh mà kèm theo các dấu hiệu khác nữa như:
Viêm amidan hốc mủ cấp tính
- Tức ngực, đau ngực
- Sốt cao
- Ho có đờm
- Lưỡi trắng bẩn
- Lớp niêm mạc thành họng bị sưng to và gây chèn ép lên đường thở
- Mệt mỏi kéo dài, chán ăn, bỏ ăn, suy nhược cơ thể, kiệt sức, sụt cân rõ rệt.
Viêm amidan hốc mủ mãn tính
- Đau rát, ngứa ngáy cổ họng
- Ho khan
- Sốt nhẹ
- Hôi miệng
- Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản
- Thở khò khè, ngủ ngáy to và ngưng thở trong lúc ngủ
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ thực chất là biến chứng của bệnh viêm amidan cấp tính khi bệnh không được điều trị đúng cách hoặc trị không dứt điểm. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân nguy cơ như:
- Cấu tạo amidan: Do vị trí nằm của amidan khá nhạy cảm, nơi thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và bụi bẩn. Cùng với đó là do cấu tạo của amidan có nhiều khe hốc, rãnh chính là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý đường hô hấp. Vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong thời gian dài khiến bệnh dần diễn tiến thành viêm amidan hốc mủ.
- Do mắc các bệnh lý về tai – mũi – họng: Sự hiện hiện của các loại vi khuẩn, virus trong các bộ phận tai – mũi – họng…cũng vô tình khiến cho tổ chức cơ quan của bộ phận này bị viêm. Nguyên nhân là sự liên thông của các cơ quan, nếu vi khuẩn xâm nhập vào tai hay mũi, sau một thời gian cũng sẽ lan xuống họng và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hốc mủ.
- Do các yếu tố môi trường: Việc sinh sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất và tiềm ẩn nhiều virus, vi khuẩn trong không khí cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ khiến đường hô hấp của bạn bị nhiễm khuẩn. Khi cơ thể đã vượt ngưỡng chịu đựng, số lượng các chất có hại vượt khỏi khả năng bảo vệ của amidan thì chúng sẽ tấn công vào tổ chức này, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Do thời tiết bị thay đổi đột ngột: Vào thời tiết giao mùa, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm một cách thất thường tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển. Với những người có sức đề kháng yếu, khi tiếp xúc với thời tiết này sẽ ngay lập tức gây tổn thương amidan, dễ gây viêm họng và làm tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hốc mủ.
- Do thói quen vệ sinh răng miệng: Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, không thường xuyên sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tấn công vào khoang miệng, răng miệng và amidan trong cổ họng. Lúc này, sự phát triển nhanh chóng của ổ vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mạn tính.
- Do thói quen ăn uống không khoa học: Ăn uống không lành mạnh, thường xuyên nạp vào cơ thể thức ăn không có dưỡng chất, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản. Sử dụng rượu bia mỗi ngày, dùng nước ngọt có gas, thức uống có cồn, hút thuốc lá…có có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hốc mủ cao hơn những người bình thường.
Biến chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ
Bệnh viêm amidan hốc mủ được đánh giá không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị sớm, kéo dài quá lâu sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng. Một số biến chứng thường gặp như:
- Viêm amidan đợt cấp: Gây ra tình trạng viêm amidan đợt cấp là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm amidan hốc mủ. Tình trạng này gây ra các triệu chứng điển hình như đau rát cổ họng, đau đớn khi nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn. Kèm theo đó là sốt cao từ 38 – 40 độ C, amidan sưng tấy, nóng đỏ, phát hiện bên trong các khe hốc amidan có dịch mủ, bề mặt amidan trắng bệch.
- Biến chứng viêm khớp, viêm van tim: Do cấu tạo của vi khuẩn gây ra bệnh viêm amidan có cấu trúc khá tương tự như cấu tạo của van tim. Bởi vậy, cứ mỗi đợt viêm sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh viêm amidan. Tuy nhiên, chính những kháng thể này lại vô tình tấn công niêm mạc van tim, ảnh hưởng đến cấu trúc của khớp, gây thoái hóa khớp gối, khớp cổ tay…và làm biến đổi van tim.
- Biến chứng viêm thận: Các loại độc tố do vi khuẩn tiết ra gây bệnh viêm amidan hốc mủ khi được đưa đến thận để xử lý và bài tiết có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Bởi vậy, có rất nhiều trường hợp gây biến chứng viêm thận, lâu ngày dẫn đến suy thận trong giai đoạn mắc bệnh viêm amidan hốc mủ.
- Biến chứng viêm phổi, viêm phế quản: Trong các hốc amidan chứa nhiều dịch mủ, chúng trôi xuống cổ họng đi vào phổi gây ra tình trạng viêm phổi và viêm phế quản. Lúc này, gây ra các triệu chứng như sốt cao, khó thở, ho có đờm…Đặc biệt, nếu xảy ra với người già và trẻ em thì rất dễ biến chứng thành viêm phổi.
- Gây áp xe bao quanh amidan: Bị viêm amidan hốc mủ chính là điều kiện thuận lợi kéo theo tình trạng viêm bao amidan, điều này làm hình thành các ổ mủ xung quanh amidan, thậm chí gây áp xe quanh bao. Triệu chứng điển hình của biến chứng này gồm: sốt cao, đau họng, ho có đờm, lượng bạch cầu trong cơ thể tăng cao…Nếu biến chứng không được điều trị kịp thời có thể gây vỡ mủ bên trong khối áp xe và gây ra viêm phổi, áp xe phổi, nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Cách điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả
Các biến chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ rất nguy hiểm, có những biến chứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn đe dọa đến tính mạng của bản thân. Vì vậy, để điều trị bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm thì người bệnh cần có những biện pháp điều trị kịp thời.
Điều trị nội khoa
Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ cụ thể tùy từng trường hợp. Trong đó, điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên hàng đầu vì hiệu quả nhanh chóng và không quá tốn kém.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để chữa trị viêm amidan hốc mủ như:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng phổ biến đến 80% các trường hợp bị viêm amidan hốc mủ. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây ra sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như: nhóm kháng sinh Beta lactam (Iba mentin, Amoxicillin, Cephalosporin…), nhóm Macrolid (Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin…)
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Viêm amidan uống thuốc gì? – Nhóm thuốc này giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng viêm amidan và đồng thời giúp làm dịu các cơn đau rát bên trong cổ họng. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: Alphamostryspin 4,2mg, Prednisolone 5mg…
- Thuốc giảm ho: Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra tình trạng ho có đờm hoặc ho khan. Tùy vào dạng và mức độ ho mà bác sĩ sẽ chì định cho bạn sử dụng một số loại thuốc như: Codein, Dextromethorphan, Toplexil, Bromhexin…
- Ngoài ra, một số các loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm phù nề…cũng được bác sĩ kê đơn nếu người bệnh có những triệu chứng này.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Không được tự ý mua thuốc ở ngoài, sử dụng một cách tùy tiện hay thay đổi liều lượng thuốc khác với quy định của bác sĩ. Nếu trong quá trình điều trị nội khoa thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện ngay để có cách xử lý kịp thời.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến nhất là phẫu thuật cắt amidan. Đây là phương pháp được chỉ định thực hiện khi việc điều trị bằng phương pháp nội khoa không đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được thực hiện phương pháp này, nó chỉ dành cho những người bị viêm amidan hốc mủ tái đi tái lại nhiều lần và những người có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, suy tim, rối loạn đông máu…
Thực hiện cắt bỏ amidan là một thủ thuật rất quan trọng, có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro ngoài ý muốn như xuất huyết trong, nhiễm trùng, suy giảm sức khỏe…nếu không cân nhắc và tính toán mọi tình huống trước khi thực hiện.
Vì vậy, tốt nhất nên thăm khám bệnh nhiều lần để được chẩn đoán bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có cơ sở chỉ định điều trị sao cho hiệu và an toàn nhất.
Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng Đông y
Đông y là giải pháp chữa viêm amidan hốc mủ hiệu quả, không có nhiều rủi ro nhiều thuốc kháng sinh và phẫu thuật. Chính vì vậy, thuốc đông y cũng được đánh giá là giải pháp phù hợp với hầu hết đối tượng, nhất là với những người có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già,… Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để tránh dùng phải thuốc kém chất lượng.
Các biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ nếu xuất phát từ các nguyên nhân dị ứng thì việc bệnh tái phát nhiều lần, không dứt điểm là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, việc người bệnh cần làm đó là thực hiện các biện pháp bảo vệ ngăn chặn bệnh ngay từ đầu để giữ gìn sức khỏe, tránh các bệnh lý hay biến chứng nguy hiểm.
Một trong số các biện pháp được các chuyên gia bác sĩ khuyên thực hiện thường xuyên như:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày, súc miệng bằng nước muối loãng hay nước muối sinh lý 2 lần sáng tối để làm sạch khoang miệng và cổ họng. Đây là cách đem lại hiệu quả rất tốt vừa có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm amidan vừa giữ gìn sức khỏe răng miệng.
- Trong thời gian điều trị viêm amidan hốc mủ, người bệnh nên ăn những món mềm, lỏng, dễ nuốt. Tránh sử dụng các loại thức ăn khô, cứng để tránh gây tổn thương đến amidan, nếu nặng có thể gây xuất huyết rất nguy hiểm.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, viên uống vitamin, tránh những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, gia vị cay nóng có thể tác động tổn hại đến amidan.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít nước và ưu tiên uống nước ấm, tránh uống nước đá, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh.
- Không nên la hét hay nói quá to vì điều này có thể gây tổn thương amidan, dây thanh quản cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng.
- Vận động, tập thể dục thể thao mỗi ngày, các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay bơi lội không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
- Mỗi khi đi ra ngoài phải đeo khẩu trang và che chắn kỹ lưỡng bằng các vật dụng bảo hộ. Đặc biệt là đối với những người sống và làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, bụi bẩn.
Nhìn chung, bệnh viêm amidan hốc mủ không quá nguy hiểm và có thể khỏi hoàn toàn nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là người bệnh phải tự ý thức chủ động thăm khám khi có triệu chứng bệnh, việc chẩn đoán và chữa trị từ sớm sẽ giúp khỏi bệnh nhanh chóng, không gây biến chứng nguy hiểm.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!