Tổng Hợp Cách Chữa Và Thuốc Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Chữa rối loạn tiền đình tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe được người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc rối loạn tiền đình nào và chữa bằng cách nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được thông tin hữu ích về cách điều trị rối loạn tiền đình được áp dụng hiệu quả hiện nay.
Rối loạn tiền đình gây ra tình trạng mất thăng bằng, choáng váng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, dễ ngã và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thần kinh, huyết áp, đột quỵ nguy hiểm. Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm giúp tăng hiệu quả cũng như tránh được di chứng, biến chứng. Dưới đây là một số cách chữa rối loạn tiền mà bạn đọc có thể tham khảo.
Thuốc rối loạn tiền đình theo Tây y và lưu ý khi sử dụng
Sử dụng thuốc rối loạn tiền đình theo Tây y là cách mà nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, rối loạn tiền đình uống thuốc gì, liều lượng ra sao? cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe thần kinh, sức khỏe cơ thể. Dưới đây là một số loại thuốc thường xuất hiện trong đơn thuốc rối loạn tiền đình.
- Thuốc chống viêm điều trị viêm dây thần kinh tiền đình, thuốc chóng mặt rối loạn tiền đình như: glucocorticoid, methylprednisolon
- Thuốc an thần cải thiện tình trạng lo lắng, chóng mặt, đau đầu như diazepam, loaepam
- Thuốc giúp tăng tuần hoàn máu não, lưu thông máu đến cơ quan tiền đình được chỉ định sử dụng lâu dài gồm” almitrin – raubasin (duxil), betahistin (Betaserc)
- Thuốc flunarizine tác dụng điều trị triệu chứng chóng mặt do bệnh tiền đình, thiếu máu não, phòng và giảm đau nửa đầu.
- Thuốc Cinnarizin có tác dụng với chứng rối loạn tuần hoàn ngoại biên, đau nửa đầu, kiểm soát chóng mặt do say tàu xe, rối loạn tiền đình.
- Thuốc Piracetam có tác dụng ổn định và cải thiện chức năng tiền đình.
- Tanganil là thuốc tiêm rối loạn tiền đình được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, giảm triệu chứng nghiêm trọng khi tiền đình bị rối loạn. Sử dụng thuốc cần được chỉ định và thực hiện tiêm bởi bác sĩ.
- Melatonic là thuốc rối loạn tiền đình của Mỹ kết hợp nhiều thảo dược và tân dược có tác dụng hoạt huyết, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ốc tai, phòng nguy cơ tai biến.
Lưu ý: Các nhóm thuốc Tây kể trên có thể gây ra các tác dụng phụ khi lạm dụng. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi, đau nhức cơ, rối loạn tiêu hóa, một số nhóm thuốc gây hại cho gan, thận khi dùng dài ngày.
Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y hiệu quả và an toàn
Theo Y học cổ truyền, rối loạn tiền đình thuộc chứng huyễn vựng với biểu hiện đau đầu, hoa mắt, choáng váng, trực ngã do mất thăng bằng. Y học cổ truyền chia huyễn vựng thành hư chứng (biểu hiện chậm và kéo dài) và thực chứng (biểu hiện nhanh và nặng, xảy ra từng cơn, buồn nôn, choáng váng, đau đầu không ngồi dậy được).
Điều trị rối loạn tiền đình, Y học cổ truyền đi sâu loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, chữa trị triệu chứng, bồi bổ phục hồi hệ thần kinh, bộ phận tiền đình và cơ thể toàn diện.
Cách trị rối loạn tiền đình tại nhà
Đối với trường hợp bị rối loạn tiền đình nhẹ, bệnh mới chớm, có thể sử dụng các cách chữa trị tại nhà bằng thảo dược tự nhiên. Một số lá cây là các bài thuốc dân gian cải thiện triệu chứng bệnh được sử dụng phổ biến như:
Lá cây chữa rối loạn tiền đình từ cây đinh lăng
Lá đinh lăng chứa nhiều vitamin B1, B6, B2, vitamin C, acid amin và các khoáng chất có tác dụng với tình trạng rối loạn tiền đình. Sử dụng lá cây chữa rối loạn tiền đình từ lá đinh lăng, người bệnh có thể áp dụng như sau:
Chuẩn bị: Rễ cây đinh lăng, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và bảo quản trong lọ kín.
Thực hiện: Lấy 15gr rễ đinh lăng khô hãm với nước sôi và uống trong ngày thay nước.
Hoặc người bị tiền đình có thể bổ sung món ăn với lá đinh lăng và sườn heo bằng cách:
- Rửa sạch lá đinh lăng, sườn heo, ướp sườn heo với mắm, muối, hạt tiêu, đường, hành khô trong 15 phút.
- Cho sườn vào nồi hầm cho mềm rồi cho lá đinh lăng vào, đun 5-10 phút thì lấy ra ăn.
Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng tam thất
Tam thất chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ngăn lão hóa, chống viêm, tốt cho tim mạch, hệ thần kinh, hiệu quả với tình trạng hoa mắt, đau, đầu, chóng mặt, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não.
Cách thực hiện mẹo chữa rối loạn tiền đình này như sau:
- Chuẩn bị hoa tam thất, lạc tiên, lá dâu tằm khô mỗi thứ 10gr.
- Rửa sạch các vị thuốc và sắc kỹ với nước, để lửa nhỏ trong 30 phút.
- Lấy phần nước này và uống khi còn nóng.
Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình
Ngải cứu chứa 1 lượng lớn tinh dầu, hoạt chất và acid amin có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu não cải thiện tình trạng mất ngủ, choáng váng, hoa mắt, đau đầu.
Cách thực hiện:
- Lấy 30gr ngải cứu khô, mật ong hoặc đường
- Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho lá ngải cứu khô vào hãm trong 10 phút.
- Dùng nước này để uống hàng ngày. Để dễ uống có thể thêm chút đường hoặc mật ong.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu để chế biến các món ăn cũng rất tốt cho bệnh rối loạn tiền đình. Cách trị rối loạn tiền đình tại nhà ăn rau ngải hầm với óc heo trong 7 ngày giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Thuốc Nam trị rối loạn tiền đình từ mộc nhĩ
Chuẩn bị: Mộc nhĩ, táo tàu, gừng và thịt nạc lợn
Thực hiện: Thịt rửa sạch và thái mỏng, mộc nhĩ ngâm với nước nóng, làm sạch và thái chỉ.
Đun kỹ thịt nạc, mộc nhĩ cho đến khi nhừ, thêm gia vị và ăn vào mỗi buổi sáng. Khi áp dụng cách chữa rối loạn tiền đình này, người bệnh cần thực hiện liên tục 1 tháng để thấy hiệu quả.
Ngâm chân nước ấm cải thiện bệnh tiền đình
Ngâm chân nước ấm, muối hoặc kết hợp thêm gừng tưởi, tinh dầu… có thể giúp giảm lưu thông máu, giảm mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và các triệu chứng tiền đình.
Xoa bóp, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Day, ấn huyệt tại các huyệt hợp cốc, nội quan, tam âm giao… 5-10 phút mỗi ngày giúp kiện tỳ, định thần, cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng tay xoa bóp vùng trán, đầu, ổ mắt, tai cũng giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
Bài tập chữa rối loạn tiền đình
Một số bài tập có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình như:
Bài tập với mắt:
- Mắt nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật
- Di chuyển từ từ đầu từ trái sang phải, mắt vẫn tập trung vào điểm đã nhắm đến trước đó và đổi bên.
- Thực hiện trong vòng 1 phút, nếu thấy chóng mặt và nhức đầu thì dừng lại.
Bài tập tư thế nằm:
- Ngồi thẳng, quay đầu sang trái 1 góc 45 độ và từ từ nằm xuống nghiêng người sang phải và giữ nguyên tư thế trong 30-45 giây.
- Quay trở lại tư thế ban đầu và lặp lại mỗi bên 6 lần.
Đi bộ cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình:
Đi bộ bước nhanh 5-6 bước thì dừng lại khoảng 10 giây và tiếp tục lặp lại. Bước nhanh về phía trước 5 bước rồi lùi nhanh về phía sau 5 bước rồi dừng lại, lặp lại tiếp tục.
Ngoài ra, vừa đi bộ vừa xoay đầu trái, phải, gật đầu lên xuống, nhắm mắt, mở mắt cũng có tác dụng với bệnh tiền đình.
Tập yoga chữa rối loạn tiền đình cũng được nhiều người áp dụng, một số bài tập và từ thế yoga hiệu quả với chứng bệnh này gồm:
Tư thế trái núi:
- Đứng thẳng người, chân dang rộng bằng vai, hít thở sâu, rướn người lên trên đồng thời giơ 2 tay lên cao sát mang tai.
- Chắp 2 bàn tay lại và giữ nguyên tư thế trong 2-4 phút, hít thở đều.
Gập người về phía trước:
- Đừng thẳng chân, hai chân rộng bằng vai, tay buông lỏng, nâng hai tay lên khỏi đầu và rướn người lên cao.
- Thở ra và cúi người xuống cho tay chạm sàn, ôm lấy cổ chân, đầu thả lỏng giữ tư thế trong 1-3 phút.
Lưu ý: Các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà kể trên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng khi bệnh nhẹ. Với trường hợp nặng, người bệnh cần được thăm khám, điều trị bằng phương pháp bài bản hơn.
Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì?
Để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Một số nhóm thực phẩm cần bổ sung gồm:
- Các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin B1, B6, B12, khoáng chất tốt cho hệ thống tiền đình.
- Thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, sữa, ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu folate như rau có màu xanh đậm, các loại hạt, đậu…
- Rối loạn tiền đình nên ăn trái cây gì? người bệnh nên bổ sung nước ép cam, trái quýt, bưởi, kiwi…
- Uống nhiều nước cải thiện tuần hoàn máu não.
Bên cạnh đó, bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm như:
- Ăn nhạt, hạn chế lượng muối dung nạp trong ngày.
- Tránh các món ăn chiên rán, đồ ngọt, chất kích thích.
- Tránh các loại rượu bia, cafe, thuốc lá…
Sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ
Để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, tích cực vận động cơ thể giúp khí huyết lưu thông, tăng cường thể trạng.
- Tập các bài tập vận động, bài tập vẩy tay, thể dục, chạy bộ mỗi ngày.
- Không thay đổi tư thế đột ngột, không gối đầu quá cao.
- Hạn chế căng thẳng trong công việc, thường xuyên vận động trong quá trình làm việc.
- Nằm hoặc ngồi khi thấy chóng mặt, mất thăng bằng.
- Hạn chế lái xe hoặc leo trèo cao.
Chữa rối loạn tiền đình ở đâu uy tín?
Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn đơn vị uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cùng chất lượng dịch vụ tốt. Dưới đây là một số cơ sở y tế uy tín trong điều trị bệnh tiền đình và các bệnh lý liên quan.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bệnh viện có chuyên khoa nội thần kinh điều trị các bệnh lý về thần kinh như rối loạn tiền đình, động kinh, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch… Bệnh viện có thiết bị thăm khám hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Thời gian làm việc: 6h30-17h00 từ thứ 2 – thứ 6.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chuyên khoa Nội thần kinh tại Phòng khám Số 1 Bệnh viện Đại học y quy tự các bác sĩ chuyên khoa thần kinh đầu ngành. Thiết bị khám chữa bệnh được bệnh viện đầu tư bài bản, hiện đại gồm máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp Xquang số hóa, máy điện não, điện cơ…
Địa chỉ: Tòa nhà A5 Tôn Thất Tùng – Hà Nội.
Thời gian làm việc: 7h30 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 7h30 – 11h30
Khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
Bach Mai là bệnh viện lớn tuyến đầu cả nước. chuyên khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, khám và điều trị các bệnh lý rối loạn tiền đình, động kinh, đau đầu, parkinson, rối loạn thần kinh thực vật… Đây cũng là đơn vị được trang bị thiết bị khám chữa bệnh hiện đại.
Địa chỉ: 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội.
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 7h30-16h30, thứ 7 từ 7h30 – 12h00
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Nếu điều trị rối loạn tiền đình bằng Y học cổ truyền thì Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị hàng đầu hiện nay. Trung tâm là sự lựa chọn số 1 về Y học cổ truyền của đông đảo người bệnh cả nước. Với bề dày hơn 1 thập kỷ, Trung tâm sưu tầm, lưu giữ hơn 100 bài thuốc cổ phương cùng liệu pháp trị bệnh tinh hoa Y học cổ truyền.
Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi và giàu kinh nghiệm như: Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương…
Tiên phong trong ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền, thảo dược sạch vào điều trị, Trung tâm sở hữu bài thuốc đặc trị rối loạn tiền đình Định tâm An thần thang giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh.
Bên cạnh hiệu quả điều trị, Trung tâm Thuốc dân tộc có dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao. Thủ tục khám chữa bệnh nhanh chóng, không phải chờ đợi, bác sĩ tận tâm, nhân viên chu đáo. Người bệnh được bác sĩ đồng hành trong điều trị.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!