Đau Đầu Mất Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Từ Thiên Nhiên

Đánh giá bài viết

Đau đầu mất ngủ khiến bạn lo lắng không biết mình bị bệnh gì và tình trạng này có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây thông tin chi tiết về nguyên nhân gây đau đầu khó ngủ và một số cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? – Chuyên gia tư vấn 

Đau đầu mất ngủ là khi người bệnh bị hành hạ bởi những cơn đau nhức nửa đầu, khi thì cả đầu làm giấc ngủ bị gián đoạn, chập chờn, không sâu giấc, ngủ dậy người mệt mỏi. 

Đau đầu mất ngủ cảnh báo bệnh lý gì
Đau đầu mất ngủ cảnh báo bệnh lý gì

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền, nhiều năm kinh nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, chứng đau đầu khó ngủ, mất ngủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau đây:

  • Mất ngủ kinh niên: Triệu chứng đau nhức đầu kèm khó ngủ, mất ngủ kéo dài nhiều hơn 3 tháng, tái phát liên tục. 
  • Suy nhược thần kinh: Là khi chức năng thần kinh bị rối loạn do áp lực quá lớn. Người bệnh thường xuyên bị đau đầu, đánh trống ngực, mất tập trung, ngủ không sâu giấc.
  • Rối loạn tiền đình: Ngoài triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, người bệnh rối loạn tiền đình cũng thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu ù tai khó ngủ.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: Là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não, lưu lượng máu lưu thông kém gây đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng. 
  • Tiểu đường: Một số người bệnh tiểu đường cũng thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn đau đầu, đau nửa đầu mất ngủ dài ngày.
  • U não: Hiếm gặp, bệnh xuất hiện những khối u ở não bộ, chèn ép và ảnh hưởng tới trung khu thần kinh.

Nguyên nhân bị đau đầu mất ngủ

Ngoài cảnh báo một số bệnh lý về thần kinh, chứng đau đầu mất ngủ còn được xác định do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

Thời tiết thất thường: Khi thời tiết thay đổi đột ngột như quá lạnh, quá nóng, trái gió trở trời khiến cơ thể chưa kịp thích nghi kịp gây ra chứng phong hàn. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau đầu khó ngủ, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn,…

Mất cân bằng dinh dưỡng: Khi cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng (thừa hoặc thiếu chất) sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi kèm theo triệu chứng đau đầu khó ngủ, mất tập trung, trí nhớ suy giảm,…

Thói quen không khoa học: Ngủ ngày cày đêm, ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng thiết bị điện tử, đọc sách quá khuya, hoạt động mạnh trước khi đi ngủ là một số thói quen không tốt gây ra tình trạng đau đầu mất ngủ. Thậm chí người bệnh có thể bị mất ngủ kéo dài cả đêm.

Sử dụng thiết bị điện tử là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mất ngủ
Sử dụng thiết bị điện tử là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mất ngủ

Ô nhiễm tiếng ồn: Ban ngày bạn tiếp xúc với tiếng động quá lớn hoặc không gian trong phòng ngủ không được yên tĩnh là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh bị đau đầu và khó đi vào giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị dị ứng, thuốc cảm cúm, thuốc lợi tiểu có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có chứng đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, khó ngủ, mất ngủ. 

Nhức đầu mất ngủ nguy hiểm không? Khi nào cần đi thăm khám?

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền, chứng đau đầu khó ngủ mất ngủ nếu diễn ra trong thời gian ngắn không đáng lo ngại. Người bệnh có thể cải thiện bằng một số bài thuốc dân gian kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên người bệnh cần đi thăm khám để xử lý kịp thời khi đau đầu mất ngủ kéo dài liên tục kèm theo một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Đau đầu khó thở mất ngủ: Là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch (thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh lý van tim…) hoặc các bệnh lý về thần kinh (rối loạn thần kinh thực vật, thiếu oxy lên não…)
  • Đau đầu ù tai mất ngủ: Là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như rối loạn tiền đình, u não, vùng đầu cổ bị chấn thương hoặc các vấn đề về huyết áp,…
  • Đau nửa đầu sau gáy mất ngủ: Người bệnh có thể đang đối mặt với cơn tăng huyết áp, đột quỵ, tăng áp lực nội sọ… rất nguy hiểm.
  • Đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ: Có thể là cảnh báo cho bạn bị thiếu máu lên não, lượng oxy lên não kém, hệ thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này nếu không được xử lý sớm và đúng cách có thể gây ra trầm cảm, mất trí nhớ, tăng huyết áp,…
  • Đau đầu choáng váng mất ngủ: Người bệnh hãy thận trọng với những vấn đề nguy hiểm như thiếu máu,rối loạn tiền đình,  thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, hoặc sự xuất hiện của các khối u…
Nhức đầu mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng
Nhức đầu mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng

Đau đầu mất ngủ phải làm sao? Uống thuốc gì hiệu quả?

Khi bị đau đầu mất ngủ, người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân, lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, đặt tính an toàn lên hàng đầu. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng để cải thiện chứng đau đầu mất ngủ.

Chữa đau đầu mất ngủ sử dụng mẹo dân gian 

Khi chứng nhức đầu mất ngủ ở thể nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và tinh thần, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện tại nhà. 

  • Sử dụng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc chữa mất ngủ như trà hoa cúc, trà hoa vàng,… có tác dụng lưu thông mạch máu não, thư giãn thần kinh, giảm đau đầu mất ngủ hiệu quả. 
  • Sử dụng tinh dầu thơm: Tinh dầu quế, bạc hà,… giúp cơ thể thư giãn, giảm stress, căng thẳng, giải phóng thần kinh, người bệnh cảm thấy thư thái và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. 
  • Ngâm chân nước ấm: Mỗi tối trước khi đi ngủ hãy ngâm chân thư giãn trong nước ấm để loại bỏ cơn đau đầu, thư giãn gân cốt, giấc ngủ đến nhẹ nhàng hơn, ngủ sâu giấc hơn. Người bệnh có thể sử dụng thêm vài hạt muối biển cùng vài lát gừng tươi để tăng hiệu quả. 
Ngâm chân nước ấm mỗi ngày giúp tinh thần thoải mái hơn
Ngâm chân nước ấm mỗi ngày giúp tinh thần thoải mái hơn
  • Gối ngủ đinh lăng: Đinh lăng rửa sạch sau đó sao khô, để nguội rồi cho vào ruột gối ngủ mỗi ngày vừa giúp bạn giảm đau đầu, vừa cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Áp dụng bài tập Yoga chữa đau đầu mất ngủ 

Ngoài áp dụng mẹo dân gian chữa mất ngủ tại nhà, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài tập Yoga chữa chứng nhức đầu mất ngủ khá hiệu quả sau đây:

Tư thế thư giãn: Người tập cần chọn vị trí sát tường, nằm ngửa cách tường chừng 15 – 20cm. Từ Đưa 2 chân từ từ lên cao, rồi dựa sát vào tường. Tiếp tục di chuyển cơ thể sao cho vùng mông chạm vào nhẹ vào tường. Lúc này chân tạo một góc 90 độ so với thân người. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 2 phút rồi từ từ hạ chân xuống.

Áp dụng một số động tác Yoga cải thiện chứng đau đầu khó ngủ
Áp dụng một số động tác Yoga cải thiện chứng đau đầu khó ngủ

Tư thế duỗi người: Người tập đứng theo tư thế quỳ gối, hạ từ từ thân người phía trên xuống. Đồng thời lúc này 2 tay úp xuống sàn, cánh tay cần duỗi thẳng và thả lỏng. Áp sát thân người xuống và tạo lực đẩy 2 cánh tay lên phía trên sao cho vùng lưng phải duỗi căng. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 phút rồi thực hiện lại liên tục 5 lần. 

Sử dụng thuốc Tây điều trị chứng đau đầu khó ngủ

Khi đau đầu mất ngủ kéo dài ảnh hưởng tới công việc thường ngày, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Tây để giảm triệu chứng nhanh chóng. Một số loại thuốc ngủ thường được chỉ định trong kê toa của người bệnh bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Tác dụng loại bỏ cơn đau đầu nhanh chóng, giúp người bệnh có thể chìm vào giấc ngủ. Các loại thuốc thường dùng như Paracetamol,  Aspirin, Ibuprofen, Cinnarizin.
  • Nhóm thuốc gây ngủ: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc gây ngủ tức thì  như: Diazepam,  Phenobarbital, bromazepam, Eszopiclone, Pentobarbital,… 
Hãy thận trọng với những loại thuốc Tây chữa nhức đầu mất ngủ
Hãy thận trọng với những loại thuốc Tây chữa nhức đầu mất ngủ

Uống thuốc Tây có ưu điểm là giảm nhanh triệu chứng đau nhức đầu gây mất ngủ tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái nhờn thuốc, nghiện thuốc. Sử dụng thuốc sai cách có thể ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, tim mạch,…

Liệu pháp chữa đau đầu mất ngủ hiệu quả và an toàn theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đau đầu mất ngủ nguyên nhân do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập, tâm – can – tỳ – thận suy giảm chức năng, âm dương bất hòa, thần trí nhiễu loạn. Y học cổ truyền trị bệnh theo nguyên tắc điều trị căn nguyên – phục hồi thể trạng – tăng sức đề kháng – ngăn bệnh tái phát. 

Áp dụng phương pháp Y học cổ truyền chữa nhức đầu khó ngủ
Áp dụng phương pháp Y học cổ truyền chữa nhức đầu khó ngủ

Y học cổ truyền thường ứng dụng 2 phương pháp chữa đau đầu mất ngủ gồm:

Sử dụng các bài thuốc thảo dược Y học cổ truyền chữa mất ngủ như: Viễn chí, Liên nhục, Củ bình vôi, Phục thần,… để điều trị bệnh.

Bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ: Tác động một lực vừa đủ lên vị trí các huyệt đạo giúp đả thông kinh lạc, lưu thông tuần hoàn máu não, giảm đau đầu hiệu quả. 

Đau đầu mất ngủ nên ăn gì, uống gì? Một số lưu ý cần nhớ

Ngoài tìm hiểu nguyên nhân, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị chứng nhức đầu mất ngủ. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần quan tâm để gia tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa phòng bệnh tái phát:

Các thực phẩm cần bổ sung

  • Chuối: Chứa hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu dinh dưỡng có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, giúp giảm đau đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Hạnh nhân: Loại hạt giàu dinh dưỡng và rất tốt cho não bộ, giải phóng thần kinh, giảm căng thẳng, đau đầu
  • Sữa ấm: Giúp thư giãn và cung cấp dưỡng chất cho não bộ, cải thiện chứng nhức đầu, khó ngủ.
  • Bí đỏ: Trong bí đỏ có chứa nhiều nước, vitamin A, beta caroten và rất ít chất béo. Bí đỏ có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, tăng đề kháng, chống lại những cơn đau nhức đầu hiệu quả. 
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đau đầu mất ngủ
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đau đầu mất ngủ

Một số lưu ý cần nhớ phòng tránh đau đầu mất ngủ

  • Tạo thói quen sống lành mạnh, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi
  • Tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài
  • Thiết lập chu trình ngủ – thức khoa học, không ngủ trưa quá nhiều
  • Hạn chế lạm dụng thiết bị điện tử
  • Dành thời gian cho luyện tập thể thao, cải thiện sức đề kháng
  • Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời. 

Bài viết trên đây thông tin chi tiết tới bạn đọc nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ và một số biện pháp giải quyết. Hy vọng qua đây quý bạn đọc và người bệnh sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình mình. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua