Axit Dạ Dày Là Gì? Phương Pháp TRUNG HÒA Acid Dạ Dày Tốt Nhất

Đánh giá bài viết

Axit dạ dày đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng tiêu hóa. Nếu không may mất cân bằng axit trong dạ dày có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, trào ngược, xuất huyết… Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng quan cho bạn đọc biết thế nào là axit dạ dày cũng như nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.

Axit dạ dày là gì? Vai trò của axit dạ dày

Acid dạ dày là chất dịch tiêu hóa, cấu tạo nên dịch vị, chúng được tiết ra từ các lớp niêm mạc dạ dày trong quá trình chuyển hóa tế bào Oxyntic thành clohydric. 

Khi ở trạng thái cân bằng, nồng độ này thường ở mức 0.0001 đến 0.001 mol/l. Nếu chỉ số cao hoặc thấp hơn khoảng này thì sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Axit dạ dày rất quan trọng trong đối với chức năng tiêu hóa
Axit dạ dày rất quan trọng trong đối với chức năng tiêu hóa
  • Lục phủ ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày bị bào mòn.
  • Thiếu axit dạ dày (pH.4.5): Người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, vi khuẩn nhanh chóng tấn công gây ung thư.
  • Dư acid dạ dày (pH<3.5): Gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, bệnh trào ngược… Người bệnh luôn bị ợ hơi chua hoặc có biểu hiện đắng miệng.

Bao tử tiết sẽ acid theo 3 giai đoạn tương ứng với mục đích của quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu một trong những quá trình diễn ra “lệch” ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Được gọi là Cephalic, trung tâm não bộ, các dây thần kinh phế vị cảm nhận được mùi vị thức ăn đang đi xuống dạ dày. Khi đó, thức ăn sẽ kích thích truyền đi thông tin về hệ thần kinh trung ương và não bộ bắt đầu được tiết axit.
  • Giai đoạn 2: Dạ dày, acid liên tục được tiết ra đến 60% vì có sự sản sinh của dịch vị trong quá trình co bóp và làm nhỏ thức ăn.
  • Giai đoạn 3: Ruột, khi thức ăn đã được co bóp và chuyển xuống ruột, 10% được tiết ra.

Trong suốt quá trình thức ăn tiêu hóa, axit đóng một vai trò rất quan trọng. Cụ thể, vai trò của axit là gì?

  • Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày.
  • Kích thích ruột non và tụy sản sinh ra các enzym tiêu hóa có lợi phá hủy các chất béo có hại.
  • Tiêu diệt các vi khuẩn có hại lẫn trong thức ăn đi vào dạ dày.
  • Có vai trò quan trọng trong việc đóng mở các van tâm – môn vị.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra acid dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra acid dạ dày

Nguyên nhân dư axit trong dạ dày

Nồng độ axit dạ dày vượt quá ngưỡng cho phép 0,001mol/l, pH < 3.5 sẽ dẫn tới hiện thừa acid. Có 5 nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này:

  • Lạm dụng các chất kích thích: Uống rượu bia quá nhiều sẽ tạo ra một chất nhầy đặc trong niêm mạc, kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit gây tổn thương niêm mạc. Hơn hết, uống nhiều đồ uống này còn làm thủng, viêm loét, ung thư dạ dày…
  • Ăn uống thất thường: Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn khuya, ăn đồ ăn chiên rán… cũng làm dạ dày tiết nhiều acid.
  • Do vi khuẩn Helicobacter Pylori: Vi khuẩn này chính là tác nhân khiến cho lượng axit dạ dày tăng đột biến.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa rất nhiều nicotin có thể là tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong dạ dày, tạo môi trường để vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là Helicobacter Pylori.
  • Thiếu ngủ: Thức khuya, dậy sớm, ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân gây ra axit dạ dày.
Nguyên nhân gây ra axit dạ dày khiến bạn ngã ngửa
Nguyên nhân gây ra axit dạ dày khiến bạn ngã ngửa

Thừa axit dạ dày có nguy hiểm không? Triệu chứng ra sao

Người bị dư axid dạ dày có nguy cơ phải ĐỐI MẶT với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau, nóng rát thượng vị; đầy hơi, ợ chua, hôi miệng; tiêu chảy, táo bón, da khô, nổi nhiều mụn và thường xuyên buồn nôn, mất ngủ.
  • Khi acid bị thừa sẽ gây ra tình trạng vô cùng nguy hiểm vì nó phá hủy, bào mòn thành của dạ dày. Nếu vấn đề càng nghiêm trọng thì axit sẽ gây tổn thương sâu hơn vào trong niêm mạc, gây ra các bệnh lý như:
  • Đau dạ dày: axit dư là tổn thương niêm mạc, các vết loét trên dạ dày, xuất hiện các cơn đau dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: axit dịch vị tiết ra bị thừa có thể trào ngược lại lên thực quản.
  • Viêm loét dạ dày: các vết viêm dạ dày bị tấn công và ăn sâu gây ra các ổ loét.
  • Thủng dạ dày và ung thư: là biến chứng nguy hiểm cuối cùng của hiện tượng dư thừa acid.

Các biện pháp điều trị dạ dày thừa axit phổ biến hiện nay

Khi nồng độ axit bị mất cân bằng hoặc tăng giảm một cách thất thường sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Điều bạn cần làm gây lúc này là điều chỉnh và điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Thông thường, có 4 phương pháp phổ biến trung hòa lại độ acid được người bệnh lựa chọn:

Sử dụng thuốc Tây tiết chế dạ dày tiết axit nhưng không nên lạm dụng

  • Sử dụng các thuốc giảm tiết axit dạ dày để hạn chế tác động xấu của axit lên lớp niêm mạc dạ dày: omeprazol, cimetidin…
  • Sử dụng các thuốc trung hòa axit dư thừa làm tăng độ Ph như Alusi, maalox…

Tuy nhiên, có một lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này chính là hoạt chất sẽ tan ra đi vào hệ tiêu hóa, máu gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, đau đầu, buồn nôn. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ưu nhược điểm khi sử dụng thuốc Tây khi điều trị bệnh
Ưu nhược điểm khi sử dụng thuốc Tây khi điều trị bệnh

Dùng mẹo giảm axit dạ dày bằng nguyên liệu “nhà có”

Nếu các triệu chứng của người bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát thì có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo dân gian an toàn, lành tính sau đây:

Sử dụng nghệ và mật ong

Mật ong kết hợp cùng nghệ là cặp thuốc rất hay được sử dụng để chữa bệnh dạ dày. Sử dụng thường xuyên mẹo này sẽ làm giảm acid thừa trong cơ thể.

Cách thực hiện rất đơn giản: Pha nước nóng cùng bột và mật ong. Sử dụng ngay khi còn ấm để đạt hiệu quả chống viêm, giảm đau dạ dày, giảm độ pH.

Kết hợp nghệ và mật ong giúp giảm đáng kể tình trạng dư thừa axit
Kết hợp nghệ và mật ong giúp giảm đáng kể tình trạng dư thừa axit

Sử dụng gừng tươi

Gừng có vị cay, tính ấm nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh bao gồm cả việc trung hòa axit dạ dày. 

Bạn cần làm đó chính là:

  • Lấy gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Đen ngậm vào miệng để tiết dịch làm giảm axit dư.

Tuy nhiên, các mẹo dân gian này chỉ là sự truyền miệng nên hiệu quả chưa được kiểm chứng. Có thể người này khỏi bệnh nhưng người kia áp dụng bệnh lại nặng hơn.

Sử dụng thực phẩm giảm axit dạ dày an toàn nhưng tác dụng chậm

Bên cạnh việc trung hòa axit dạ dày bằng thuốc uống, các bác sĩ tại trung tâm Thuốc dân tộc sẽ góp ý cho bệnh nhân một phương pháp cực kỳ hữu ích khác là sử dụng thực phẩm. Một số loại thức ăn lành mạnh, không kích thích sản xuất acid dạ dày lại giảm viêm, cấp dinh dưỡng cho cơ thể:

  • Rau xanh: Cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ… chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ thực vật rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Atiso: Cải thiện tiêu hóa.
  • Ớt chuông: Loại ớt rất giàu vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây hại.
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa rất nhiều Allicin có thể tiêu diệt vi khuẩn và giảm sự hình thành axit.
  • Các loại ngũ cốc như hạt kê, bột yến mạch, hạt lanh… có nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Hoa quả:Chuối, dưa hấu giúp trung hòa axit dạ dày và có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa axit dạ dày, ngăn ngừa ợ nóng, trào ngược…
Chế độ dinh dưỡng góp phần tăng hiệu quả điều trị khô khớp
Chế độ dinh dưỡng góp phần tăng hiệu quả điều trị khô khớp

Một số lưu ý khi điều trị dư thừa axit

Để acid được trung hòa nhanh và hạn chế tái phát, người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc. Thay vào đó phải duy trì một lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Ăn uống đúng giờ, nên ăn trước khi đi ngủ 4 tiếng.
  • Không ăn quá no vì sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều.
  • Tránh ăn đồ ăn chua, cay để hạn chế dạ dày bị bào mòn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn uống một lượng vừa đủ.
  • Nên tạo thói quen ăn chậm, nhai kỹ, đồ ăn chín.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, tinh thần thoải mái, lạc quan.

Chúng ta vẫn phải khẳng định lại rằng axit dạ dày rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nồng độ acid chỉ nên ở ngưỡng cho phép và có thể kiểm soát. Hy vọng rằng với những thông tin nêu trên, bạn đọc rẽ hiểu rõ hơn về thành phần này và cũng như cách trung hòa acid hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo