Nổi mề đay ở mặt: Tìm đúng nguyên nhân, loại bỏ bệnh tận gốc

4.4/5 - (25 bình chọn)

Nổi mề đay ở mặt là bệnh lý da liễu phổ biến mà ai cũng dễ bị mắc phải. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát vô cùng khó chịu. Là bệnh lý thông thường nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến phức tạp ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Do vậy để tránh hậu quả nghiêm trọng, người bệnh cần hiểu đúng về bệnh để tìm ra cách trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở mặt

Triệu chứng nổi mề đay đặc trưng ở mặt là tổn thương da, nổi mẩn đỏ lan rộng trên khắp vùng má. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết dị ứng nổi mề đay trên mặt:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
  • Xuất hiện các vùng sẩn ngứa, có thể nhanh chóng lan rộng và hình dáng không đồng đều.
  • Có thể tổn thương da bằng phẳng, đỏ ửng hoặc xuất hiện ranh giới rõ ràng với các vùng khác.
  • Bị nổi mề đay trên mặt gây cảm giác khó chịu, châm chích.
  • Nếu ở diễn biến nặng, mặt có thể bị sưng phù, biến dạng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
  • Ngoài ở mặt thì mề đay còn rất dễ xuất hiện triệu chứng ở môi, cổ, lưng….
Biểu hiện đặc trưng của nồi mề đay là mẩn đỏ thành vùng
Biểu hiện đặc trưng của nồi mề đay là mẩn đỏ thành vùng

Tùy vào thể trạng cơ thể mà mề đay có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Có những trường hợp khởi phát bệnh chậm, mề đay chỉ nổi ở một vùng da nhỏ và không tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bạn nên nhận thấy được sự khác biệt của cơ thể để có phương án điều trị sớm nhất. 

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay trên mặt

Mề đay là tình trạng bệnh lý nổi nhiều nốt mẩn đỏ hoặc các mảng da đột ngột chuyển sang đỏ. Tình trạng này khá phổ biến, do phản ứng tự nhiên của cơ thể với một số chất lạ gây dị ứng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến nổi mề đay ở vùng da mặt. 

  • Dùng mỹ phẩm không phù hợp 

Các bạn nữ thường thử và sử dụng nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Do đặc tính da mặt mỏng và dễ bị tổn thương nên tiếp xúc với mỹ phẩm không phù hợp hoặc có thành phần không an toàn dễ gây hiện tượng kích ứng da, nổi mẩn đỏ, sưng ngứa… Nổi mề đay ngứa ở mặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn khiến bạn mất tự tin khi gặp mọi người xung quanh. 

Dùng mỹ phẩm không phù hợp là một trong những nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay
Dùng mỹ phẩm không phù hợp là một trong những nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay
  • Do côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn trên mặt cũng rất dễ gây ra nổi mề đay. Đây là nguyên nhân rất phổ biến và nhiều người gặp phải. Da mặt nhạy cảm khi bị các loại muỗi, ong, bươm bướm… đốt sẽ ngay lập tức thành các vùng đỏ, nổi mẩn tạo cảm giác ngứa. Nếu bệnh nhân gãi sẽ gây tổn thương da và nốt đỏ sẽ nhanh chóng lan rộng ra hơn. 

  • Do thay đổi thời tiết 

Có một nguyên nhân nữa khiến nổi mề đay là thời tiết thay đổi nhanh chóng, đột ngột. Nếu da mặt không tiếp xúc với chất gì mà lại nổi mẩn, bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân do thời tiết. Trời đang nóng chuyển sang lạnh đột ngột khiến làn da không kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. 

  • Do giới tính, tuổi tác 

Các chuyên gia y tế cho rằng, nổi mề đay thường mắc phải ở nữ giới hơn nam giới và ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có tiền sử các bệnh dị ứng thì dễ bị nổi mề đay ngứa ở mặt hơn người bình thường. 

Ngoài ra, bị nổi mề đay trên mặt có thể do dị ứng với hải sản, sức đề kháng kém, do gen di truyền, các vi khuẩn có hại xâm nhập…

Dị ứng nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không?

Mề đay là tình trạng lớp biểu bì da bên dưới bị viêm, các mao mạch phản ứng gây ra triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phát ban, da mặt sưng phù. Có những bệnh nhân bị nặng sưng mắt, môi và phát ban dày đặc ở trên da mặt. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng này sẽ tạo cảm giác vô cùng khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 

Đặc biệt, ở những trường hợp đặc biệt phức tạp, nổi mề đay rất nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng như sau:

  • Bội nhiễm do bệnh nhân cào, gãi để giảm cảm giác ngứa, khó chịu. Khi xuất hiện bội nhiễm, da bị tổn thương nghiêm trọng, dễ để lại sẹo và có nguy cơ nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
  • Viêm kết mạc dị ứng khi tình trạng mề đay xuất hiện xung quanh vùng mắt sẽ bị kích thích và gây ra biến chứng này. Viêm kết mạc là một dạng của đau mắt đỏ gây cộm, vướng, trào nước mắt và giảm thị lực.
Nổi mề đay nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm
Nổi mề đay nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm
  • Dị ứng nổi mề đay trên mặt không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tổn thương da mặt cần thời gian hồi phục rất lâu.
  • Ở những diễn biến phức tạp, bệnh này cũng tiềm ẩn những biểu hiện như sốc phản vệ, khó thở, phù mạch…. Nếu gặp phải triệu chứng mề đay kèm theo khó thở, mệt mỏi, bạn phải nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. 

Do đó, nếu thường xuyên bị nổi mề đay và tái phát liên tục thì bạn nên chủ động đi thăm khám sớm để chữa dứt điểm. Việc điều trị bệnh mề đay hoàn toàn có thể sử dụng các thuốc dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. 

Các cách trị nổi mề đay trên mặt an toàn

Với sự tiến bộ của y học, người bệnh có nhiều sự lựa chọn phương pháp điều trị. Tuy nhiên, dù với phương pháp nào, bạn cũng nên cân nhắc tính hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị nổi mề đay ở mặt

Khi đến bệnh viện, tùy thuộc vào tình trạng và diễn biến bệnh mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán khác nhau. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ, bạn sẽ được kê đơn về nhà uống thuốc và bôi bên ngoài da mặt. Một số loại thuốc kháng histamin có tác dụng kiểm soát, ngăn chặn mày đay lây lan sang các vùng da xung quanh. 

Một số loại thuốc Tây y thường sử dụng để điều trị mề đay:

  • Nước muối sinh lý Natri Clorid có tác dụng làm mát da, dịu nhẹ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamine H1 được ưu tiên đặc trị mề đay, mẩn ngứa. Thuốc được bào chế dưới dạng uống và rất dễ gây kích ứng. 
  • Thuốc bôi chứa corticoid là một loại hoạt chất chống viêm và chống dị ứng mạnh. Do đó, chỉ ở những diễn biến nặng bác sĩ mới kê đơn sử dụng loại thuốc này. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định khi tất cả các loại thuốc nêu trên đều không có tác dụng thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như: Tacrolimus, Mycophenolate và Cycylosprorine.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh phải tuân thủ đầy đủ và đúng những hướng dẫn của bác sĩ. Tự ý mua thuốc bên ngoài không theo chỉ định sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn. 

Dùng các biện pháp dân gian chữa mề đay

Nếu bị nổi mề đay ở mặt do thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do côn trùng cắn thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để ức chế cơn ngứa nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng các phương pháp dân gian sẽ rất lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại thuốc dân gian có thể chữa mề đay như lô hội, rễ cam thảo, lá khế… Cách sử dụng chi tiết như sau:

Chữa mề đay mẩn ngứa da mặt bằng lá lô hội

Lô hội là loại cây rất mát và giảm ngứa vô cùng hiệu quả. Cách áp dụng lá lô hội như sau:

  • Bạn lấy lá lô hội bỏ vỏ và rửa sạch (lưu ý là gọt sạch vỏ, nếu không sẽ tạo cảm giác ngứa hơn).
  • Bạn đem phần lô hội đã rửa sạch đem xay nhuyễn và đắp trực tiếp lên mặt.
  • Phương pháp này không chỉ giúp điều trị mề đay mà còn cho một làn da mịn màng, tươi sáng hơn.
Dùng các phương pháp dân gian chữa mề đay hiệu quả và an toàn
Dùng các phương pháp dân gian chữa mề đay hiệu quả và an toàn

Chữa mày đay bằng rễ cam thảo

Đây là vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong các bài thuốc Đông y và là thảo dược dân gian quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Cách sử dụng cam thảo như sau:

  • Rễ cam thảo bạn rửa sạch
  • Cho vào nồi đun sôi để nguội
  • Lấy nước uống hàng ngày

Cam thảo rất lành tính và tốt cho sức khỏe nên bạn có thể sử dụng thay nước lọc hàng ngày để đạt hiệu quả nhanh hơn. 

Chữa bằng lá khế

  • Bạn ngắt một nắm lá khế tươi, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi lấy nước để rửa mặt.
  • Đợi nước nguội, bạn nhẹ nhàng rửa mặt và massage những vùng bị dị ứng nổi mề đay trên mặt. Tinh chất từ lá khế thẩm thấu vào sâu trong da và ức chế cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Phương pháp này hoàn toàn tự nhiên, không độc hại nên bạn có thể áp dụng 2-3 lần/ tuần cho đến khi bệnh lý dứt điểm hoàn toàn.

Chữa nổi mề đay trên mặt bằng thuốc Đông y

Bên cạnh 2 phương pháp trên thì chữa bệnh nổi mề đay ở mặt bằng thuốc Đông y đang được nhiều người tin dùng. Đông y được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh tận gốc và không tái phát lại. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chuyên đặc trị chữa mề đay ở mặt:

Bài thuốc 1: Bạn sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang với các nguyên liệu có  tỷ lệ như sau:

  • Độc hoạt, tế tân, tất bát, nam hoàng bé, cam thảo, liên kiều: 12g
  • Quế nhục: 8g
  • Thiên niên kiện: 10g
  • Kinh giới, xưng bồ, thương nhĩ tử: 16g 

Bài thuốc 2: Bạn sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang với các nguyên liệu có tỷ lệ như sau:

  • Kinh giới, phòng phong, cam thảo, thuyền thoái: 6g
  • Bèo cái, lá đơn, ngưu bàng, kim ngân hoa, đại thanh diệp, đạn bì, liên kiều, sinh địa, lá đơn: 10g

Xây dựng chế độ chăm sóc da mặt hợp lý

Da mặt là vùng da mỏng và nhạy cảm cao nhất trên cơ thể. Để giảm diễn biến phức tạp khi nổi mề đay trên mặt, bạn cần có một chế độ chăm sóc da hợp lý để bảo vệ và hạn chế da bị tổn thương. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc da cho người bị nổi mề đay:

  • Luôn giữ da sạch sẽ, vệ sinh da 2 lần/ngày bằng các loại sản phẩm dịu nhẹ, an toàn cho da và có độ pH cân bằng.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên, tránh tình trạng để da thô ráp. Bạn nên sử dụng các loại mỹ phẩm được bào chế từ thiên nhiên, không chứa các chất bảo quản và dầu khoáng. 
  • Nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày, tránh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, có cường độ cao vào buổi trưa. Bạn phải đeo khẩu trang và che chắn da mặt cẩn thận khi phải đi ra ngoài trời.
  • Trong thời gian da bị nổi mề đay, bạn không nên hoặc hạn chế tối đa việc trang điểm để da hồi phục nhanh chóng hơn. 
  • Thường xuyên cung cấp và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể, uống nước đầy đủ. 

Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nổi mề đay trên mặt

Là bệnh lý thông thường nên nếu điều trị đúng thuốc, hiệu quả thì mề đay có thể nhanh chóng chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu sinh hoạt không điều độ, không dưỡng ẩm da thường xuyên, tiếp xúc với ánh nắng gắt trong thời gian dài thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính. Do đó, sau khi đã điều trị khỏi bệnh, bạn cần nghiêm túc thực hiện các phương pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh quay trở lại như sau:

  • Chăm sóc da đúng cách, thận trọng chọn những sản phẩm phù hợp với da mặt của mình. Tốt nhất là bạn nên gặp gỡ các bác sĩ da liễu để được tư vấn về da và lựa chọn các loại mỹ phẩm thích hợp.
  • Nếu bạn có làn da mỏng, nhạy cảm thì hãy hạn chế trang điểm khi không thật sự cần thiết. Nếu trang điểm thì phải tẩy trang sạch sẽ và chăm sóc da vào mỗi buổi tối. 
Làm sạch, chăm sóc, dưỡng ẩm da thường xuyên giúp phòng ngừa nổi mề đay
Làm sạch, chăm sóc, dưỡng ẩm da thường xuyên giúp phòng ngừa nổi mề đay
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích ảnh hưởng đến da mặt như lông chó mèo, khói thuốc lá, côn trùng độc hại, phấn hoa,…
  • Da mặt rất mỏng nên bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt quá 2 lần mỗi ngày. Nếu dùng sữa rửa mặt nhiều lần, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những thay đổi tiêu cực trên da như bong tróc, da thiếu ẩm và nổi mề đay ở mặt. Nếu da mặt tiếp xúc với bụi bẩn, mồ hôi nhiều, bạn có thể lựa chọn vệ sinh bằng nước sạch hoặc giấy thấm dầu. 
  • Không nên sử dụng nước nóng để rửa mặt bởi da sẽ dễ bị khô. Nếu thời tiết quá lạnh, bạn chỉ nên dùng nước có độ ấm vừa phải. 
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chất kích thích, dễ gây kích ứng da mặt như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… vì gây ảnh hưởng không tốt đến làn da. 

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý khi nổi mề đay ở mặt. Tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và có những phương pháp điều trị kịp thời. Nếu lựa chọn Đông y, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn chuyên sâu và điều trị tận tình. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo