Suy Nhược Thần Kinh: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả [ĐẦY ĐỦ NHẤT]]

5/5 - (1 bình chọn)

Suy nhược thần kinh là ám ảnh của nhiều người khi bệnh là nguyên nhân hàng đầu khiến suy nhược cơ thể, mất ngủ mãn tính, thần kinh phân liệt, trầm cảm,… cùng rất nhiều hệ lụy phía sau. Phát hiện bệnh sớm và tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để lựa chọn biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng khôn lường. 

Hiểu đúng suy nhược thần kinh là gì, có những thể bệnh nào?

Suy nhược thần kinh còn được biết tới với tên gọi khác là kiệt quệ tinh thần. Đây là một trong những căn bệnh thời đại xảy ra do rối loạn thần kinh chức năng. Cụ thể vỏ não và những trung khu dưới vỏ bị suy giảm chức năng do não bộ thường xuyên phải hoạt động quá tải, không được phục hồi kịp thời. 

Hiểu đúng suy nhược thần kinh là gì?
Hiểu đúng suy nhược thần kinh là gì?

Dựa theo triệu chứng và biểu hiện lâm sàng, suy nhược thần kinh có thể chia thành các thể bệnh như sau:

  • Thể nhược: Người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác hưng phấn, không còn ham muốn hay có cảm giác yêu thích với một sự việc nào đó.
  • Thể trung gian: Cảm xúc thay đổi thất thường, lúc buồn chán khi lại vui vẻ bình thường. Bản thân thường xuyên có những suy nghĩ mông lung, nhạy cảm, dễ nổi cáu, nhiều lo lắng, sợ hãi.
  • Thể cường: Người bệnh không thể làm chủ được những cảm xúc, hành động của bản thân. Dễ bị kích động, ức chế trước một sự việc bình thường.

Nhận biết triệu chứng suy nhược thần kinh 

Triệu chứng suy nhược thần kinh thường không quá rõ ràng, chính điều này đôi khi khiến người bệnh chủ quan. Dưới đây là những triệu chứng điển hình nhận biết bệnh sớm người bệnh cần chú ý:

Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh thường bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại tiếp được, ngủ quá ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.

Tâm trạng thay đổi: Thay đổi về tâm trạng dễ bực tức, dễ nổi cáu, cảm giác tội lỗi mặc dù không làm gì có lỗi; dễ xúc động, dễ khóc và đôi khi trầm lặng suy nghĩ mông lung, vô định.

Cô lập bản thân: Người bị suy nhược thần kinh thường có xu hướng tránh xa mọi thứ xung quanh, họ thích ở một mình, làm việc một mình. 

Người bị suy nhược thần kinh thường bị rối loạn cảm giác, tự cô lập bản thân
Người bị suy nhược thần kinh thường bị rối loạn cảm giác, tự cô lập bản thân

Rối loạn cảm giác: Với các triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt, chán nản, mệt mỏi, buồn bã… Họ rất dễ nhạy cảm và dễ bị ám thị. 

Rối loạn thực vật nội tạng: Huyết áp không ổn định khi tăng khi hạ, mạch rối loạn khi chậm khi nhanh, thân nhiệt tăng, thường xuyên tiết mồ hôi; tim hồi hộp thường xuyên đánh trống ngực, phụ nữ rối loạn thần kinh, đàn ông liệt dương,…

Đau đầu: Những cơn đau đầu dữ dội thường xuyên đến, đau nhiều ở trán, hai bên thái dương, khi chỉ đau một bên đầu. Ngoài ra, thị lực của người bệnh cũng suy giảm.

Luôn cảm thấy mình bị bệnh: Người bị suy nhược thần kinh luôn nghĩ rằng mình có bệnh nào đó. Chính những lo lắng, suy nghĩ thái quá khiến họ luôn trong tình trạng hoang mang, đầu óc quay cuồng.

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung: Khi thần kinh suy nhược, người bệnh sẽ luôn bị mất tập trung, suy nghĩ luôn mông lung, chồng chéo, những ý nghĩ vô định, càng nghĩ càng rối và căng thẳng. Lâu dần người bệnh thường khó có thể tập trung trong mọi việc dẫn tới giảm hiệu suất học tập, công việc.

Tìm hiểu nguyên nhân suy nhược thần kinh 

Theo các bác sĩ tâm lý, có rất nhiều nguyên nhân gây suy nhược thần kinh, có thể xuất phát từ chính người bệnh hoặc tác động từ các yếu tố bên ngoài. Trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây bệnh bao gồm:

Stress, căng thẳng kéo dài: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị kiệt quệ tinh thần. Cường độ làm việc cao không có thời gian nghỉ ngơi, những áp lực về con cái, kinh tế, những câu chuyện cuộc sống,… có thể gây ra tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.

Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ bị bệnh
Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ bị bệnh

Lối sống không khoa học: Bệnh thường xảy đến ở những người thường xuyên lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… Hoặc thức quá khuya, làm việc không khoa học, không dành thời gian nghỉ ngơi,…

Cú sốc tâm lý: Những sự việc đến bất ngờ đến mức vượt sức chịu đựng, bế tắc trong việc tìm phương án giải quyết, suy nghĩ nhiều khiến tinh thần kiệt quệ.

Tác động bên ngoài: Môi trường xung quanh bị ô nhiễm tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, tính chất công việc phải lao động trí óc quá mệt mỏi, thường xuyên thay đổi chỗ làm chỗ ở,… cũng được xem là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Khi bị suy nhược thần kinh, hệ thống thần kinh gặp vấn đề sẽ tác động xấu lên tim mạch cũng như toàn bộ cơ thể, chức năng tim mạch giảm sút, hoạt động kém. Lúc này người bệnh có thể gặp hiện tượng tăng tiết mồ hôi, co mạch, tăng huyết áp, khó thở, tức ngực, nhịp tim rối loạn, đau nhói vùng tim,… 

Không chỉ vậy, bệnh suy nhược thần kinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ để lại hàng loạt hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng tới cả thể chất, tinh thần, cuộc sống.

Suy nhược thần kinh và những hệ lụy khôn lường
Suy nhược thần kinh và những hệ lụy khôn lường

Bị mất ngủ trầm trọng: Người bệnh luôn có cảm giác bất an, âu lo, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, một tiếng động rất nhỏ cũng có thể khiến họ tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp.

Suy nhược cơ thể: Suy nhược thần kinh kéo dài sẽ khiến sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi cơ thể thiếu chất và dần bị suy nhược.

Mệt mỏi thường xuyên, dễ bị té ngã: Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có sức sống, hoa mắt, chóng mặt, té ngã nguy hiểm cho cả bản thân và người bên cạnh.

Tăng nguy cơ trầm cảm: Hậu quả của suy nhược thần kinh chính là tăng nguy cơ bị trầm cảm. Mức độ trầm cảm có thể nặng hoặc trung bình với các biểu hiện như: luôn buồn chán, bứt rứt, thiếu năng lượng làm việc, cảm thấy tội lỗi, bản thân vô dụng,…

Suy nhược thần kinh có thể điều trị được nếu người bệnh chỉ động thăm khám và áp dụng phương pháp phù hợp. Người bệnh lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Gợi ý cách chữa suy nhược thần kinh phổ biến nhất

Suy nhược thần kinh uống thuốc gì, chữa bằng cách nào hiệu quả? cần đặt tính an toàn lên hàng đầu. Bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa suy nhược thần kinh phổ biến dưới đây:

Thuốc uống suy nhược thần kinh theo Tây y

Suy nhược thần kinh nên uống thuốc gì? là băn khoăn của nhiều người bệnh. Một số người lựa chọn thuốc Tây y để điều trị triệu chứng. Các loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng theo kê toa của bác sĩ gồm:

  • Thuốc an thần: Là nhóm thuốc có tác dụng giúp trấn an tinh thần, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ thư giãn hệ thần kinh giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Thuốc giảm đau: Một số dẫn chất được sử dụng gồm acetaminophen và paracetamol tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên sử dụng thuốc giảm đau 
  • Các loại vitamin C: Các loại vitamin giúp tăng cường quá trình chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể, từ đó giúp sức khỏe ổn định hơn, lưu thông mạch máu não. 
Thận trọng với những hiểm họa khôn lường từ thuốc Tây
Thận trọng với những hiểm họa khôn lường từ thuốc Tây

Ngoài những loại thuốc Tây chữa suy nhược thần kinh được kê đơn, người bệnh có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng tác dụng dưỡng não, tăng lưu thông mạch máu não, hỗ trợ ổn định thần kinh như: Ginkgo biloba, Piracetam,…

*Lưu ý: Các loại thuốc Tây sử dụng trong đơn thuốc điều trị suy nhược thần kinh chủ yếu có tác dụng giảm đau đầu, an thần, cải thiện giấc ngủ giúp người bệnh cảm thấy ổn định hơn. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, gây nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc.

Chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y

Theo quan niệm Y học cổ truyền (YHCT) suy nhược thần kinh được xảy ra do can khí uất kết lâu ngày làm cho âm huyết tổn thương dẫn đến tình trạng âm hư gây chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu,… Ngoài ra khi cơ thể bị ngoại tà xâm nhập cộng thêm thể trạng yếu, cơ địa nhạy cảm khiến khí trệ, huyết ứ, tâm trí tổn thương, âm dương không điều hòa gây suy nhược thần kinh.

Y học cổ truyền điều trị bệnh theo quy tắc loại bỏ căn nguyên, dứt điểm triệu chứng, bồi bổ não bộ, tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài, nâng cao thể trạng ngăn bệnh tái phát. 

Nguyên tắc điều trị suy nhược thần kinh theo YHCT
Nguyên tắc điều trị suy nhược thần kinh theo YHCT

Trong đó các bài thuốc Đông y chữa suy nhược thần kinh thược tập trung trị bệnh theo từng nguyên nhân gây bệnh. Một số bài thuốc tiêu biểu người bệnh có thể tham khảo như:

Bài thuốc trị suy nhược thần kinh thể Can khí uất kết

Vị thuốc: Sinh khương, sài hồ, quy đầu, bạch thược, bạch linh, bạch truật mỗi vị 12g; uất kim, trần bì, thanh bì mỗi vị 8g; hoàng cầm, bạch hà, hương phụ mỗi vị 6g. Người bệnh đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống hết thuốc trong ngày.

Kết hợp châm cứu huyệt nội quan, huyệt a thị huyệt, thái xung, phong trì, tam âm giao, đởm du và bách hội. 

Trị bệnh thể Âm hư hỏa vượng

Bài thuốc uống: Cau đằng, cúc hoa, kỷ tử, trạch tả, mạch môn, sa sâm, hoài sơn mỗi vị 12g; táo nhân, đan bì, bá tử nhân, phục linh, sơn thù mỗi vị 8g. Đem thuốc sắc uống đều đặn mỗi ngày 2 lần để giảm triệu chứng bệnh. 

Châm cứu, bấm huyệt các huyệt thận du, thái kê, thần môn, tam âm giao, nội quan. 

Bài thuốc Đông y chữa suy nhược thần kinh thể Can thận âm hư

Bài thuốc uống: Hoài sơn, thỏ ty tử, ngưu tất, kỷ tử, lộc giác mỗi vị 12g; Sơn thù, táo nhân, quy bản, bá tử nhân mỗi vị 8g.

Châm cứu, bấm huyệt thận du, thái khê, a thị huyệt, thần môn và huyệt thái xung. 

Chữa suy nhược thần kinh thể Tâm tỳ hư

Bài thuốc uống: Bạch truật, hoàng kỳ, táo, đẳng sâm mỗi vị 12g; long nhãn, viễn trí, mộc hương, phục thần, quy đầu mỗi vị 6g.

Châm cứu bấm huyệt: Các huyệt tác động gồm nội quan, tỳ du, nội quan, túc tam lý, tam âm giao, thần môn.

Chữa suy nhược thần kinh bằng bài thuốc dân gian

Dân gian lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm hay giúp ổn định tinh thần, trấn an tâm lý, hỗ trợ điều trị chứng thần kinh yếu. Các bài thuốc này có ưu điểm là sử dụng thảo dược tự nhiên, cách thực hiện khá đơn giản tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc chữa suy nhược thần kinh quen thuộc:

Cây đinh lăng trị suy nhược thần kinh

Trong cây đinh lăng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, não bộ như các loại vitamin, cysteine, lysine, methionine… Sử dụng gối đinh lăng làm gối ngủ hoặc các món ăn chế biến từ đinh lăng để giảm căng thẳng, mệt mỏi, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, ổn định thần kinh.

Chữa suy nhược thần kinh không cần thuốc bằng cây đinh lăng
Chữa suy nhược thần kinh không cần thuốc bằng cây đinh lăng

Cây trinh nữ cải thiện tình trạng tâm căn suy nhược

Dân gian lưu truyền cây xấu hổ có tác dụng làm dịu thần kinh, an thần, chữa suy nhược thần kinh khá hiệu nghiệm. Đun nước trinh nữ uống vào buổi sáng và buổi tối trước ăn giúp cơ thể được cân bằng, hệ miễn dịch cải thiện, giảm các triệu chứng suy nhược thần kinh.

Tâm sen chữa suy nhược thần kinh

Tâm sen từ lâu được người dân sử dụng để điều trị mất ngủ, ngủ ngon an giấc. Bên cạnh đó, vị thuốc cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả. Uống trà tâm sen mỗi ngày giúp tinh thần sảng khoái hơn, huyết áp ổn định, tim mạch hoạt động tốt. 

Ngoài tâm sen, người bệnh cũng có thể nấu chè hạt sen long nhãn có tác dụng dưỡng tâm, giảm căng thẳng, mệt mỏi khá hiệu quả.

Lưu ý: Các phương pháp chữa suy nhược thần kinh từ các mẹo vặt dân gian thường hiệu quả mang lại không cao. Vì vậy, người bệnh chỉ nên tham khảo và coi đây là một phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe thần kinh.

Suy nhược thần kinh nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bên cạnh sử dụng bài thuốc đặc trị, người bị suy nhược thần kinh cũng nên chú trọng thực đơn ăn uống cũng như lối sống hằng ngày. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia cho người bệnh.

Người bệnh nên ăn

  • Bí đỏ: Thực phẩm bổ não, tốt cho hệ thần kinh người bệnh nên bổ sung trong thực đơn ăn uống. Các axit hữu cơ, hàm lượng muối khoáng và vitamin trong bí đỏ có tác dụng tăng tuần hoàn máu não, bổ não, chống viêm nhiễm. 
  • Các loại đậu: Trong các loại đầu chữa hàm lượng lớn vitamin nhóm A, B, D tác dụng chống oxy hóa, tăng miễn dịch, giải độc, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống suy nhược thần kinh.
  • Ngũ cốc: Bổ sung ngũ cốc mỗi ngày giúp người bệnh tăng đề kháng, kích thích lưu thông tuần hoàn máu.
  • Hải sản: Hàm lượng Omega 3 có trong hải sản được các chuyên gia đánh giá rất tốt cho người bị căng thẳng, thần kinh yếu. Ngoài ra, bổ sung hải sản khoa học còn giúp người bệnh tăng cường trí nhớ, tăng sức khỏe, chống lại bệnh tật. 
  • Uống sữa: Hàm lượng Protein có trong sữa tác dụng điều hòa huyết áp, ổn định tim mạch, tái tạo năng lượng, giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy nhược thần kinh
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy nhược thần kinh

Thực phẩm nên kiêng

  • Chất kích thích: Rượu bia, ma túy, thuốc lá, cà phê,… chính là khắc tinh của người bị suy nhược thần kinh. 
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đây là thức ăn sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng lên, ngoài ra hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, khó tiêu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, sức khỏe thần kinh.

Thay đổi thói quen phòng ngừa suy nhược thần kinh

Bên cạnh đó, người bị suy nhược thần kinh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt để rút ngắn thời gian trị bệnh, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát.

  • Nên cân bằng cuộc sống, dành thời gian nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc căng thẳng
  • Suy nghĩ tích cực, nên chia sẻ những vấn đề gặp phải với bạn bè, người thân
  • Luyện tập thể thao thường xuyên, giữ cho cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần
  • Lên danh sách những công việc cần thực hiện để không bị chồng chéo, căng thẳng quá mức.
  • Không nên thức quá khuya, làm việc muộn, mỗi ngày ngủ đủ ít nhất 6 tiếng
  • Không lạm dụng thiết bị điện tử quá nhiều, sóng điện từ sẽ khiến não bộ bị căng thẳng, tuần hoàn máu não không lưu thông.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Chữa suy nhược thần kinh ở đâu tốt?

Khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh nhất định phải tìm tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn, điều trị bằng phương pháp phù hợp. Dưới đây là gợi ý 1 số địa chỉ khám chữa suy nhược thần kinh nổi tiếng người bệnh có thể tham khảo:

Viện sức khỏe Tâm thần tại bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh viện sức khỏe Tâm thần trực thuộc bệnh viện Bạch Mai là gợi ý đầu tiên cho người bệnh về địa chỉ khám chữa suy nhược thần kinh.Tại đây người bệnh sẽ được chẩn đoán bệnh bằng các kỹ thuật điện não đồ hiện đại. 

Bệnh viện trang bị đầy đủ hệ thống phòng chức năng chuyên môn, phòng trị liệu tâm lý. Tiếp nhận điều trị là đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao. 

Chữa suy nhược thần kinh tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị số 1 trong khám chữa bệnh bằng YHCT. Trung tâm sở hữu dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, giúp người bệnh tối ưu thời gian, chi phí. 

Khám chữa suy nhược thần kinh hiệu quả tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Khám chữa suy nhược thần kinh hiệu quả tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Phác đồ điều trị suy nhược thần kinh tại Trung tâm kết hợp bài thuốc uống thảo dược cùng trị liệu YHCT giúp gia tăng hiệu quả gấp nhiều lần. Đặc biệt Trung tâm ứng dụng kỹ thuật bào chế thuốc hiện đại. Người bệnh có thể dùng và bảo quản thuốc dễ dạng theo chế phẩm: sắc sẵn đóng gói, cao viên hoàn, cao tinh chất. 

Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp đón bệnh nhân tất cả các ngày trong tuần, dịch vụ khám Online, gửi thuốc về tận nhà tiện lợi. 

Khoa Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Lão khoa Trung ương 

Là bệnh viện lớn thuộc tuyến trung ương, khoa sức khỏe tâm thần tại bệnh viện Lão khoa Trung ương được đánh giá cao là địa chỉ khám chữa bệnh suy nhược thần kinh. 

Bệnh viện được xây dựng khang trang, rộng rãi; trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đặc biệt là được trang bị máy móc trong vật lý trị liệu. Tuy nhiên do thuộc bệnh viện tuyến đầu nên người bệnh thường phải chờ đợi mệt mỏi.

Trên đây là những thông tin về hội chứng suy nhược thần kinh cùng một số phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng phổ biến. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua