Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò từng bộ phận trong cơ thể

4.5/5 - (15 bình chọn)

Chúng ta chắc hẳn đều đã một lần nghe thấy cụm từ “lục phủ ngũ tạng”. Đây là để ám chỉ những cơ quan trong cơ thể con người cùng hoạt động, thống nhất tạo thành một thể hoàn chỉnh để phòng tránh bệnh tật và nuôi dưỡng cơ thể lớn lên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhất.

Lục phủ ngũ tạng là gì?

Lục phủ ngũ tạng là một nhóm các cơ quan, căn cứ theo chức năng mà người ta phân thành lục phủ và ngũ tạng. Trong đó, những cơ quan làm nhiệm vụ chứa đựng, co bóp, chuyển hóa được xếp vào nhóm Tạng và những cơ quan làm nhiệm vụ thu nạp, vận chuyển được xếp vào nhóm Phủ. Cụ thể hơn:

Ngũ tạng: Là các cơ quan mang huyết, tân, dịch, khí, thần gần như đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Chúng bao gồm tâm (tim), can (gan), tỳ (lách), phế (phổi), thận (cật). Một tạng là một cơ quan, gắn kết và nối liền với nhau cùng hoạt động theo một chu trình.

Hình ảnh lục phủ ngũ tạng người
Hình ảnh lục phủ ngũ tạng người

Lục phủ: Đây là các cơ quan tiếp nhận thức ăn, nước,… đã được chuyển hóa từ tạng đi hấp thụ, nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời bài tiết những chất độc hại ra bên ngoài để phòng bệnh hiệu quả. Có 6 phủ chính bao gồm: Đởm (mật), vị (dạ dày), tiểu trường (ruột non), đại trường (dạ dày), bàng quang (bọng đái), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu).

Lục phủ ngũ tạng theo Đông y gắn với thuyết Ngũ Hành được phân chia như sau:

  • Kim: Phổi và ruột già
  • Mộc: Gan và mật.
  • Thủy: Thận và bàng quang.
  • Hỏa: Tim và ruột non.
  • Thổ: Lá lách và dạ dày.

Ngũ tạng gồm những gì? Vai trò trong cơ thể

Theo học thuyết tạng phủ, mỗi một tạng trong cơ thể đều đảm nhận những vị trí quan trọng. Được xem là phần linh hồn của con người trong mọi hoạt động sống. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến ngũ tạng theo học thuyết.

Tạng Tâm

Đứng đầu trong ngũ tạng lục phủ chính là tâm. Tâm là quan trọng nhất, là quân hỏa là trung tâm của mọi hoạt động trong cơ thể con người. Tâm điều khiển, tâm biểu hiện, tâm thể hiện ra tất cả. Cụ thể vai trò của Tâm theo học thuyết tạng tượng được công nhân và áp dụng.

  • Tâm chủ huyết mạch: Tâm làm đầy huyết mạch, bởi mạch là những đường dẫn lối trải dài khắp các cơ quan và tứ chi trong cơ thể. Huyết cung cấp dinh dưỡng và nuôi toàn cơ thể giúp. Huyết tốt, lưu thông thì sắc mặt hồng hào, da dẻ tươi sáng, huyết kém thì da dẻ vàng vọt, xám xịt, môi thâm, người mệt mỏi.
  • Tâm tàng thần: Thần là biểu hiện của trí tuệ, minh mẫn, tài trí của con người. Chức năng này thể hiện tốt thì người đó thông minh, lanh lợi, hành xử cơ trí, chức năng này kém thì người đó mệt mỏi, hay quên, stress,…Tâm tàng thần liên hệ trực tiếp với tâm chủ huyết mạch và khiếu mắt cũng là một biểu hiện của chức năng này.
  • Tâm chủ hãn: Hãn là mồ hôi, là chất được bài tiết từ bên trong cơ thể người qua các lỗ chân lông. Tâm điều khiển các bệnh về hãn cụ thể như là tự hãn, đạo hãn, vô hãn. Trong trường hợp, thần gặp vấn đề, hãn sẽ tự mình tiết ra tùy theo trạng thái tâm lý và hoàn cảnh lúc đó.
  • Tâm khai khiếu ra lưỡi: Lưỡi chính là sự thể hiện ra bên ngoài của tâm. Chức năng này hoạt động tốt thì lưỡi hồng hào, nhuận sắc, lời nói trơn tru, linh hoạt. Chức năng này kém thì lưỡi nhợt nhạt, ăn nói lắp bắp,…
Ngũ hành trong lục phủ ngũ tạng
Ngũ hành trong lục phủ ngũ tạng

Một số bệnh liên quan đến tạng tâm như sau: Thiếu máu, tim đập nhanh, môi tím tái, đau vùng tim, tim đập nhanh,…..

Mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn có thể bấm huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay và huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân. Điều này giúp tim và thận kết nối với nhau, giúp cải thiện giấc ngủ và dưỡng tim hoạt động tốt hơn.

Tạng Can

Theo giải phẫu khoa học, can là gan, một bộ phận đặc biệt quan trọng giúp chuyển hóa các loại thức ăn, thành dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời lọc các chất độc hại ra bên ngoài. Can trong ngũ tạng trong đông y có chức năng:

  • Can tàng huyết: Can làm nhiệm nhiệm vụ lưu trữ và chuyển máu đi toàn bộ cơ thể, đến tận từng tế bào, nuôi sống từng tế bào. Nhưng trong quá trình nghỉ ngơi, ngủ thì mọi huyết sẽ được dồn về can. Như vậy nếu huyết không dồn về can sẽ gây nên hiện tượng bồn chồn, lo lắng, mất ngủ. Chức năng can tàng huyết không hoạt động sẽ khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi, miệng trắng dã.
  • Can chủ cân: Can chủ cân kém khiến các cơ trong các chi co duỗi khó khăn. Ở trẻ em sẽ dẫn đến tình trạng chậm biết đi hoặc không đi được, teo nheo cơ,…
  • Can chủ sơ tuyết: Chức năng có liên quan đến tạng tỳ. Bởi can sản xuất ra mật giúp việc tiêu hóa của tỳ tốt hơn, là đại diện của các bệnh về tiêu hóa, bụng, ngực,..

Một số bệnh về can bao gồm: Vàng da, sườn đau, bức bách khí, nóng trong người,….

Tạng tỳ

Tỳ là cơ quan làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm cả phủ là vị (dạ dày), tiểu tràng và một số tuyến để tiêu hóa như nước bọt, tuyến tụy. Chức năng của tỳ như sau:

  • Tỳ ích khí sinh huyết: Tỳ có chức năng làm giàu phần khí, tạo ra nguồn năng lượng cho các cơ quan hoạt động khác cũng như mọi hoạt động sống của cơ thể. Khi tỳ khỏe mạnh thì cơ thể được cung cấp đầy đủ vận khí, dồi dào sức khỏe, tỳ kém thì khi huyết mệt mỏi, da xanh xao, vàng yếu.
  • Tỳ chủ vận hóa: Điều này là ám chỉ tiêu hóa, lấy hết những tinh hóa thủ cốc hay còn gọi là thành phần dinh dưỡng của thức ăn, luân chuyển nước bên trong cơ thể. Tỳ chủ vận hóa kết hợp với rất nhiều phủ khác như bàng quang để chuyển hóa thủy dịch trong cơ thể, kết hợp với tâm phế thận để lọc máu.
  • Tỳ chủ nhiếp huyết: Chức năng này giúp huyết lưu thông trong các mao mạch, trong trường hợp gặp chấn thương huyết xuất ra bên ngoài hoặc nội thương bên trong cũng ảnh hưởng đến tỳ.
  • Tỳ chủ về chân tay, cơ nhục: Tỳ khỏe thì cơ nhục nở nang béo tốt, hồng nhuận. Tỳ mà hoạt động không tốt thì chân tay gầy gò, cơ nhục không có, teo, biến tướng, còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Khí tỳ chủ thăng: Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh thì khí tỳ ở trên giúp cho các cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động và ở vị trí tốt. Trong trường hợp khí tỳ bị hư, vận khí tuột xuống dưới mắc các bệnh ở đường tiêu hóa dưới.
  • Tỳ khai khiếu ra miệng: Tỳ tốt thì miệng muốn ăn, ăn ngon, tiêu hóa tốt. Tỳ yếu thì ăn không ngon, ngủ không yên, không tiêu hoá được, ảnh hưởng đến cục diện cơ thể.
Tạng tỳ trong lục phủ ngũ tạng
Tạng tỳ trong lục phủ ngũ tạng

Tạng Phế

Phế giống như một cái lọng nằm ở trong lồng ngực, sát với lưng. Hay nói một cách khác, phế chính là hai lá phổi của con người. Trong lục phủ ngũ tạng theo đông y chức năng chính của tạng phế như sau:

  • Phế chứa khí: Chức năng chính của phế chính là hô hấp mang lại sự sống cho con người, không hô hấp, tim ngừng đập, mọi hoạt động liền dừng lại và cơ thể chết đi. Phế tiếp nhận khí trời (O2) và lọc ra và thải ra môi trường một lượng khí khác (CO2). Quá trình này gọi là một vòng tuần hoàn để cung cấp dưỡng khí cho mọi cơ quan bên trong của cơ thể.
  • Phế hợp bì mao: Phế có khả năng đóng mở các lỗ chân lông. Khi nóng thì nở ra và khi lạnh thì co lại và sự đóng mở này dưới quyền điều khiển của phế. Cho nên khí phế sung túc, đầy đủ thì quá trình đóng mở diễn ra bình thường. Nhưng khi phế bất ổn, có tác nhân khác xâm nhập thì gây ra chứng phế hư, phế thực gây ho, long đờm, suyễn,…
  • Phế chủ thông điều đạo thủy: Phế có vai trò điều hòa thủy dịch thông suốt trong toàn bộ cơ thể. Vì thế trong trường hợp, phế gặp vấn đề thì lượng thủy dịch không được lưu thông dẫn đến ứ đọng trong cơ thể và gây phù nề.
  • Phế chủ thanh: Một vai trò không thể thiếu của tạng phế chính là xuất ra âm thanh, tiếng nói của con người. m thanh khỏe mạnh, trong treo chính là biểu hiện có phế tốt còn âm thanh khàn đục, kèm theo nhiều triệu chứng khác ho, sốt, đờm là báo hiệu của phế hư.
  • Phế khai khiếu ra mũi: Một bộ phận nữa có mối liên hệ trực tiếp với phế chính là mũi. Phế tốt thì hơi thở nhịp nhàng, phế không hoạt động tốt thì hơi thở bị gián đoạn, hay thở dài, khó thở.
Tương sinh của ngũ tạng trong đó có tạng phế
Tương sinh của ngũ tạng trong đó có tạng phế

Tạng thận

Thận là một 5 tạng của cơ thể được đánh giá tương đối cao, cũng nằm ở vị trí tướng hỏa. Theo y học cổ truyền, toàn bộ trạng thái của con người như thế nào đều do thận quyết định.

Thận chính là hai quả thận ở hai bên hố lưng và một vài vị trí của đường tiết niệu. Chức năng chính của tạng thận như sau:

  • Thận tàng tinh: Đó chính là tinh hoa được lưu truyền được bố mẹ. Chức năng vô cùng tốt cho sức khỏe, giúp mọi chi hoạt động dẻo dai, sống lâu. Những trường hợp chức năng này bị suy giảm thì khả năng sinh lý kém, mệt mỏi, mắc bệnh vô sinh, phụ khoa,…
  • Thận chủ cốt sinh tủy: Thận còn liên quan trực tiếp đến các bệnh về xương cốt, đau khớp, đau sống lưng, đau răng,… bởi thận sinh tủy, tủy tạo cốt, tủy lại nuôi dưỡng cốt, nên chúng có mối liên quan mật thiết với nhau.
  • Thận chủ nạp khí: Thận cũng đóng vai trò trong quá trình hô hấp ở giai đoạn giữa chính là nạp khí. Thận nạp khí kém thì đoản hơi, suyễn, ngược lại thận nạp khí tốt thì cơ thể giữ giãn tốt, cơ thể khỏe mạnh.
  • Thận khai khiếu ra tai và nhị âm: Chính là việc chúng ta cảm thấy ù tai, điếc tai chính là do thận hoạt động kém hoặc đang gặp những vấn đề gì trong cơ thể. Tuy nhiên trường hợp này thường gặp ở người già nhiều hơn.

Lục phủ gồm những gì? Vai trò trong cơ thể

Phủ là một số những bộ phận của cơ thể có vai trò thu nạp, tiêu hóa và chuyển hóa đồ ăn thành chất dinh dưỡng và đồng thời bài tiết ra bên ngoài cơ thể. Cụ thể từng phủ có những chức năng như sau:

Phủ đởm (mật)

Đởm hay chính là mật dịch ở trong túi mật của con người, là nơi đựng mật do can bài tiết ra. Sau đó những dịch mật này sẽ theo ống xuống dạ dày và hỗ trợ co bóp thức ăn trong dạ dày vô cùng hiệu quả.

Chất mật có màu xanh, vàng và vị đắng chát. Nếu đởm gặp vấn đề như chứa sỏi, biến chứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da, vàng vọt, xám xịt, miệng đắng, khô khan và nôn mửa rất nhiều.

Mật dịch nằm trong phủ đởm
Mật dịch nằm trong phủ đởm

Đởm còn có chức năng về tinh thần và yếu tố quyết đoán là cơ sở của lòng dũng cảm và những tinh thần dám nghĩ dám làm của thần.

Phủ vị (dạ dày)

Vị chính là dịch vị ở trong dạ dày được tiết ra nhằm mục đích co bóp thức ăn được đưa vào cơ thể. Hoàn thành xong quá trình này sẽ đi xuống tiểu trường, chính vì thế mà tạng tỳ và phủ vị có mối quan hệ với nhau. Chúng cùng kết hợp để thức ăn được chuyển hóa một cách thuận lợi nhất, chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, chất độc hại được bài trừ ra bên ngoài.

Trong quá trình chuẩn đoán bệnh tật thì tỳ vị đóng vai trò quan trọng, giúp người thực hiện kiểm tra đánh giá chính xác tình trạng bệnh hiện tại. Chính vì thế trong Đông y mới có một câu là “ Vị khí là gốc của con người”. Còn vị khí tức là còn sống, cơ thể còn hoạt động, hết vị khí là cơ thể chết đi.

Cho nên bảo vệ vị khí chính là nguyên tắc trong điều trị một số bệnh của Y học cổ truyền phương Đông.

Phủ tiểu trường (ruột non)

Tiểu trường là phần ruột non của cơ thể, chúng sẽ hấp thụ các tinh chất (chất dinh dưỡng) của thức ăn sau khi được co bóp đẩy từ dạ dày xuống. Các chất này liền được đi nuôi cơ thể, còn những cặn bã thì được đẩy xuống đại trường hoặc bàng quang để tống ra ngoài.

Tiểu trường rất quan trọng trong lục phủ ngũ tạng, bởi khi vị trí này xuất hiện những yếu tố xâm nhập của ngoại tà, vi khuẩn sẽ khiến cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ. Cùng với đó, những rối loạn ở vị trí này cũng sẽ khiến người bệnh bị đi ngoài, phân lỏng, tiêu chảy và nhiều bệnh về đường ruột khác.

Ruột non trong hệ thống tiêu hóa
Ruột non trong hệ thống tiêu hóa

Phủ đại trường (ruột già)

Đại trường là đoạn ruột già cuối cùng trong hệ thống tiêu hóa. Các trọc (chất đục cặn bã) sẽ được nén ép thành khối và đi ra ngoài qua đường hậu môn.

Đại trường hoạt động tốt thì tiểu tiện bình thường, cơ thể được đào thải một cách tốt nhất, khỏe mạnh. Ngược lại đại trường hoạt động kém thì gặp tình trạng tiểu són, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, bệnh về đại tràng, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi,…

Phủ bàng quang (bọng đái)

Bàng quang chính là một chiếc túi bên trong con người nhận nước tiểu từ niệu quản sau khi đã được lọc máu ở hai quả thận xuống. Đây là một hệ thống cùng liên kết với tạng thận để hoạt động tốt nhất và có một chu trình cụ thể.

Thận tốt thì việc đi tiểu bình thường không gặp vấn đề gì. Những trong trường hợp bàng quang gặp vấn đề hay biến chứng từ tạng thận sẽ ảnh hưởng rất nhiều như: T

iểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu không tự chủ,….

Gặp vấn đề về bàng quang thường được xác định 90% là ở nữ giới do cấu tạo niệu đạo ngắn hơn chỉ dài 3 – 4 cm, trong khi nam giới dài tới 18 – 20cm. Từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập vào khu vực này và gây tổn thương.

Phủ tam tiêu

Tam tiêu gồm 3 phần là thường tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Đây là một con đường cũng gắn bó chặt chẽ với tỳ vị tạo thành một hệ thống tiêu hóa hoàn chỉnh nhất. Thượng tiêu là miệng đi xuống tâm vị dạ dày. Là nơi tiếp nhận trực tiếp các loại thức ăn nước uống xuống dạ dày.

Trung tiêu là từ tâm vị dạ dày đến hậu môn cũng có tạng can và tạng thận cùng kết hợp với nhau.

Tam tiểu cùng kết hợp với nhau đóng một vai trò quan trọng để chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng khí chất đi đến nhiều tạng phủ khác. Đây cũng là phủ có sự kết hợp nhiều nhất trong toàn bộ lục phủ ngũ tạng của con người.

Ở thượng tiêu, thức ăn được đưa vào cùng tạng phê hô hấp và đẩy thức ăn xuống phân bố lượng khí đều cho cơ thể. Ở trung tiêu, tỳ vị cùng kết hợp để chuyển hóa thức ăn, hấp thụ nước đưa lên phế.

Ở hạ tiêu thì thanh lọc tinh chất và chất cặn bã để đẩy ra ngoài cơ thể. Tinh cũng được tàng trữ ở thận, còn phần cặn bã cũng được đưa ra bằng đại tiện hoặc tiểu tiện.

Hệ thống tam tiêu của cơ thể người
Hệ thống tam tiêu của cơ thể người

Lời khuyên để lục phủ ngũ tạng luôn khỏe mạnh

Đọc đến đây có lẽ bạn biết lục phủ ngũ tạng gồm những gì rồi. Vậy làm thế nào để hệ thống này có ta·thể hoạt động một cách khỏe mạnh, liên tục và không gây bất cứ rắc rối nào trong cuộc sống. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà bạn có thể thực hành mỗi ngày

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Trên thực tế, hầu hết các căn bệnh mà con người gặp phải đều do ăn uống mà ra. Chính vì thế xây dựng một chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ lục phủ ngũ tạng của con người. Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong cuộc sống hằng ngày:

  • Cung cấp tinh bột đường vào cơ thể mỗi ngày: Chúng có rất nhiều trong những loại gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc,… Đây là thành phần đặc biệt quan trọng trực tiếp chuyển hóa thành đường là năng lượng sống của mọi hoạt động hằng ngày. Bạn cần nạp từ 50 – 55% tinh bột vào mỗi bữa ăn hằng ngày.
  • Chất đạm: Bạn cần cung cấp một lượng vừa đủ vào mỗi bữa ăn hằng ngày chất đạm từ các loại thịt (thịt lợn, thịt bò,….), cá (cá hồi, cá thu, cá rô,…), trứng, sữa và những chế phẩm từ sữa. Chúng cần được đi vào cơ thể một lượng 10 – 15% mỗi bữa ăn hằng ngày.
  • Các loại vitamin và khoáng chất: Đây là những chất đặc biệt cần thiết trong cơ thể con người. Chúng cũng cần được bổ sung hàng ngày bằng các loại hoa quả màu đỏ, họ cam quýt, rau xanh, củ quả,… Những thực phẩm này còn chứa thêm chất chống oxy hóa để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ lục phủ ngũ tạng của con người.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học nhất để bảo vệ lục phủ ngũ tạng
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học nhất để bảo vệ lục phủ ngũ tạng

Chất béo cũng cần được đưa vào cơ thế: Bạn nên sử dụng những loại chất béo không no để giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể. Chúng có trong các loại dầu cá, cá, dầu oliu và một số loại rau xanh, hạt,…

Bên cạnh đó, bạn hạn chế hoặc không nên sử dụng những nhóm thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ đông lạnh, chứa rất nhiều chất bảo quản, chất phụ gia và chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, đồ uống có gas, chất kích thích không tốt cho tâm, can, tỳ vị.
  • Hạn chế đồ ăn sử dụng đường hóa học, đồ ăn nhiều muối,…

Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Tập luyện thể dục thể thao cũng là cách để bảo vệ lục phủ ngũ tạng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Bạn có thể chọn những bài tập luyện đơn giản để thực hiện vào mỗi buổi sáng, chiều hoặc những lúc nghỉ ngơi thư giãn. Nhưng bạn cũng có thể chọn những bộ môn tập luyện chuyên nghiệp như yoga, gym, chạy bộ, leo núi, bơi lội,…

Mỗi ngày bạn đều phải liên trì tập luyện từ 15 – 30 phút đến 1 giờ đồng hồ thì càng tốt. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn cũng có thể chọn đi dạo, đi bộ xung quanh khuôn viên nhà thư giãn gân cốt cũng như để kinh mạch và máu huyết lưu thông tốt hơn.

Xây dựng một lối sống lành mạnh

Luôn nạp đầy đủ bữa sáng mỗi ngày. Bỏ bữa là thói quen của rất nhất là bộ phận giới trẻ hiện nay. Thói quen ngủ muộn dậy muộn ngày càng ngấm sâu, tỉnh dậy đã gần đến trưa lập tức bỏ bữa sáng khiến các cơ quan trong cơ thể ngày càng yếu đi, tích tục và phát bệnh khi đến thời điểm có thêm tác động ngoại tà xâm nhập vào.

Cách để dưỡng tâm tốt nhất chính là dưỡng thần. Luôn giữ một tâm trạng ổn định nhất trong mọi cảm xúc, đừng quá vui nhưng cũng đừng quá buồn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những cơ quan khác. Luôn ngủ trưa để tâm được thoải mái và an thần, giữ nguyên tâm khí, điều hòa tim mạch được tốt nhất.

Ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, xây dựng một lối sống khoa học. Tránh xa những tệ nạn xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

Vận động thường xuyên tăng cường sức khỏe
Vận động thường xuyên tăng cường sức khỏe

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc bổ lục phủ ngũ tạng. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về công dụng, nhà sản xuất cũng như thành phần ở bên trong. Việc này là để tránh việc sử dụng không những không mang lại hiệu quả mà lại gây tổn thương cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về lục phủ ngũ tạng – vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng với những điều này sẽ giúp bạn biết cách vận hành của cơ thể cũng như biết chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tật.

Chia sẻ

Bình luận

  1. TRẨN VĂN THANH says: Trả lời


    Xin chào
    Tôi là bác sĩ Tây y,hành nghề bên PHÁP,tôi muốn tìm hiểu ĐÔNG Y cùng quan điểm ÂM DƯƠNG ứng dụng trong cuộc sống
    Cám ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua