Rối Loạn Tiền Đình: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị HIỆU QUẢ Nhất [ĐỪNG BỎ QUA]

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn tiền đình là bệnh lý về hệ thần kinh rất phổ biến và có tỷ lệ mắc ngày càng cao trong dân số. Khi rối loạn tiền đình đi kèm với một số bệnh lý khác như tiểu đường, thiếu máu não, huyết áp… có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Thông tin chi tiết kiến thức bệnh và cách điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả sẽ được cung cấp trong nội dung bài viết này.

Rối loạn tiền đình là gì? 

Để hiểu rối loạn tiền đình là bệnh gì trước hết bạn cần nắm rõ về cơ quan tiền đình. Tiền đình là một cơ quan có vị trí ở phía sau ốc tai ở hai bên, thuộc về hệ thần kinh của con người. Cơ quan này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của cơ thể khi hoạt động, thay đổi các tư thế hay kết hợp hoạt động với các bộ phận khác như thân mình, mắt, chân, tay…

Ảnh minh họa cơ quan tiền đình
Ảnh minh họa cơ quan tiền đình

Khi hoạt động dẫn truyền thần kinh tới khu vực tiền đình bị tắc nghẽn, khiến việc tiếp nhận thông tin của cơ quan này gặp vấn đề dẫn đến rối loạn. Rối loạn tiền đình có thể do dây thần kinh số 8 trục trặc, động mạch nuôi dưỡng não gặp vấn đề hoặc các tổn thương khác có thể xảy ra tại não hay phía tai trong. 

Lúc này chức năng tiền đình bị ảnh hưởng, khiến việc duy trì trạng thái cân bằng không còn ổn định, cơ thể khó giữ được thăng bằng, thường xuyên xuất hiện các biểu hiện chóng mặt, loạng choạng, buồn nôn, hoa mắt, ù tai… 

Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột, sau đó lặp lại rất nhiều lần khiến người bệnh choáng váng, mệt mỏi, khó chịu và rất khó tập trung vào công việc hay hoạt động sống khác. Có thể phân loại rối loạn tiền đình ra thành hai nhóm khác nhau tùy thuộc theo nguồn gốc của bệnh. Cụ thể:

Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên

Bệnh tiền đình ở ngoại biên là tình trạng bệnh lý xảy ra tại khu vực tai trong. Biểu hiện bệnh rất thường xuyên, lặp lại nhiều lần gây mất thăng bằng. Tuy mức độ nguy hiểm thấp hơn nhưng gây ra vô vàn bất tiện, khó khăn trong cuộc sống.

Rối loạn tiền đình ốc tai xảy ra khi khu vực tai và não bộ bị tổn thương khiến cơ thể khó giữ được thăng bằng, mất phương hướng, gặp vấn đề về thính giác, khó tập trung, mệt mỏi.

Rối loạn tiền đình trung ương

Đây là dạng bệnh tiền đình xảy ra do tổn thương nào đó ở khu vực não bộ, có thể là tiểu não hoặc thân não. Dạng bệnh tiền đình này ít gặp hơn, biểu hiện triệu chứng không quá thường xuyên. Tuy nhiên đây lại là dạng tiền đình rất nguy hiểm, diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn. 

Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất thường gặp
Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất thường gặp

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Trên thực tế, bệnh tiền đình rất nguy hiểm và dễ dẫn tới biến chứng khó lường. Khi mắc rối loạn tiền đình, các triệu chứng bệnh xảy ra rất thường xuyên, kéo dài liên tục và xuất hiện đột ngột. Khi tình trạng rối loạn đột ngột xảy ra, người bệnh đang trong trạng thái di chuyển rất dễ bị ngã, tai nạn khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Ngã, tai nạn giao thông gây chấn thương và nghiêm trọng nhất là chấn thương sọ não.

Bên cạnh đó, rối loạn tiền định kéo dài lâu ngày còn gây ra tình trạng máu lên não chậm hoặc thiếu máu lên não, dẫn tới tăng cao nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ có nguy cơ tử vong và để lại di chứng. Ngoài ra, tiền đình rối loạn làm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp… nguy hiểm.

Bệnh tiền đình thường tái đi tái lại với tần suất lớn, khiến người bệnh luôn trong trạng thái quay cuồng, mệt mỏi, khó chịu, mất đi sự tập trung, minh mẫn, dẫn tới cáu gắt, hiệu quả công việc thấp.

Rối loạn tiền đình có thể gây biến chứng đe dọa tính mạng
Rối loạn tiền đình có thể gây biến chứng đe dọa tính mạng

Triệu chứng rối loạn tiền đình và cách nhận biết bệnh

Tùy vào nguồn gốc rối loạn tiền đình mà các biểu hiện của bệnh có thể khác nhau. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu rối loạn tiền đình sẽ giúp bệnh nhân có cách xử lý phù hợp và hạn chế được biến chứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu rối loạn tiền đình ngoại biên

Bệnh tiền đình ở ngoại biên đặc trưng bởi tình trạng chóng mặt xảy ra liên tục, đi kèm các rối loạn khác về thính giác, thị giác và các biểu hiện mệt mỏi của cơ thể. Cụ thể:

  • Bệnh nhân cảm thấy mọi thứ quanh mình đều quay cuồng, đảo lộn, choáng váng.
  • Người bệnh bị mất thăng bằng, loạng choạng, đầu óc không tỉnh táo, chóng mặt, xây xẩm, quay cuồng và rất dễ ngã.
  • Trong cơn tiền đình, bệnh nhân sẽ thấy mắt bị mờ hoặc nhòe đi, chóng mặt, không xác định được phương hướng.
  • Hầu hết bệnh nhân tiền đình đều gặp vấn đề ở tai với biểu hiện ù tai nhẹ hoặc rất nặng. Một số trường hợp không được điều trị đúng cách có thể gây giảm hoặc mất thính lực.
  • Bệnh nhân thường xuyên nghe thấy các âm thanh ù ù như tiếng máy chạy hoặc tiếng ve kêu ở trong tai, đặc biệt là khi đi ngủ.
  • Ngoài ra, rối loạn tiền đình tái phát gây cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn nhiều lần.
  • Mệt mỏi, uể oải, kém tập trung, thận trọng với biểu hiện hạ huyết áp.

Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình trung ương

Biểu hiện rối loạn tiền đình trung ương phần lớn giống với tiền đình ở ngoại biên. Tuy nhiên biểu hiện bệnh không liên tục như vậy và mức độ nghiêm trọng ở ngưỡng cao hơn. 

  • Chóng mặt vẫn là dấu hiệu không thể thiếu. Tuy nhiên bệnh nhân có thể không cảm thấy quá quay cuồng mà giống như người say sóng, bồng bềnh rất khó chịu.
  • Thính lực suy giảm với các biểu hiện nghe không rõ, ù tai.
  • Nhãn cầu rung giật mạnh theo cả các hướng khác nhau.
  • Khó giữ thăng bằng khi đi lại, cơ thể xiêu vẹo, không đi được trên một đường thẳng.
  • Mất khả năng phối hợp động tác, khó điều chỉnh tay, chân làm việc chính xác theo ý muốn của mình.
  • Một số trường hợp trong cơn tiền đình bị thay đổi giọng nói khi cố gắng phát âm một tiếng gì đó.
Không khó để nhận biết dấu hiệu rối loạn tiền đình
Không khó để nhận biết dấu hiệu rối loạn tiền đình

Nguyên nhân rối loạn tiền đình rất đa dạng

Tại sao bị rối loạn tiền đình là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Trên thực tế có nhiều tác nhân khác nhau có thể dẫn tới bệnh lý này. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Nguyên nhân gây ra bệnh tiền đình ngoại biên

Tình trạng bệnh tiền đình ở ngoại biên có thể do một đợt bệnh quai bị, zona hoặc thủy đậu gây ra. Thống kê cho thấy nguyên nhân này chiếm khoảng 5% các ca bệnh tiền đình. Những trường hợp mắc tiền đình do hệ quả của các bệnh lý kể trên thường gặp các biểu hiện chóng mặt xảy ra đột ngột và diễn tiến trong nhiều giờ đồng hồ, nhưng đa số thính lực không bị ảnh hưởng.

Bệnh tiền đình do hệ quả của rối loạn chuyển hóa: Một số bệnh lý về chuyển hóa như suy tuyến giáp, tiểu đường, tăng ure máu… cũng có thể gây biến chứng là tình trạng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra một số tình trạng khác có thể gây bệnh tiền đình như:

  • Tình trạng phù nề ở khu vực tai trong, còn gọi là hội chứng Meniere.
  • Biến chứng của viêm tai giữa không được điều trị khỏi.
  • Yếu tố bẩm sinh về dị dạng ở vùng tai trong.
  • Những chấn thương gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực tai trong.
  • Dây thần kinh số 8 bị tổn thương, viêm hoặc u
  • Do các tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc, dùng chất gây nghiện, hoặc uống quá nhiều rượu.
  • Hệ quả của tình trạng say tàu xe nghiêm trọng.
  • Hệ quả của bệnh nhãn cầu hoặc sỏi nhĩ.
Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

 

Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở trung ương

Bệnh tiền đình ở trung ương nguy hiểm và ít gặp hơn. Bệnh thường là hệ quả của một số bệnh lý khác như: U tiểu não, hạ huyết áp tư thế, Parkinson, Wallenberg, thiểu năng tuần hoàn sống nền, xơ cứng rải rác, đau đầu migraine, nhồi máu tiểu não, giang mai thần kinh…

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bệnh tiền đình

Ngoài những nguyên nhân chính gây bệnh tiền đình kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân hoặc làm tăng khả năng mắc bệnh tiền đình.

  • Tuổi cao: Số liệu thống kê cho thấy rằng, người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với những người trẻ tuổi.
  • Người có tiền sử thường xuyên chóng mặt: Người từng có biểu hiện chóng mặt dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền đình.
  • Phụ nữ sau sinh: Sự thay đổi đột ngột các hormone trong cơ thể, kèm theo sự suy giảm thể lực sau khi sinh khiến phụ nữ dễ bị rối loạn tiền đình hơn.
Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình
Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

 

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không? Cần lưu ý điều gì?

Bệnh tiền đình gây ra rất nhiều bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống. Tuy nhiên bệnh tiền đình hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Điều quan trọng là bệnh nhân cần chữa đúng cách, điều trị tích cực. 

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống để chữa tiền đình, đặc biệt là các loại thuốc Tây y, bởi nguy cơ tác dụng phụ là rất cao. Khi nghi ngờ có dấu hiệu bị rối loạn tiền đình, nên thăm khám với bác sĩ. Cần xác định chính xác tình trạng, mức độ tiền đình, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh việc dùng thuốc, các chuyên gia cũng khuyên người bị tiền đình nên kết hợp với việc tập luyện thường xuyên bằng các bài tập, hoặc môn thể thao nhẹ nhàng. Điều này giúp cải thiện thể trạng, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp ổn định lưu lượng máu lên não, nhờ đó giảm triệu chứng chóng mặt.

Với những trường hợp rối loạn tiền đình do hệ quả của các bệnh lý mãn tính, thì bên cạnh điều trị triệu chứng tiền đình, cần đi đôi với việc kiểm soát bệnh lý nền như huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…

Ngoài ra, những bệnh nhân tiền đình có bệnh lý nền trước đó cần áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý, khoa học. Tránh tình trạng ăn uống không giữ gìn khiến các chỉ số bệnh tăng không kiểm soát, hoặc kiêng khem quá mức gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Rối loạn tiền đình nếu thăm khám sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi
Rối loạn tiền đình nếu thăm khám sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi

Cách điều trị rối loạn tiền đình

Để chữa rối loạn tiền đình hiệu quả, điều quan trọng nhất là cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng. Đồng thời kết hợp với việc điều trị bằng thuốc để chấm dứt các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, đau đầu… Một số cách chữa rối loạn tiền đình gồm:

Cách chữa rối loạn tiền đình bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây được sử dụng rất phổ biến nhằm kiểm soát các triệu chứng tiền đình như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt… Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc rối loạn tiền đình cần có chỉ định nghiêm ngặt từ bác sĩ chuyên khoa. Một số nhóm thuốc phổ biến gồm:

  • Thuốc chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm dây thần kinh tiền đình gây ra tình trạng chóng mặt như Methylprednisolon.
  • Thuốc an thần như lorazepam hoặc diazepam được sử dụng nhằm giảm bớt căng thẳng, âu lo khi bệnh nhân phải đối mặt với các triệu chứng tiền đình. 
  • Thuốc giúp điều hòa lưu lượng máu lên não bộ, tăng cường tuần hoàn máu tới khu vực tiền đình như almitrin – raubasin hoặc betahistine. Loại thuốc này cũng thường được kê cho bệnh nhân sử dụng duy trì để phòng ngừa các triệu chứng tiền đình tái phát.
  • Thuốc hỗ trợ tăng cường chức năng tiền đình như Ginkgo biloba hoặc piracetam.
Thận trọng khi sử dụng thuốc tiền đình
Thận trọng khi sử dụng thuốc tiền đình

Trị rối loạn tiền đình bằng bài thuốc Đông y

Theo Y học cổ truyền, rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại tùy theo biểu hiện được gọi là “thực chứng” và “hư chứng”. Thực chứng biểu hiện bởi tình trạng hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, không giữ được thăng bằng, buộc phải nằm xuống và nhắm mắt lại, nếu không sẽ ngã. Căn nguyên là do can hỏa hóa phong, đờm thấp đình trệ.

Hư chứng biểu hiện bởi tình trạng ù tai xảy ra đột ngột, tiếp đến là hoa mày, chóng mặt. Theo Y học cổ truyền, tình trạng này chủ yếu là do tạng thận, can, tỳ, tâm hư tổn, khiến can huyết yếu kém mà sinh ra thành bệnh. Tùy vào từng chứng bệnh cụ thể mà Đông y có bài thuốc điều trị phù hợp.

Đông y chia rối loạn tiền đình theo thực chứng và hư chứng
Đông y chia rối loạn tiền đình theo thực chứng và hư chứng

Bài thuốc Nhị căn thang dùng cho thực chứng

Chuẩn bị: Hải đới căn: 30g, Cát căn: 20g, Bán hạ: 10g, Xuyên khung: 12g, Thạch xương bồ: 16g

Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 tháng để uống, chia làm 2 – 3 lần. Mỗi đợt cần uống từ 3 – 6 tháng liên tục.

Kỷ cúc địa hoàng hoàn dùng cho hư chứng

Chuẩn bị: Bạch cúc hoa: 120g, Sơn dược: 160g, Câu kỷ tử: 120g, Trạch tả: 120g, Phục linh: 120g, Thục địa: 320g, Sơn thù: 160g

Cách dùng: Tất cả các vị đem tán thành bột rồi nặn thành viên hoàn. Mỗi ngày cần dùng 8 – 16g để đạt hiệu quả.

Chữa rối loạn tiền đình bằng phương pháp tự nhiên tại nhà

Những trường hợp bị rối loạn tiền đình thể nhẹ, triệu chứng không quá nghiêm trọng thì có thể áp dụng một số cách chữa ngay tại nhà bằng một số cách đơn giản sau:

Sử dụng nước ấm để ngâm chân: Mẹo chữa rối loạn tiền đình này giúp thư giãn rất hiệu quả, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng, cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt.

Day ấn huyệt: Sử dụng đầu ngón tay day và ấn vào khu vực huyệt ấn đường vị trí nằm ở vùng da giữa hai lông mày. Ngoài ra, có thể ấn thêm huyệt nội quan, huyệt tam âm giao, huyệt hợp cốc… Khi tác động vào các huyệt đạo này sẽ giúp làm giảm nhanh tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Xoa bóp, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Xoa bóp, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

Xoa bóp tại nhà: Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà, hoặc nhờ người thân xoa bóp nhẹ nhàng vùng trán, khu vực sau gáy, hai bên thái dương và vùng đỉnh đầu để thư giãn, giảm căng thẳng, giảm chóng mặt, đau đầu.

Áp dụng các bài thuốc dân gian: Trong dân gian có nhiều bài thuốc sử dụng lá cây chữa rối loạn tiền đình như: là đinh lăng, tam thất, ngải cứu, đẳng sâm…

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Bên cạnh việc điều trị bệnh tiền đình sớm và tích cực, người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp tại nhà để phòng ngừa tái phát.

Rối loạn tiền đình ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn hàng ngày cho bệnh nhân rối loạn tiền đình cần được quan tâm đúng mức. Người mắc bệnh tiền đình nên tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại rau giàu sắt và chất xơ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được bổ sung thường xuyên các vitamin như D, C, B6 và nguồn axit folic.

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiền đình cần đặc biệt hạn chế các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật chứa nhiều chất béo no. Đồ ăn nhanh, thuốc lá, chất kích thích cũng cần được hạn chế tối đa.

Lượng nước tối thiểu được khuyến cáo cho bệnh nhân tiền đình là 1,5 lít mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ tạo điều kiện tốt cho các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi, đảm bảo lưu thông máu tốt và giảm thiểu các triệu chứng tiền đình.

Bài tập rối loạn tiền đình

Một số bài tập hoặc môn thể thao nhẹ nhàng rất cần thiết cho bệnh nhân rối loạn tiền đình. Hãy cố gắng duy trì thói quen này thường xuyên, bởi nó giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm tình trạng thiếu máu lên não, giúp chống lại các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả.

Bài tập nhắm mắt: Nhìn thẳng và tập trung vào một vật ở ngang tầm mắt. Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia mắt tập trung vào vật đã nhìn trước đó. Lặp lại 1 phút và luyện tập từ từ 3-5 lần/ ngày. Nếu thấy nhức đầu, chóng mặt người bệnh nên dừng lại.

Bài tập romberg: Đứng thẳng sát tường, hai chân chụm sát, buông 2 tay, nhắm mắt trong 30 giây.

Thực hiện các bài tập cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình
Thực hiện các bài tập cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình

Lắc lư trước sau: Đứng thẳng, chân dang rộng, buông thẳng 2 tay. Trọng lực dồn về ngón chân cái và gót chân từ từ ngả người ra trước rồi ra sau, về trước. Giữ thăng bằng vài giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 20 nhịp.

Bài tập dậm chân tại chỗ: Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ trong 3 phút rồi thả lỏng cơ thể.

Trên đây là những thông tin tổng quan về rối loạn tiền đình. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn nắm rõ hơn về căn bệnh này và có cách ứng phó phù hợp để giảm thiểu các triệu chứng tiền đình và phòng ngừa tái phát bệnh.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua