Tổng hợp 15+ cách chữa đau đầu hiệu quả bất ngờ ai cũng nên biết
Đau đầu khiến bạn khó chịu, không thể tập trung làm việc, chất lượng cuộc sống giảm sút. Có nhiều cách chữa đau đầu thường được áp dụng như: dùng mẹo dân gian, sử dụng thuốc giảm đau, uống thuốc Đông y, các bài tập tâm lý,… Mỗi cách chữa sẽ tùy thuộc vào từng thể trạng, thể bệnh của mỗi người. Tham khảo TOP 15+ cách giảm đau đầu dưới đây để lựa chọn cách trị bệnh phù hợp nhất.
Các loại thuốc đau đầu theo Tây y
Khi bị đau đầu, đại đa số người bệnh thường tìm tới thuốc Tây để giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu. Thông thường liều lượng và thời gian uống sẽ theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong kê đơn chữa đau đầu, đau nửa đầu gồm có:
Thuốc Tây trị đau nửa đầu
Đau nửa đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, một số loại thuốc được chỉ định thường là:
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng liều thấp để giảm tình trạng đau nhức nửa đầu.
- Các thuốc chống trầm cảm khác: Thuốc giảm đau đầu bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI). Tuy nhiên thuốc này mang lại hiệu quả không cao bằng thuốc chống trầm cảm ba vòng.
- Thuốc chẹn beta: Là thuốc Tây được kê đơn để kiểm soát huyết áp ở mức bình thường. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm giảm tần suất hoặc giảm cơn đau nửa đầu nếu sử dụng thường xuyên.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Tác dụng chậm và được chỉ định để phòng ngừa chứng đau nửa đầu.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Một số loại thuốc được chỉ định như aspirin hay ibuprofen có tác dụng cắt giảm cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên một số trường hợp bác sĩ kê đơn thuốc này là loại thuốc dự phòng đau đầu.
Nên thận trọng khi chữa đau đầu sử dụng thuốc Tây
Thuốc chữa đau đầu do căng thẳng
Nếu đau đầu xuất phát từ việc người bệnh quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Người bệnh có công việc thường xuyên phải lao động trí óc có thể sử dụng thuốc này ngay từ đầu để phòng tránh đau đầu.
- Thuốc an thần: Được sử dụng để an thần, giúp người bệnh giảm lo lắng, căng thẳng thần kinh. Thường loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn.
- NSAID: Một số loại thuốc phổ biến như ibuprofen và naproxen mà không cần đơn để giảm tình trạng đau đầu căng thẳng. Tuy nhiên một số trường hợp đau đầu, stress kéo dài cần có sự tư vấn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
- Opioid: thuốc chữa đau đầu có thể gây nghiện opioid được sử dụng trong trường hợp trị đau đầu do căng thẳng nghiêm trọng và bệnh nhân không hợp với thuốc NSAIDs.
Thuốc điều trị đau đầu từng cơn
Những bệnh nhân bị đau đầu từng cơn trong thời gian ngắn được khuyên sử dụng các loại thuốc dự phòng đau đầu bao gồm:
- Thuốc chẹn kênh canxi: Verapamil là thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng phổ biến nhất trong chữa đau đầu từng cơn. Tuy nhiên những người mắc bệnh tim mạch cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Liti: Có thể được chỉ định sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác tác dụng điều trị các cơn đau đầu lưỡng cực.
- Thuốc chống động kinh: Thuốc có tác dụng chính là điều trị động kinh kiểm soát tần suất các cơn đau đầu.
- Capsaicin: Thuốc được bào chế dạng xịt mũi có chứa capsaicin cũng cho thấy tác dụng giảm tần suất đau đầu theo cơn khoảng 50% trong các thử nghiệm lâm sàng.
- Các thuốc khác bao gồm ergotamine và prednison được sử dụng để ổn định thần kinh, sức khỏe sau các cơn đau đầu.
*Lưu ý: Chữa đau đầu sử dụng các loại thuốc Tây mặc dù có tác dụng nhanh chóng nhưng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa; tình trạng nghiện thuốc, nhờn thuốc nếu lạm dụng nhiều. Do vậy việc tuân thủ đơn thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là điều cần thiết giúp người bệnh tránh được những biến chứng khôn lường.
Chữa đau đầu hiệu quả và an toàn theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, đau đầu xảy ra do cơ thể bị xâm nhập bởi phong thấp, nhiệt hàn khiến kinh lạc bế tắc, âm dương không điều hòa, khí huyết trong đầu bị rối loạn. Ngoài ra sự rối loạn chức năng tạng can và đường kinh can cũng tạo điều kiện khiến bệnh phát triển gây ra các cơn đau nửa đầu, đau cả đầu, vùng đau lan rộng trên trán.
Người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như tinh thần uất ức, ù tai, đánh trống ngực, hay quên, trằn trọc khó ngủ.
Y học cổ truyền căn cứ vào căn nguyên gây bệnh, thể trạng, và biểu hiện lâm sàng của mỗi người để đưa ra các cách chữa đau đầu khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau đầu hiệu quả người bệnh có thể tham khảo:
Chữa đau đầu do can dương vượng
Triệu chứng: tâm phiền dễ cáu, đầu choáng váng, đau, căng, ngủ không yên giấc, mồm khô, lưỡi rêu vàng, huyết áp cao.
- Bài thuốc 1: Thiên ma, phục thần, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, ngưu mẫu, tang ký sinh, dạ giao đằng mỗi vị 9g; câu đằng, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc mỗi ngày 1 thang, sử dụng ít nhất liên tục trong 1 tuần.
- Bài thuốc 2: Quyết minh tử, hạ khô thảo mỗi vị 16g;câu đằng, mạn kinh tử, hương phụ mỗi vị 12g; cam thảo 6g; chi tử 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang uống liên tiếp ít nhất trong 7 ngày.
Y học cổ truyền chữa đau đầu dựa vào căn nguyên gây bệnh
Chữa đau đầu do đờm trọc
Triệu chứng: Buồn nôn, đau đầu, ngực tức, rêu trắng, mạch hoạt
- Bài thuốc 1: Bạch chỉ 10g; bán hạ, thổ phục linh, trần bì mỗi vị 12g; sinh khương tươi 8g; hậu phác 16g. Đem sắc mỗi ngày dùng 1 thang, dùng liên tục trong 1 tuần.
- Bài thuốc 2: Thiên ma, bán hạ mỗi vị 10g; bạch truật, phục linh mỗi vị 12g; trần bì 8g; thêm 6g cam thảo; 1 lát gừng tươi, đại táo 2 quả. Đem sắc mỗi ngày sử dụng 1 thang, uống liên tục trong 1 tuần.
Chữa đau đầu do huyết ứ
Triệu chứng: Đau đầu liên tục theo từng cơn, lưỡi tím hoặc có rêu trắng mỏng
Bài thuốc: Xuyên khung, diên hồ, cát căn, ngưu tất mỗi vị 30g; địa long 15g; bạch chỉ 9g; tế tân 3g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 7 ngày.
Chữa đau đầu do khí hư
Triệu chứng: Các cơn đau đầu đến âm ỉ, liên miên, người mệt mỏi, mạch tế vô lực
Bài thuốc: Hoàng kỳ 20g; cam thảo, tế tân, trần bì mỗi vị 6g; nhân sâm, sài hồ, thăng ma, mạn kinh tử mỗi vị 10g; bạch chỉ, xuyên khung mỗi vị 12g; bạch truật 16g. Đem sắc mỗi ngày dùng 1 thang, sử dụng liên tục trong 1 tuần.
Cách trị đau đầu tại nhà theo kinh nghiệm dân gian
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau đầu tại nhà sử dụng nguyên liệu dân gian trong trường hợp bị đau đầu nhẹ, những cơn đau chỉ thoáng qua và không ảnh hưởng nhiều tới công việc, cuộc sống thường ngày. Một số cách giảm đau đầu có thể thực hiện đơn giản tại nhà gồm:
Trị nhức đầu tại nhà bằng chanh và gừng
Đây là mẹo dân gian giảm đau nhức đầu tại nhà cực hiệu quả. Chanh kết hợp gừng tạo ra thức uống vừa thơm ngon, thanh lọc cơ thể lại giảm cơn đau đầu nhanh chóng.
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả chanh tươi, 1 miếng gừng tươi
- Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ sau đó cắt thành từng lát mỏng
- Chanh rửa sạch để nguyên vỏ cắt thành miếng mỏng theo chiều ngang
- Cho cả 2 nguyên liệu trên vào bình thủy tinh, thêm 500ml nước ấm vào ngâm
- Khuấy đều và có thể uống liền hoặc sử dụng sau nhiều giờ pha
Bài thuốc chữa đau đầu từ chanh và gừng
Chữa đau đầu tại nhà bằng ngải cứu
Ngải cứu từ lâu đã trở thành cây thuốc nam quen thuộc được nhân dân Việt Nam sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khi xuất hiện các cơn đau đầu, đặc biệt đâu nhiều trên đỉnh đầu, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc chữa đau đầu từ ngải cứu như sau.
- Chuẩn bị một rổ ngải cứu tươi, lấy cả thân cây; 1/3 rổ lá bưởi, 1/3 rổ lá khuynh diệp
- Đem hỗn hợp các lá trên rửa sạch nhiều lần với nước để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
- Cho lá vào nồi, thêm nước ngập lá rồi bắt đầu đun tới khi sôi, đun thêm 15 phút nữa thì tắt bếp
- Mang hỗn hợp nước này xông hơi khoảng 25 – 30 phút để giảm các cơn đau đầu.
Ngoài cách trên, người bị đau đầu cũng có thể thái nhỏ một nắm lá ngải cứu non, thêm 2 quả trứng gà ta, thêm gia vị chiên lên hoặc hấp ăn hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.
Trị đau đầu tại nhà bằng cải cúc
Trong Y học cổ truyền, cải cúc có vị hơi đắng, the, mùi thơm đặc trưng, tính mát, không chữa độc tố nên có thể sử dụng để chữa bệnh đau đầu kinh niên. Cách chữa đau đầu tại nhà sử dụng cải cúc khá hiệu nghiệm và thực hiện đơn giản theo 1 trong 2 cách sau đây:
Bài thuốc 1: Sử dụng độc vị cải cúc
- Lấy 1 nắm lá cải cúc đem nấu lọc lấy nước cốt
- Mỗi ngày sử dụng 30g cải cúc nấu lấy nước và sử dụng
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể hơ nóng lá cải cúc sau đó chườm lên đỉnh đầu và 2 bên thái dương vào buổi tối trước khi ngủ để giảm tình trạng đau nhức đầu.
Bài thuốc 2: Cải cúc chữa đau đầu cho bà bầu
Cách trị đau đầu cho bà bầu sử dụng cải cúc thường khá an toàn cho cả mẹ và em bé.
- Uống trực tiếp khoảng 10 – 15g nước rau cải cúc
- Sử dụng một nắm lá cải cúc hơ nóng lên sau đó đắp trực tiếp hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối.
Chữa đau đầu bằng tỏi đơn giản tại nhà
Tỏi không chỉ giúp tăng thêm mùi vị cho các món ăn mà còn là nguyên liệu trong bài thuốc chữa đau đầu tại nhà được nhiều người áp dụng.
Cách 1: Sử dụng nước cốt tỏi
- Chuẩn bị một củ tỏi, bóc vỏ rồi giã nát
- Lấy một miếng khăn mỏng, lọc bã rồi vắt lấy nước cốt tỏi sử dụng ngay
- Mỗi ngày người bệnh sử dụng 1 lần, sử dụng ít nhất 1 tuần để giảm triệu chứng đau đầu kèm rát họng.
Nếu không thể uống nước cốt tỏi trực tiếp, người bệnh có thể thâm chút nước ấm rồi uống. Hoặc sử dụng nước cốt tỏi nhỏ trực tiếp vào khoang mũi 2 – 3 giọt để giảm bớt những cơn đau đầu.
Trị đau đầu tại nhà bằng tỏi
Cách 2: Kết hợp tỏi và mật ong
- Chuẩn bị 1 củ tỏi đã bóc sạch vỏ, mật ong nguyên chất
- Đem tỏi cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào bình thủy tinh đã được tiệt trùng
- Đổ mật ong nguyên chất vào theo tỉ lệ 1:1
- Thêm 1 ít hạt tiêu đen lên trên sau đó đậy nắp kín và ngâm trong thời gian ít nhất 5 ngày
Cách sử dụng tỏi ngâm mật ong đơn giản, người bệnh chỉ cần ăn một muỗng hỗn hợp tỏi cùng mật ong sẽ giảm được chứng đau nhức đầu.
Bấm huyệt chữa đau đầu, thư giãn thần kinh
Bên cạnh sử dụng thuốc đặc trị, mẹo dân gian hỗ trợ giảm đau đầu, bấm huyệt xoa bóp cũng được đánh giá là cách chữa đau đầu hiệu quả người bệnh nên tham khảo.
Bấm huyệt chữa đau đầu
Bấm huyệt chữa đau đầu sử dụng một lực vừa phải của ngón tay để tác động lên huyệt đạo trên cơ thể giúp đả thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu não, giảm nhẹ các cơn đau nhức đầu. Một số huyệt đạo trên kê thể thực hiện bấm huyệt chữa đau đầu gồm:
- Thái khê: Xác định là vị trí trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong với mép trong gân gót và khe giữa gân gót chân ở phía sau.
- Thái uyên: Được xác định trên vết lằn cổ tay theo chiều ngang. Huyệt này nằm tại chỗ lõm trên động mạch tay quay, phía dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
- Thận du: Xác định là vị trí dưới gai sống thắt lưng 2 đo ngang ra 1,5 tấc, nằm ngang với huyệt mệnh môn.
- Chí thất: Nằm phía dưới gai cột sống thắt lưng theo chiều ngang khoảng 3 tấc, cách huyệt thận du khoảng 1,5 tấc.
- Quan nguyên: Huyệt này nằm dưới rốn 3 tấc theo chiều thẳng và nằm trên bờ xương mu 2 tấc.
- Mệnh môn: Được xác định ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.
*Lưu ý: Việc bấm huyệt chữa đau đầu phải được thực hiện bởi những thầy thuốc, lương y có tay nghề cao. Nếu không am hiểu về vị trí huyệt đạo tuyệt đối người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà để tránh tối đa những rủi ro khôn lường có thể xảy ra.
Một số cách chữa đau đầu phổ biến khác
Ngoài những cách chữa đau đầu kể trên, bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo thêm một số phương pháp giảm đau nhức đầu dưới đây:
Tập Yoga chữa đau đầu
Các bài tập Yoga đơn giản dưới đây sẽ giúp tăng tuần hoàn máu tới não bộ, từ đó giảm dần các cơn đau đầu. Một số tư thế Yoga chữa đau đầu như sau:
- Tư thế ngồi giãn cổ
Ngồi với tư thế thoải mái, đắt tay trái lên mặt bên phải của đầu sau đó nhẹ nhàng kéo đầu nghiêng về bên trái. Giữ nguyên tư thế trong vài nhịp thở sau đó đổi bên tương tự.
Yoga hỗ trợ điều trị đau đầu tại nhà
- Tư thế chó cúi đầu nghỉ
Hít thở thật sâu đồng thời để đầu thải lỏng xuống giữa hai vai. Hai tay chắp lại hướng về phía trước giúp lưu thông máu tới não bộ, giảm chứng đau nhức đầu.
- Tư thế chồng đầu tay nắm
Ngồi thả lỏng trên thảm tập sao cho hai cẳng chân đặt song song với mặt sàn và rộng bằng hông. Hai tay đan chéo và đặt phía sau người. Từ từ nghiêng người về phía trước, tạo biến thể của tư thế trẻ con. Nếu cảm thấy thoải mái, không đau đớn bạn giữ nguyên tư thế này và nâng hông lên sao cho bạn có thể tựa lên đỉnh đầu của mình.
Thay đổi thói quen trong sinh hoạt
Một số thói quen trong sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng góp phần giảm thiểu những cơn đau đầu xảy ra.
- Chọn gối phù hợp để ngủ
Một nghiên cứu nhỏ từ các nhà khoa học, khi có một chiếc gối ngủ phù hợp với cơ thể sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Lúc này hệ thống mạch máu lưu thông sẽ tốt hơn, các cơn đau nhức đầu từ đó cũng được kiểm soát.
- Thực hành thói quen tốt khi ngủ
Khi đi ngủ bạn nên bỏ thiết bị điện tử: không xem tivi quá muộn, sử dụng điện thoại, ipad, laptop trong một giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh tối đa những nơi ồn ào và ánh sáng chói
Ô nhiễm tiếng ồn hay đèn nhấp nháy quá chói sẽ kích thích các giác quan, góp phần gây ra chứng đau nửa đầu. Vì vậy, người bệnh không nên: Lái xe vào buổi tối, tham dự các câu lạc bộ đông người, ra đường vào thời điểm nắng gắt. Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh là chế độ ánh sáng, âm thanh khi sử dụng thiết bị điện tử sao cho bản thân phải cảm thấy thoải mái nhất.
- Không buộc tóc quá chặt và cao
Buộc tóc cao và quá chặt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chị em phụ nữ gặp phải chứng đau đầu. Vì vậy, chị em nên nới lỏng dây buộc tóc để da đầu không bị căng, hạn chế bị đau đầu.
- Nghe nhạc thư giãn
Từ lâu, âm nhạc có thể xem là liệu pháp giúp thư giãn và giảm đau đầu khá hiệu quả. Bạn có thể thưởng thức, hòa mình vào những bản nhạc nhẹ nhàng sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng để những cơn đau đầu không còn đeo bám.
Chữa đau đầu bằng việc bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày
Thiếu hụt dinh dưỡng được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy, ban biên tập xin gợi ý 1 số dưỡng chất cần thiết mà người bệnh cần bổ sung để giảm đau đầu như sau:
Magiê: Đóng vai trò là một khoáng chất rất quan trọng giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu và dẫn truyền dây thần kinh. Bổ sung magiê trong bữa ăn hàng ngày cũng được các bác sĩ khuyên là cách giảm đau đầu an toàn, hiệu quả.
Các vitamin nhóm B: Đây là nhóm vitamin dễ dàng tan trong nước có tác dụng giúp chuyển hóa nhanh thức ăn, giảm chứng đau đầu. Một số nhóm vitamin B được bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên bổ sung đầy đủ gồm: vitamin nhóm B gồm B2 (riboflavin), B12 và B6 (pyridoxine), B9 (folate).
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trọng hỗ trợ điều trị chứng đau đầu
Coenzyme Q10: Là chất được cơ thể sản sinh ra để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Chúng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung coenzyme Q10 là một cách để chữa đau đầu khá hữu hiệu.
Trên đây là tổng hợp 15+ cách chữa đau đầu được áp dụng phổ biến nhất. Hy vọng bài viết cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích trong cẩm nang sống khỏe của quý bạn và người bệnh. Cách tốt nhất để điều trị đau đầu hiệu quả là việc người bệnh chủ động đi thăm khám để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!