Top Các Thuốc Trị VIÊM LOÉT DẠ DÀY Tốt Nhất Hiện Nay

1/5 - (1 bình chọn)

Thuốc kháng histamin H2, ức chế bơm proton (PPI), trung hòa axit,… là các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng phổ biến. Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, các loại thuốc kể trên thường được sử dụng phối hợp với kháng sinh. 

Sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng
Sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng

Các loại thuốc Tây trị viêm loét dạ dày tá tràng thông dụng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non) bị viêm, loét. Triệu chứng điển hình của bệnh là cơn đau dạ dày, nóng rát vùng thượng vị, kèm theo nôn mửa, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng,…

Nguyên nhân gây loét dạ dày thường gặp nhất là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc chống viêm, stress kéo dài và ăn uống không điều độ. Viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày nếu không được xử lý kịp thời.

Hiện tại, sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh lý này. Mục đích của phương pháp này là kiểm soát triệu chứng, bảo vệ niêm mạc và đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tái tạo ổ viêm loét. Trong trường hợp (+) với vi khuẩn Hp, mục tiêu chính của điều trị là tiêu trừ vi khuẩn và phục hồi vùng niêm mạc bị viêm loét.

Dưới đây là một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:

1. Thuốc trung hòa axit (antacid)

Thuốc trung hòa axit (antacid) là nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng phổ biến. Nhóm thuốc này còn được dùng để giảm đau dạ dày do trào ngược thực quản hoặc do sử dụng rượu bia, dùng thức ăn cay nóng, căng thẳng quá mức,…

Thông thường, dịch vị dạ dày có độ pH axit (dao động = 2). Tuy nhiên, độ axit càng cao thì tốc độ phá hủy chất nhầy và ăn mòn niêm mạc diễn ra càng nhanh chóng. Chính vì vậy, thuốc trung hòa axit được sử dụng để trung hòa ion H và tăng độ pH của dịch vị lên 3. Với cơ chế này, antacid có khả năng làm dịu cơn đau và các triệu chứng khó chịu. Đồng thời ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình ăn mòn niêm mạc của dịch vị.

Thuốc trung hòa axit là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất
Thuốc trung hòa axit là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất

Antacid được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:

  • Thuốc chống axit ion (-): Bao gồm Carbonate monosodique, Carbonate canxi,… Thuốc có khả năng trung hòa nhanh và mạnh nhưng không có khả năng đệm nên chủ yếu được sử dụng trong thời gian ngắn (1 – 2 ngày).
  • Thuốc chống axit ion (+): Bao gồm Magnesium hydroxide, Aluminum phosphate, Aluminum hydroxide,… Thuốc có tác dụng thay đổi tính axit của dịch vị và giảm nhanh các triệu chứng ở dạ dày và thực quản. Hiện tại, nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến hơn so với thuốc chống axit ion (-). Thuốc chống axit ion (+) thường được dùng sau 3 bữa ăn và dùng trước khi đi ngủ (tổng cộng 4 lần/ ngày)

Thuốc trung hòa axit tương đối an toàn ở liều điều trị và hầu như chỉ gây tác dụng phụ có mức độ nhẹ như táo bón, tiêu chảy,… Tuy nhiên, cần tránh sử dụng thuốc dài hạn vì có thể gây loãng xương, tăng magie và nhôm trong máu.

2. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (thuốc tạo màng bọc)

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Bismuth, Sucralfat, Misoprostol) được sử dụng phổ biến khi điều trị loét dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn được sử dụng để phòng ngừa loét và xuất huyết tiêu hóa khi dùng corticoid đường uống và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Thuốc có tác dụng trung hòa axit nhẹ (hiệu quả kém hơn antacid), đồng thời có khả năng kết hợp với chất nhầy (cơ quan bảo vệ niêm mạc) tạo thành lớp màng bọc vững chắc nhằm bảo vệ tế bào biểu mô khỏi tác động của dịch vị. Với cơ chế này, thuốc có khả năng bảo vệ vết loét ở dạ dày, tá tràng và ngăn ngừa vết loét tiến triển nặng.

Đặc biệt, Bismuth – một trong những loại thuốc bảo vệ niêm mạc còn có khả năng kích thích sản xuất prostaglandin và chất nhầy (các yếu tố bảo vệ niêm mạc). Ngoài tác dụng tạo màng bọc vật lý, Bismuth còn đẩy mạnh sản xuất các yếu tố bảo vệ dạ dày. Chính vì vậy, loại thuốc này thường được dùng trong trường hợp loét dạ dày tiến triển hoặc trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai
  • Suy thận nặng
  • Dị ứng, quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc

3. Thuốc kháng histamin H2 (antihistamine H2)

Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị. Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản và một số bệnh lý do tăng tiết dịch vị gây ra. Thuốc kháng histamin H2 (Ranitidin, Famotidin, Cimetidin, Ranitidin,…) có khả năng ức chế chọn lọc với histamin H2 ở tế bào viền nhằm giảm sản xuất dịch vị dạ dày.

Như đã biết, yếu tố trực tiếp gây loét dạ dày là do tăng tiết dịch vị. Dịch vị dư thừa sẽ tấn công và phá hủy chất nhầy bao bọc niêm mạc. Kết quả là khiến tế bào biểu mô bị ăn mòn, sung huyết và chuyển sang giai đoạn loét nếu không xử lý kịp thời. 

Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị 
Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị

Bằng cách ức chế tiết dịch vị, thuốc kháng histamin H2 có thể ngăn chặn hiện tượng viêm loét dạ dày tiến triển. Đồng thời làm giảm các triệu chứng do tăng tiết dịch vị như đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,…

Thuốc kháng histamin H2 có hiệu quả ức chế dịch vị không hoàn toàn và tác dụng ngắn nên ít được sử dụng hơn so với thuốc ức chế bơm proton (PPI). Tuy nhiên, nhóm thuốc này có hiệu quả tốt trong việc ức chế bài tiết axit vào ban đêm nên thường được sử dụng cho bệnh nhân bị trào ngược.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Thận trọng khi dùng dài hạn cho người cao tuổi
  • Trong thời gian sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu,…

4. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc luôn có mặt trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, cả trong trường hợp (-) hoặc (+) với vi khuẩn Hp. PPI có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị mạnh và nhanh. Cơ chế của thuốc là ức chế proton ở tế bào viền, từ đó làm giảm khả năng bơm H+ và giảm bài tiết HCl (dịch vị) đáng kể. Hiệu quả của thuốc có thể kéo dài đến 24 giờ đồng hồ nên thường chỉ sử dụng 1 lần/ ngày.

Thuốc ức chế bơm proton có khả năng ức chế bài tiết dịch vị kéo dài nhưng có hồi phục. Do đó, thuốc được chỉ định trong 4 – 8 tuần để vết loét ở dạ dày và tá tràng có thể hồi phục và tái tạo hoàn toàn. Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, PPI thường được phối hợp với kháng sinh và Bismuth.

Các loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến, bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole và Rabeprazole. Vì ức chế bài tiết dịch vị nên vi khuẩn, ký sinh trùng,… trong thức ăn không bị tiêu diệt ở dạ dày và di chuyển xuống đại tràng dẫn đến rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy và đau bụng. Để hạn chế tác dụng phụ lên đường ruột, nên chú ý bổ sung nhiều nước, rau xanh, ngũ cốc và sữa chua.

5. Kháng sinh trị loét dạ dày dương tính vi khuẩn Hp

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng (+) với vi khuẩn Hp. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng khi vô tình phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong cơ quan tiêu hóa (ngay cả khi chưa xuất hiện ổ viêm, loét). 

Hiện nay, kháng sinh được sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp thường là Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole và Tetracyclin.

Tuy nhiên, đa phần kháng sinh đều hoạt động kém ở dạ dày do tác động của dịch vị. Chính vì vậy để đảm bảo hiệu quả điều trị, kháng sinh thường được sử dụng đồng thời với các loại thuốc ức chế sản xuất dịch vị như thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Đau dạ dày âm ỉ là dấu hiệu nhiễm khuẩn HP
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp

Hp là chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao. Do đó, cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được chỉ định.

6. Thuốc ức chế thụ thể choline

Thuốc ức chế thụ thể choline là một trong những nhóm thuốc điều trị loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong trường hợp viêm đại tràng co thắt và bệnh Parkinson trong giai đoạn nhẹ. Thuốc ức chế cạnh tranh với acetylcholin – chất trung gian hóa học dẫn truyền các xung động thần kinh có mặt ở hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.

Thuốc được sử dụng nhằm giảm sự co thắt quá mức của dạ dày và tá tràng, từ đó làm hoạt động bài tiết dịch vị và cải thiện một số triệu chứng của bệnh như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng,… Thuốc ức chế choline được sử dụng phổ biến là Pirenzepine, Banthine và Probanthine.

Có thể chữa mề đay cholinergic bằng thuốc Tây y nhưng cần lưu ý tới tác dụng phụ
Thuốc ức chế thụ thể choline được sử dụng trong trường hợp dạ dày co thắt quá mức

Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp dạ dày co thắt quá mức. Những trường hợp còn lại chủ yếu được chỉ định thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Thuốc ức chế choline chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Trẻ nhỏ bị sốt cao hoặc sinh sống trong khí hậu nóng bức
  • Hẹp môn vị
  • Phì đại tiền liệt tuyến
  • Glocom góc đóng hoặc góc hẹp
  • Bệnh nhược cơ
  • Liệt ruột

Với cơ chế ức chế choline, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như mất khả năng điều tiết mắt, giãn đồng tử, khó nuốt, khô miệng, sợ ánh sáng, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hoang tưởng,…

7. Các loại thuốc khác

Ngoài ra ở một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác như:

  • Thuốc an thần (Librax, Tranxene, Valium)
  • Thuốc giảm đau chống co thắt (Nospa, Buscopan, Spasmaverine)
  • Viên uống bổ sung (Vitamin B1, B6, vitamin A, vitamin U và vitamin C)

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ, triệu chứng sẽ được kiểm soát hoàn toàn sau khi dùng thuốc, đồng thời giúp vết loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng hồi phục hoàn toàn.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây người bệnh cần phải cẩn trọng. Nếu bệnh nhân dùng sai cách có thể gặp phải những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Bên cạnh đó, thuốc Tây chỉ tập trung điều trị triệu chứng, không xử lý căn nguyên nên sau khi ngừng thuốc, bệnh vẫn có thể bị tái phát.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng có thể giảm nhanh triệu chứng và phục hồi hoàn toàn vùng niêm mạc bị viêm, loét. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về cách sử dụng, liều lượng và thời gian dùng thuốc.
  • Chú ý các biểu hiện của cơ thể trong thời gian điều trị và thông báo với bác sĩ tất cả tác dụng ngoại ý gặp phải.
  • Không tự ý kết hợp tân dược cùng với thuốc Đông y và TPCN nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng tương tác và tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc, nên tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, căng thẳng và điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho người đau dạ dày.

Trên đây là thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng phổ biến nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn về loại thuốc và liều lượng, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được chẩn đoán vì có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua