TOP 6 mẹo chữa vảy nến bằng lá khế đơn giản tại nhà
Chữa vảy nến bằng lá khế là mẹo dân gian được ông bà ta sử dụng rất nhiều nhờ sự đơn giản, dễ thực hiện và nguyên liệu dễ kiếm. Vậy có thể điều trị vảy nến nhờ lá khế bằng những cách nào? Cùng tapchiyhoccotruyen tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Công dụng của lá khế trong điều trị vảy nến
Cây khế là loại cây trồng để ăn quả. Quả khế được sử dụng trong chế biến các món ăn và là thành phần của một số bài thuốc. Tuy nhiên, trong dân gian, lá khế lại được sử dụng nhiều để chữa các bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến. Lá khế có tác dụng kháng viêm, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc trên da.
Theo y học cổ truyền, lá khế có tính mát, vị chát, lợi tiểu, có tác dụng kháng viêm, chống sưng, tán nhiệt độc. Loại lá này thường được ông bà ta sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở loét da, dị ứng, mẩn ngứa, bệnh vảy nến…
Theo y học hiện đại, trong lá khế có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, tốt cho da như vitamin A, B, C1, C2, K. Đây đều là những chất giúp da sáng mịn và khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, các chất như phốt pho, magiê, sắt có trong lá khế có tác dụng làm dịu da tức thì, giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Đồng thời, chúng còn giúp loại bỏ các tế bào chết trên da. Các hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn trong lá khế giúp ức chế và ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào da.
Với những công dụng và đặc tính đó, lá khế được nhiều người yên tâm khi sử dụng để điều trị bệnh vảy nến.
Hướng dẫn 6 cách chữa vảy nến bằng lá khế đơn giản tại nhà
Lá khế được sử dụng nhiều trong chữa vảy nến nhờ nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại rất tốt. Dưới đây là 6 cách chữa vảy nến bằng lá khế mà bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà:
1. Đắp lá khế
Trong lá khế có rất nhiều thành phần tốt cho da, vì thế người bệnh có thể sử dụng riêng lá khế để điều trị bệnh mà không cần kết hợp với nguyên liệu nào khác.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá khế, muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch lá khế nhiều lần với nước cho hết bụi bẩn
- Để ráo nước, tiến hành giã nát lá khế cùng một chút muối hạt
- Rửa sạch vùng da bị vảy nến
- Dùng hỗn hợp lá khế giã nhuyễn bôi vào da, sử dụng băng gạc để cố định lại
- Giữ nguyên trong 15-20 phút sau đó rửa lại với nước sạch
- Áp dụng 2 lần 1 ngày, sáng và tối
2. Thoa nước cốt lá khế
Cách thức thoa nước cốt lá khế cũng tương tự như việc đắp lá khế. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp đắp bã lá là áp dụng được với vùng da vảy nến lớn, dùng được cho da đầu và không mất công thay băng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá khế, muối hạt
Cách làm:
- Rửa lá khế thật sạch với nhiều lần nước
- Giã nát lá khế với một chút muối hạt, sử dụng băng gạc hoặc vải mỏng để ép lấy nước, bỏ bã
- Rửa sạch vùng da vảy nến
- Thoa nước cốt lá khế vào da, sau khi khô thì thoa lại 2-3 lần
- Giữ nguyên trên da trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa lại với nước
- Thực hiện mẹo chữa vảy nến bằng lá khế này 2 lần 1 ngày, sáng và tối.
3. Uống nước lá khế
Uống nước lá khế là phương pháp được ông bà ta sử dụng không chỉ để chữa vảy nến mà nó còn có tác dụng làm mát, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Đặc biệt, nó có tác dụng kiểm soát đường huyết.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá khế
Cách làm:
- Rửa sạch lá khế với nước cho hết bụi bẩn
- Vò nát lá khế, nấu trong nồi với khoảng 2 lít nước, tiến hành đun với lửa nhỏ trong 10-15 phút
- Sử dụng phần nước cốt để uống, phần bã có thể tận dụng để chà xát nhẹ lên vùng da vảy nến
- Uống 1 lần 1 ngày
4. Sử dụng phương pháp chườm nóng với lá khế
Chườm nóng có tác dụng làm giảm nhanh các cơn ngứa do vảy nến gây ra, đồng thời giúp giảm sưng, tiêu viêm rất hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá khế
Cách làm:
- Rửa sạch lá khế với nhiều lần nước cho hết bụi bẩn
- Cắt nhỏ lá, sao trên chảo đến khi lá khô và chuyển màu, sao trong khoảng 5 phút
- Bọc lá khế đã sao bằng vải mỏng, thực hiện chườm lên vùng da vảy nến
- Chườm đến khi lá khế nguội hẳn
- Áp dụng 1 lần 1 ngày
- Không nên chườm khi lá khế còn quá nóng vì sẽ khiến da bị tổn thương.
5. Tắm nước lá khế để chữa vảy nến
Với người bệnh bị vảy nến toàn thân, khi áp dụng các phương pháp trên sẽ khó thực hiện và rất mất thời gian. Khi đó, người bệnh có thể sử dụng lá khế để tắm hoặc thực hiện ngâm rửa vùng da vảy nến. Cách thức này vừa có tác dụng điều trị vảy nến hiệu quả, vừa giúp da mịn màng hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá khế, muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch lá khế với nhiều lần nước
- Vò nát lá khế, đun với khoảng 2 lít nước và một chút muối hạt trong 5-10 phút
- Đổ ra chậu cho nguội hoặc thêm nước lạnh hỗn hợp nguội dần
- Thực hiện tắm, hoặc ngâm rửa toàn thân
- Có thể sử dụng để gội đầu với trường hợp người bệnh bị vảy nến da đầu
- Áp dụng 1 lần 1 ngày
- Lưu ý không tắm khi nước quá nóng sẽ khiến da dễ bị tổn thương.
6. Chữa vảy nến bằng lá khế kết hợp cùng thảo dược
Lá khế khi được kết hợp cùng một số loại thảo dược sẽ làm tăng công dụng điều trị vảy nến. Các loại thảo dược được sử dụng cũng có tác dụng tương tự như lá khế và được sử dụng nhiều để chữa các bệnh ngoài da.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g lá khế, 20g lá thanh hao, 20g lá thông và 20g lá long não.
Cách làm:
- Rửa sạch toàn bộ phần nguyên liệu với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn
- Cho nguyên liệu vào nồi đun sôi với 3-4 lít nước trong khoảng 15 phút
- Đổ ra chậu lớn, có thể thêm nước lạnh để nguội bớt.
- Sử dụng để tắm, dùng bã lá chà xát nhẹ lên vùng da vảy nến
- Áp dụng 3 lần 1 tuần.
Với 6 cách chữa vảy nến bằng lá khế, bạn có thể áp dụng từng biện pháp phù hợp với bản thân cũng như tình trạng bệnh. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Lưu ý khi chữa vảy nến bằng lá khế
Lá khế là một loại thảo dược trong thiên nhiên nên rất an toàn khi chữa bệnh. Khi chữa vảy nến bằng lá khế, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau để quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả.
- Kiên trì sử dụng một thời gian dài để thấy rõ được hiệu quả
- Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng một cách tốt nhất với tình trạng vảy nến nhẹ, mới bắt đầu khởi phát bệnh
- Trong quá trình điều trị bằng lá khế, nếu gặp bất kì trường hợp dị ứng hay triệu chứng bất thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay
- Những người dị ứng với thành phần có trong lá khế thì nên tránh sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh vảy nến, người bệnh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc da khác như:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị vảy nến
- Không chà xát mạnh tay vào vùng da bị vảy nến
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin vào bữa ăn. Thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý
- Kết hợp tập thể dục thể thao ít nhất 15 phút mỗi ngày
- Tránh tiếp xúc với các loại hoá chất như xà phòng, nước rửa bát, bột giặt,…
- Không tự ý mua các loại thuốc, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
- Thoa thêm kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress.
Trên đây là những thông tin về phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế cùng những lưu ý trong quá trình điều trị. Ngoài việc thực hiện các biện pháp chữa trị tại nhà thì người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế và nhận tư vấn của bác sĩ để hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!