Viêm Loét Đại Tràng: Triệu chứng Và Cách điều trị TẬN GỐC căn nguyên

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm loét đại tràng là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có thể gây ra ung thư nếu như người bệnh không phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Do đó, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu từ A đến Z cho người bệnh về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị tối ưu nhất mà chuyên gia khuyên dùng.

Viêm loét đại tràng là gì?

Đại tràng hay còn được biết đến là ruột già, là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa gắn liền với ống hậu môn. Viêm loét đại tràng có tên tiếng Anh là Ulcerative colitis (UC) được nhận định là một bệnh viêm ruột (IBD). 

Bệnh này có thể gặp ở cả 2 giới nam và nữ, đặc biệt nhất là những người trong độ tuổi từ 15 đến 35 hoặc người trên 60 tuổi.

UC là hiện tượng lớp niêm mạc trong đại tràng ở thành ruột bị tổn thương, nhiễm khuẩn. Sự kích ứng từ những chất dịch giúp phân giải thức ăn ở ruột non, ruột già có thể  khiến vết loét lan rộng, chảy máu, tạo mủ hoặc dịch nhầy. Những dịch này đi xuống ruột già gây ra tiêu chảy.

Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc trong thành ruột bị tổn thương
Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc trong thành ruột bị tổn thương

Nguyên nhân nào khiến 9/10 người bị viêm loét đại tràng

Xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm loét đại tràng rất quan trọng vì nó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ra bệnh mà 90% người mắc phải, bạn không thể bỏ qua:

1/ Sự đáng sợ của tác nhân Amip

Amip là một loại ký sinh trùng vô cùng đáng sợ. Nếu không máy trong thức ăn của bạn chứa kén của Amip thì chúng sẽ nhanh chóng di duyển vào dạ dày thông qua ruột non và ruột già. Từ đó trực tràng người bệnh bắt đầu tổn thương và bị viêm loét.

Hơn hết, mỗi lần đi đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở bụng và phân thường có chất nhầy, máu kèm theo.

2/ Viêm loét đại tràng chảy máu khi đi ngoài do bệnh Lao ruột

Lao ruột là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn lao gây ra. Theo đánh giá, bệnh này chỉ xếp sau bệnh về lao phổi. 

Khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, chán ăn đặc biệt tiêu chảy kéo dài có cảm giác phân bị nhờn nhớt.

3/ 99,9% do lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh

Việc sử dụng thuốc kháng sinh liên tục với cường độ cao sẽ khiến hệ tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng. Các vi khuẩn có lợi bị các thành phần hóa học tấn công và tiêu diệt. Do đó, các loại vi khuẩn, vi rút có hại sinh sôi và phát triển gây ra viêm đại tràng.

Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây viêm loét đại tràng
Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây viêm loét đại tràng

4/ Bị viêm loét đại tràng, trực tràng không rõ nguyên nhân

Người bệnh thường bị đau quặn bụng từng cơn, phân thường bị lỏng, có nhầy máu, bị sụt cân không rõ nguyên nhân. Thậm chí, cơ thể lúc nào cũng trong cảm giác muốn đi đại tiện…

5/ Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh 4 nguyên nhân nêu trên thì người bệnh có thể bị viêm loét do một số yếu tố khác như:

  • Mắc các bệnh xã hội.
  • Sử dụng thực phẩm, thức ăn mất vệ sinh an toàn.
  • Lạm dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng…

Hình ảnh – Triệu chứng cảnh báo viêm loét đại tràng KHÔNG thể bỏ qua

Khi mắc bệnh, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng về căn bản là căn bản là các triệu chứng sau đây:

  • Đi ngoài ra máu và cơ thể phát sốt đột ngột: Người bệnh thường xuyên đau bụng và mỗi lần đi tiêu phân tồn tại ở thể lỏng có dịch nhầy và máu.
  • Cơ thể mệt mỏi: Dấu hiệu của nhận biết bạn bị bệnh viêm loét đại tràng co thắt. Vì việc tiêu chảy quá nhiều khiến cơ thể mất nước và điện giải nên người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi. 
  • Giảm cân và hốc hác: Khi bị các bệnh về đại tràng, việc hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên cản trở bởi vì vi khuẩn lợi đã bị tiêu diệt. Điều này khiến cơ thể bạn luôn thiếu chất, cân nặng suy giảm.
Hình ảnh chân thực vùng ruột già bị viêm loét
Hình ảnh chân thực vùng ruột già bị viêm loét

4 phương pháp điều trị viêm loét đại tràng phổ biến hiện nay [CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ]

Từ những phân tích ở trên, nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào thì cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì các triệu chứng bệnh sẽ phát triển rất nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy hiểm đến tính mạng.

Một số phương pháp điều trị viêm đại tràng được chuyên gia đánh giá hiện nay:

Chữa bệnh đại tràng bằng thuốc Tây hiệu quả nhưng ĐỪNG lạm dụng

Hiện nay, có đến 80 – 90% người bệnh lựa chọn sử dụng thuốc Tây đầu tiên trong việc điều trị UC. Cụ thể như sau:

  • Thuốc chống viêm như Corticosteroid…
  • Thuốc kháng sinh: diệt vi khuẩn, nấm, lao ruột…
  • Thuốc cầm tiêu chảy như Loperamide…
  • Một số thuốc giảm đau thông thường: paracetamol, acid acetylsalicylic…
  • Các loại viên uống bổ sung vitamin B12 hay sắt…

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc chữa bệnh chỉ thực sự an toàn và hiệu quả khi người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc tây nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều các dụng phụ không muốn như bệnh viêm loét đại tràng diễn ra nặng hơn, cơ thể hoa mắt, buồn nôn và nhờn thuốc..

Chữa bệnh viêm loét trực tràng bằng thuốc dân gian AN TOÀN, TỰ NHIÊN

Người dân bị viêm loét đại tràng nhẹ thường sử dụng các “vị thuốc cây nhà lá vườn” như nghệ, riềng, nha đam để khắc phục các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, tổn thương niêm mạc.

  • Nghệ: Từ xưa tới nay nghệ được xem là “cứu tinh” chữa bách bệnh vì trong nghệ rất giàu curcumin có thể tiêu diệt được vi khuẩn có hại trong ruột già. Bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ hoặc dùng nước cốt nghệ tươi.
  • Nha đam: Trong riềng có chứa hơn 10 loại vitamin có tính mát giúp giải độc, nhuận tràng, kháng viêm. Bạn chỉ cần lấy cạo lấy phần thịt rồi xay nhuyễn lấy nước uống, sử dụng liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả.
  • Riềng tươi: Sử dụng nước ép riềng tươi để kháng viêm, giảm đau giúp người bị bệnh đại tràng thuyên giảm triệu chứng.
Sử dụng nghệ để điều trị viêm loét đại tràng rất hiệu quả
Sử dụng nghệ để điều trị viêm loét đại tràng rất hiệu quả

Lưu ý: Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của người bệnh và tốn rất nhiều thời gian điều trị. Thậm chí, có nhiều người áp dụng trong thời gian không có hiệu quả.

Điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những người bệnh có mức độ nặng, khi thuốc tây không có tác dụng. Tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định cụ thể cho người bệnh như cắt bỏ đại tràng một phần hay toàn bộ.

Khi lựa chọn phương pháp này, bệnh nhân cần phải chuẩn bị sẵn tinh thần và tâm lý vì nó thực sự rất nguy hiểm, người thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi cũng như thiết bị hiện đại, cao cấp.

Thuốc Đông Y chữa viêm loét đại tràng

Theo y học cổ truyền, cụ thể là lý thuyết về  “biện chứng luận trị” và cơ sở chữa bệnh, nguyên nhân gây viêm đại trực tràng, đại tràng là do thể can tỳ bất hòa, thể tỳ vị hư nhược, tỳ vị hư nhược, thận dương hư, khí trệ huyết ứ, thể ẩm huyết khuy tư…

Một số bài thuốc Đông Y mà người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Điều trị chướng bụng, đi ngoài nhiều lần

Sử dụng các vị thuốc như đẳng sâm, đại táo, hoàng kỳ, bạch truật, phục thần, táo nhân, mộc hương, trích thảo, đương quy, gừng với một số lượng nhật định. Sắc lấy nước uống ngày 3 lần.

Bài thuốc 2: Điều trị táo bón co thắt

Bốc các vị: đẳng sâm, đại táo, hoàng kỳ, bạch truật, xuyên quy, táo nhân, hoàng tinh, sinh địa, cam thảo, viễn chí, táo tàu. Sắc uống ngày một thang dùng liên tục trong vòng 2 tuần.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo