Nổi mẩn ngứa ở mông cảnh báo bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả dứt điểm

4.7/5 - (36 bình chọn)

Nổi mẩn ngứa ở mông gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. Người bệnh luôn cảm thấy châm chích, ngứa ngáy và khó chịu. Lựa chọn một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, không tái phát sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở mông 

Tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông có thể xuất hiện do một số tác nhân gây dị ứng như thói quen ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cơ thể chưa sạch sẽ,…Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng này:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
  • Do ăn uống: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, một số loại thực phẩm lạ dễ gây kích ứng như hải sản, đậu phộng,…
  • Do trang phục: Lười thay quần áo, nhất là đồ lót sẽ rất dễ gây mẩn ngứa ở mông. Ngoài ra, lựa chọn trang phục không phù hợp, chất liệu vải không thấm mồ hôi,…. cũng dễ dẫn đến tình trạng mẩn ngứa.
Nổi mẩn ngứa ở mông có thể do thời tiết, thức ăn, di truyền,...
Nổi mẩn ngứa ở mông có thể do thời tiết, thức ăn, di truyền,…
  • Do môi trường: Tắm, vệ sinh cơ thể bằng nguồn nước không đảm bảo hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, môi trường sống bị ô nhiễm khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Do thời tiết: Nhiều người có làn da nhạy cảm hoặc hệ miễn dịch yếu sẽ không thích nghi kịp với sự thay đổi bất thường của thời tiết. Lúc này, cơ thể bị dị ứng và xuất hiện mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể như mông, bụng, chân tay,…
  • Do di truyền: Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về dị ứng, da liễu thì các thành viên khác sẽ tăng nguy cơ mắc phải cao hơn. 

Nổi mẩn ngứa ở mông cảnh báo bệnh lý gì?

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông có thể xuất hiện do người bệnh mắc những bệnh lý về nhiễm trùng hoặc viêm da dị ứng. Triệu chứng này thường cảnh báo một số bệnh như sau:

Mẩn ngứa ở mông do nhiễm nấm 

Vùng mông thường ẩm ướt, không khô thoáng nên đây là môi trường lý tưởng để nấm xâm nhập và gây mẩn ngứa ở da. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông, tạo cảm giác châm chích và khó chịu. Nếu để tình trạng này kéo dài, các vết mẩn đỏ có thể chứa mủ, lở loét,…. dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm nguy hiểm. 

Cơ thể bị nấm xâm nhập có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa ở mông
Cơ thể bị nấm xâm nhập có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa ở mông

Mông nhiễm giun gây nổi mẩn ngứa 

Khi chúng ta ăn uống không đảm bảo, vệ sinh cơ thể không đúng cách sẽ tạo điều kiện để ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong. Môi trường thích hợp nhất để chúng sinh trưởng và phát triển là trực tràng và ruột già. Cho tới thời kỳ sinh sản, ký sinh trùng sẽ di chuyển xuống hậu môn và đẻ trứng ở xung quanh bộ phận này. Lúc đó sẽ xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông và háng, rất khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh mề đay 

Mề đay là bệnh lý da liễu khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Khi mắc mề đay, làn da sẽ bị tổn thương, xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ gây ngứa, khó chịu, khô rát. Mề đay với những vết mẩn đỏ ngứa ngáy có thể nổi ở mông hay bất cứ vị trí nào cơ thể. Nếu không tác động chữa trị kịp thời, bệnh lý này có khả năng biến chứng nguy hiểm như nghẽn thở, sốc phản vệ…

Mụn rộp sinh dục gây mẩn đỏ ngứa ở mông 

Mụn rộp sinh dục còn có tên gọi quốc tế là Herpes sinh dục. Đây là một bệnh lý nhiễm khuẩn qua đường sinh dục rất phổ biến và nguy hiểm do virus Herpes Simplex gây ra. Khi bị mụn rộp sinh dục, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn ngứa, sần sùi ở cơ quan sinh dục và lan ra các vùng xung quanh như háng, mông. 

Nổi mẩn đỏ ngứa ở mông có thể là triệu chứng của mụn rộp sinh dục
Nổi mẩn đỏ ngứa ở mông có thể là triệu chứng của mụn rộp sinh dục

Bệnh vảy nến 

Nổi mẩn ngứa ở mông cũng có thể là triệu chứng của bệnh vảy nến. Bệnh lý này xuất hiện khi tế bào da bị sừng hóa, xếp chồng lên nhau thành vảy trắng hoặc các mảng  da mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Vảy nến có thể do gen di truyền, người có hệ miễn dịch mẫn cảm hoặc có cơ địa dễ dị ứng. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng tới tế bào da và kém thẩm mỹ. 

Bệnh Eczema 

Eczema xuất hiện khi lớp nông của da bị viêm cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh dễ tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp chữa trị hiệu quả dứt điểm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý này là các vùng da nổi mẩn đỏ, có thể chứa chất lỏng ở đầu mụn. Eczema có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó bao gồm cả mông. Những người có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh lý này thì sẽ tăng nguy cơ gặp phải nhiều hơn. 

Các cách trị mẩn ngứa ở mông phổ biến và hiệu quả nhất 

Tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ và các triệu chứng của bệnh, người bệnh sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Một số cách phổ biến, hiệu quả và được ưa chuộng nhất hiện nay bao gồm:

Cách chữa mẩn ngứa ở mông bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn khởi phát, chớm nhẹ, người bệnh có thể dùng một số mẹo dân gian tại nhà để điều trị, dễ thực hiện lại an toàn cho da như:

Các phương pháp dân gian không gây tác dụng phụ cho cơ thể, an toàn và rất lành tính
Các phương pháp dân gian không gây tác dụng phụ cho cơ thể, an toàn và rất lành tính
  • Tắm bằng lá kinh giới: Lá kinh giới được biết đến là dược liệu có thể chữa mẩn ngứa, mề đay rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá kinh giới sạch, đun sôi với 2 lít nước rồi dùng để tắm hàng ngày là triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. 
  • Dùng lá khế: Trong lá khế có chứa một số hoạt chất có khả năng các bệnh về viêm nhiễm da. Người bệnh có thể thực hiện các bước tương tự như lá kinh giới để điều trị vùng mông bị nổi mẩn ngứa. 
  • Uống nước rau má: Rau má có tác dụng mát gan, giải độc cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa nên rất được ưa chuộng. Bạn chuẩn bị rau má rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước uống hàng ngày. 

Ưu điểm của các phương pháp dân gian là an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh thường chậm hơn và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh và đang ở tình trạng nhẹ. Nếu bệnh diễn biến nặng cần nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định điều trị. 

Chữa mẩn ngứa ở mông bằng thuốc Tây y 

Thuốc Tây y thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, tức thời nhưng người bệnh cần lưu ý khi sử dụng. Do thuốc Tây y chứa nhiều thành phần dễ phát sinh tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Một số loại thuốc Tây y đặc trị tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông như sau:

Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi da có hiện tượng nhiễm trùng, có chứa chất lỏng, mủ,… Người bệnh uống kháng sinh phải dựa theo kê đơn của bác sĩ, không được thay đổi loại thuốc và liều lượng.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Một số loại phổ biến như Astemizol, Loratadin, Terfenadin,….
  • Thuốc chứa Corticoid: Tùy thuộc vào tình trạng viêm ngứa mà người bệnh lựa chọn thuốc cho phù hợp. Thuốc có tác dụng mạnh bao gồm Fluocinonide, Clobetason, Amcinonide,…. Thuốc có tác dụng trung bình như Triamcinolon, Betamethason, Fluocinolon,… Trừ các trường hợp diễn biến phức tạp khó lường, bác sĩ mới kê đơn sử dụng nhóm thuốc này. 
  • Thuốc chống nấm dạng bôi: Thuốc này được sử dụng trong các trường hợp bị mẩn ngứa do nhiễm nấm. Một số loại thuốc đặc trưng và được sử dụng nhiều là Imidazole Econazole và  Albendazol.
  • Thuốc đặc trị giun: Nếu bạn bị nổi mẩn ngứa ở mông do giun sán thì có thể sử dụng loại thuốc này. Thuốc được ưa chuộng nhất là Mebendazol và Albendazol. 

Cách trị mẩn đỏ ngứa ở mông bằng thuốc Đông y an toàn, hiệu quả 

Trong Đông y, tình trạng mẩn ngứa được gọi chung là chứng Phong chẩn, Ẩn chẩn. Nguyên nhân xuất hiện chứng này là do sự xâm nhập của nhiệt độc, phong hàn bên ngoài vào bì phu khiến tà khí uất tại cơ bì, trường vị thấp nhiệt. Các bài thuốc Đông y có công dụng chữa bệnh tận gốc, điều hòa chức năng của tạng phủ và ngăn bệnh tái phát trở lại. 

Các bài thuốc Đông y không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng
Các bài thuốc Đông y không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng

Ưu điểm của phương pháp Đông y là lành tính, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng, cả trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Một số bài thuốc Đông y chữa nổi mẩn ngứa ở mông hiệu quả như:

  • Bài thuốc 1: Bao gồm các dược liệu: Ngân hoa, bồ công anh (mỗi loại 15g); trần bì, hậu phác, hoắc hương (mỗi loại 6g); xích thược, hoạt thạch, hoàng cầm, linh bì, bội lan (mỗi loại 10g). Sắc làm thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc 2: Bao gồm các dược liệu: Địa phu tử, phục linh, cúc hoa, tiêu tân lang, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, xích thược (mỗi loại 10g); bạch tiễn bì 15g; ngân hoa 12g; sao chỉ xác 6g. Người bệnh sắc làm thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc 3: Bao gồm các dược liệu: Kim ngân hoa, ngưu bàng, liên kiều, sinh địa, đại thanh diệp, đan bì, bèo cái, lá đơn (mỗi loại 10g); kinh giới, thuyền thoái, cam thảo, phòng phong (mỗi loại 6g). Người bệnh đem sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi bệnh khỏi dứt điểm. 

Thuốc Đông y không gây tác dụng phụ, tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh thường chậm hơn thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần kiên trì, uống đúng liều lượng và tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia. 

Cách phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông 

Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp trên, người bệnh cần chăm sóc và vệ sinh da phù hợp để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh không thể bỏ qua:

  • Không mặc trang phục bó sát cơ thể, lựa chọn quần, váy thông thoáng, thoải mái, chất liệu tự nhiên, thấm hút mồ hôi 
  • Vệ sinh vùng mông và các bộ phận xung quanh thường xuyên để hạn chế bệnh lây lan và bội nhiễm. 
  • Chú ý chăm sóc da bằng kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại, chất bảo quản để làm dịu nhẹ làn da.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Không tự ý sử dụng thuốc Tây y để chữa bệnh khi chưa có chỉ định, kê đơn của bác sĩ 
  • Nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường.

Trên đây là một số bệnh lý có triệu chứng nổi mẩn ngứa ở mông. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám sớm để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh qua phản hồi bệnh nhân được VTV2 phỏng vấn]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo