Top 8+ Thuốc Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Chuyên Gia Khuyến Cáo

Đánh giá bài viết

Sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng nào luôn là mối quan tâm của nhiều người bệnh hiện nay. Bởi viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe của người bệnh. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư. Dưới đây là top 13+ thuốc trị viêm loét dạ dày bao gồm tây y, đông y theo chuyên gia khuyến cáo. 

Top 8+ thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng an toàn, hiệu quả 

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ ở đường tiêu hóa, niêm mạc dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng thuốc tây. Bệnh kéo dài, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm. 

Sử dụng thuốc điều trị kết hợp chế độ ăn uống khoa học là giải pháp toàn diện giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng thuốc nào đặc trị viêm loét dạ dày không phải ai cũng biết. Dưới đây giới thiệu top 8+ các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả theo chuyên gia khuyến cáo. 

Thuốc trung hòa axit dạ dày trị viêm loét dạ dày

Thuốc trung hòa axit dạ dày với công dụng cân bằng nồng độ axit trong dạ dày từ đó ngăn ngừa axit tấn công, bào mòn niêm mạc. Bên cạnh đó thuốc công dụng ức chế cơ trơn dạ dày co bóp quá mức và sự phân giải pepsin. Thuốc trung hòa axit dạ dày có 2 nhóm chính, phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ kê đơn thuốc khác nhau:

  • Thuốc chống axit ion (-): Thuốc chứa Natri, Carbonate monosodique với công dụng trung hòa axit dạ dày trong thời gian ngắn, nhưng không thay đổi tính axit trong dịch vị. Do đó, hiện nay thuốc không được sử dụng phổ biến. 
  • Thuốc chống acid ion (+): Thuốc chứa thành phần Aluminum hydroxide, Aluminum phosphate cùng một số thành phần khác giúp duy trình nồng độ axit dạ dày mức ổn định và làm thay đổi tính axit trong dịch vị nên được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần sử dụng cách các loại thuốc khác khoảng 2h

Lưu ý: Sử dụng thuốc trung hòa axit dạ dày có thể gây tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, loãng xương, … 

Thuốc trị viêm loét dạ dày hành tá tràng - Maalox
Thuốc trị viêm loét dạ dày hành tá tràng – Maalox

Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – Thuốc bảo vệ niêm mạc

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp hình thành lớp màng bảo vệ dạ dày ngăn ngừa axit dạ dày tấn công. Ngoài ra thuốc cũng có công dụng trung hòa axit dạ dày từ đó cải thiện triệu chứng hiệu quả. Những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày phải kể đến như: 

  • Thuốc Sucralfate: Thuốc tác động nồng độ HCl trong dịch vị dạ dày, nhưng không ảnh hưởng đến cung lượng dạ dày, giúp phục hồi ổ viêm loét và bảo vệ niêm mạc khỏi tác động dịch vị. Bạn sử dụng 4 lần/ ngày theo chỉ định của bác sĩ, sau đó sử dụng 2 lần/ ngày để duy trì
  • Thuốc Misoprostol: Thuốc được sử dụng với trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày nặng, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Giúp tăng tiết dịch nhầy, ức chế axit dạ dày bài tiết quá mức từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,… 
  • Thuốc Bismuth: Thuốc giúp cân bằng nồng độ pH trong dạ dày <5, giúp làm lành vết loét và ngăn ngừa dịch vị  tấn công thành dạ dày, chấm dứt triệu chứng viêm loét dạ dày nhanh chóng. Ngoài ra thuốc cũng công dụng hỗ trợ thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp
Thuốc chữa viêm loét dạ dày - Sucralfate
Thuốc chữa viêm loét dạ dày – Sucralfate

Thuốc ức chế giải phóng histamin H2 điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc anti H2 với công dụng ngăn ngừa histamine trong cơ thể giải phóng, từ đó giảm hoạt động bài tiết của dịch vị dạ dày do thức ăn sử dụng chất kích thích, hay bài tiết axit dịch vị vào ban đêm trong suốt 24h. 

Ngoài ra thuốc còn có công dụng phòng ngừa chảy máu trong do viêm loét dạ dày liên quan đến căng thẳng kéo dài. Bạn sử dụng thuốc ức chế giải phóng histamin H2 như Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin và thường được sử dụng 1 lần/ ngày. Lưu ý khi sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, nổi phát ban, …

Thuốc trị loét dạ dày Ranitidin
Thuốc trị loét dạ dày Ranitidin

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc với công dụng chính là ức chế khả năng bơm H+ vào tế viên, nhờ đó ngăn ngừa axit trong dạ dày bài tiết quá mức với hiệu quả cao, thời gian kéo dài trên 24h. 

Nhờ khả năng ức chế bài viết axit trong thời gian dài này, thuốc PPI còn công dụng phối hợp với thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Bạn sử dụng một số thuốc phổ biến như Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. 

Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy đau đầu, và có nguy cơ cao loãng xương nhất là phụ nữ sau và người cao tuổi.  

Thuốc viêm loét dạ dày tá tràng Omeprazole
Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng Omeprazole

Thuốc ức chế thụ thể choline 

Với công dụng chính ức chế dây thần kinh số 10 từ đó ức chế khả năng bài tiết dịch vị dạ dày và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh lý, người bệnh được bác sĩ kê một số thuốc Pro Banthine và Banthine, Pirenzepine,.. 

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc không sử dụng với trường hợp người bệnh hẹp môn vị, tăng nhãn áp, nhược cơ,… Trong thời gian sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ như khô miệng, đánh trống ngực, không điều tiết được mắt, phát âm bị khó, loạn nhịp tim,… 

Thuốc kháng sinh – thuốc đặc trị viêm loét dạ dày

Thuốc được sử dụng với trường hợp người bệnh dương tính với vi khuẩn HP. Bạn được bác sĩ tiến hành kê đơn một số thuốc như Tetracycline, Metronidazole, Amoxicillin, Clarithromycin,… 

Vi khuẩn Hp có dễ kháng thuốc, nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng sử dụng giữa chừng, hay tự ý kết hợp sử dụng thuốc khác. Đối với trường hợp người bệnh bị kháng thuốc, được bác sĩ thay đổi phác đồ, bởi do vi khuẩn đã biến đổi về cấu trúc thích nghi với dược tính trong thuốc. 

Thuốc điều trị hỗn hợp  

Bên cạnh thuốc điều trị chính, trong thuốc kê đơn bác sĩ có thể kê một số thuốc phối hợp giúp điều trị bệnh hiệu quả như: 

  • Thuốc chống co thắt: Một số thuốc được sử dụng như Buscopan, Spasmaverine, Nospa,…với công dụng cải thiện cơn đau và chống dạ dày co thắt bất thường. Tuy nhiên không sử dụng thuốc với người bệnh bị tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, phụ nữ có thai và con bú,… 
  • Thuốc an thần: Thuốc giúp giảm căng thẳng, stress kéo dài, ngăn ngừa viêm loét dạ dày biến chứng nghiêm trọng hơn. Bạn có thể sử dụng thuốc an thần Tranxene, Librax và Valium
  • Một số loại vitamin: Bác sĩ có thể chỉ định một số vitamin A,B, c với công dụng giảm co thắt hoạt động của môn vị, hay phục hồi viêm loét dạ dày nhanh chóng 
Thuốc chống co thắt được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn 
Thuốc chống co thắt được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn

Một số thuốc đặc trị viêm loét dạ dày khác 

Bạn tham khảo một số thuốc được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng tuyệt vời như: 

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng – Thuốc dạ dày chữ P

Thuốc với thành phần chính Aluminum phosphate ngăn ngừa axit dịch vị bài tiết quá nhiều, từ đó chấm dứt triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, ngăn ngừa thành dạ dày bị bào mòn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn 

Người lớn sử dụng 1-2 gói/ lần trước khi ăn, còn trẻ em cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý, không sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh lý về thận hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bạn có thể mua thuốc tại hiệu quả thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 95.000 – 100.000 VNĐ/1 hộp gồm 26 gói. 

Thuốc điều trị đau dạ dày Yumangel

Tương tự thuốc được sử dụng phổ biến với công dụng giảm bài tiết axit trong dịch vị giảm triệu chứng hiệu quả. 

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn sử dụng 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 gói sau khi ăn 
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi cha mẹ cho sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ 

Giá tham khảo: khoảng 90.000 VNĐ./ hộp 

Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – Dạ dày Nhất Nhất

Thuốc được sử dụng với trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày cấp và mãn tính. Sử dụng thuốc 2 viên/ lần, mỗi ngày 2 lần và sử dụng trước khi ăn. Thuốc với thành phần tự nhiên đảm bảo an toàn lành tính, nhưng không sử dụng với trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú, người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

Thuốc dạ dày Nhất nhất được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn

Các loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày có thể giảm nhanh khó chịu triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tuy nhiên để mang đến hiệu quả, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua