Trĩ nội là gì? Dấu hiệu & Cách điều trị [LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA]

Đánh giá bài viết

Hiện nay, trĩ nội là căn bệnh khá phổ biến có thể bắt gặp ở hầu hết mọi đối tượng, chủ yếu là những người đang ở độ tuổi khoảng từ 45 đến 60 tuổi. Tuy đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh quá chủ quan không nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn, nhiều tình trạng có thể gây nên bệnh ung thư trực tràng. 

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) đây là hiện tượng mà các cụm tĩnh mạch có bên trong hậu môn và trực tràng bị phồng và sưng to lên khi chúng thường xuyên phải chịu nhiều áp lực hoặc sự chèn ép hậu môn trong thời gian dài. 

Theo một số nghiên cứu chuyên khoa, bệnh trĩ sẽ được chia thành hai loại chính đó chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Dựa vào biểu hiện, vị trí xuất hiện của búi trĩ mà các bác sĩ sẽ có những nhận định rõ ràng hơn. 

Đối với tình trạng bệnh trĩ nội, đây là hiện tượng búi trĩ xuất hiện trên bề mặt của lớp niêm mạc có trong ống hậu môn, lúc này trực tràng đã bị giãn quá mức và có hiện tượng phình to ra. Ở giai đoạn đầu búi trĩ sẽ có kích thước khá nhỏ, thường sẽ nằm ở phía dưới đường lược, dần dần khối thịt sư này sẽ phát triển và to dần ra.

Dựa vào mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa đã chia bệnh trĩ nội thành 4 cấp độ khác như độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. 

Các cấp độ bệnh trĩ nội
Các cấp độ bệnh trĩ nội

Dựa vào mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa đã chia bệnh trĩ nội thành 4 cấp độ khác như độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4.

  • Bệnh trĩ nội cấp độ 1: Lúc này búi trĩ chỉ mới hình thành bên trong ống hậu môn, người bệnh trĩ nội độ 1 sẽ có cảm giác hơi rát nhẹ khi đi vệ sinh và đôi lúc sẽ có những cơn ngứa ở vùng hậu môn.
  • Bệnh trĩ nội cấp độ 2: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện hơn trong viện đi vệ sinh. Khi ấy, việc đi đại tiện sẽ ra nhiều máu, ngoài ra nếu bạn cố gắng gồng mình khi đi đại tiện sẽ thấy xuất hiện một cục thịt nhỏ lồi ra phía ngoài. 
  • Bệnh trĩ nội cấp độ 3: Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát nhiều hơn, đặc biệt là những lúc đi đại tiện hoặc ngồi trên ghế. Lúc này búi trĩ đã lòi ra ngoài hậu môn và không còn khả năng co lên. Người bệnh chỉ có thể dùng tay để đẩy búi trĩ vào lại bên trong hậu môn. 
  • Bệnh trĩ nội cấp độ 4: Đây cũng chính là cấp độ cuối và nguy hiểm nhất đối với bệnh trĩ nội. Nếu bạn nhân không kịp thời phát hiện và có biện pháp kiểm soát tốt sẽ khiến cho búi trĩ bị sa ra ngoài hoàn toàn và không thể đẩy lại vào bên trong hậu môn. Lúc này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau đớn, máu liên tục chảy ra ngay khi cả ngồi và đứng. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

Theo nghiên cứu và thống kê của các chuyên khoa, bệnh trĩ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, lành mạnh của con người. Để có thể phòng tránh và biết rõ lý do gây ra bệnh, bạn cũng cần nắm rõ một số nguyên nhận của bệnh trĩ nội sau đây.

Nhận biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ từ đó sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc ăn uống không lành mạnh, bổ sung không đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ sẽ khiến cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Việc này sẽ làm cho phận bị khô, gây cản trở nghiêm trọng đến việc sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đại tiện. Ngoài ra, việc dung nạp quá nhiều các món ăn dầu mỡ, cay nóng cũng sẽ làm gia tăng khả năng mắc phải bệnh trĩ nói. 
  • Tính chất công việc: Đối với những người thường xuyên phải ngồi và không vận động nhiều như dân văn phòng, các thợ may sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải bệnh trĩ hơn. Khi ngồi quá lâu sẽ khiến cho các dây thần kinh ở hậu môn bị dồn ép và gia tăng các áp lực. Điều này sẽ hạn chế việc lưu thông máu đến các tĩnh mạch, về lâu dài sẽ gây sưng, phồng và giãn nở dẫn đến sự xuất hiện của búi chỉ.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Nếu bạn thường xuyên bị mệt mỏi, tinh thần căng thẳng cũng sẽ gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và làm tăng khả năng mắc phải bệnh trĩ nội. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài và không thể cải thiện cũng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cả hệ tiêu hóa. 
  • Tiêu chảy và táo bón lâu ngày: Thành ruột sẽ bị cơ thắc, gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng và phần hậu môn khi bạn gặp phải tình trạng táo bón và tiêu chảy kéo dài trong thời gian lâu.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh trĩ nội cũng có thể xuất hiện trong quá trình mang thai, sau khi sinh con hoặc một số tác động do tuổi tác, béo phì, cơ thể mắc phải một số căn bệnh tiềm ẩn khác. 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ nội

Ở mỗi giai đoạn của bệnh trĩ sẽ có những dấu hiệu nhận biết và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng sẽ có một số triệu chứng cụ thể như sau:

Ngứa hậu môn là dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi bạn mắc phải căn bệnh trĩ nội

  • Hậu môn có cảm giác thường xuyên ngứa ngáy.
  • Người bệnh sẽ bị đau rát, đặc biệt là khi đi đại tiện. 
  • Vùng hậu môn có hiện tượng bị sưng đỏ lên
  • Xuất hiện búi trĩ, tùy vào từng cấp độ búi trĩ sẽ có kích thước và vị trí khác nhau. Tình trạng càng nặng, búi trĩ càng bị sa ra bên ngoài. 
  • Khi đi vệ sinh sẽ có hiện tượng ra máu ở phần hậu môn do búi trĩ bị vỡ ra.

Tùy vào tình trạng của người bệnh mà những triệu chứng trên sẽ có mức độ khác nhau. Tuy vậy đây cũng chỉ là những biểu hiện của bệnh trĩ nội mà bạn cần lưu ý, ngoài ra bệnh trĩ cũng sẽ có xuất hiện một vài dấu hiệu khác, tùy vào đối tượng bệnh khác nhau. 

Những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ
Những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ

Chẩn đoán bệnh trĩ nội hiệu quả

Trước khi tìm hiểu và áp dụng các cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả, người bệnh cũng cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Để biết chính xác được tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ tiến hành kiểm tra khu vực trực tràng. 

Ngoài ra, các chuyên gia cũng có thể áp dụng một số phương pháp chẩn đoán như soi hậu môn, soi đại tràng sigma, xét nghiệm để tìm máu chứa trong phân. Tất cả các phương pháp này đều sẽ mang lại kết quả chuẩn xác cho căn bệnh trĩ nội. 

Trước khi tìm hiểu và áp dụng các cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả, người bệnh cũng cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể

Cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà sau khi thăm khám, chẩn đoán cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất. 

Áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ nội theo Tây y

Hầu hết các bệnh nhân vừa mới bị bệnh trĩ, nhất là bệnh trĩ nội sau khi được phát hiện kịp thời sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kê thuốc uống để cải thiện được tình trạng bệnh lý. Đây cũng chính là một trong những phương pháp điều trị đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Người bệnh cũng sẽ khá thuận lợi trong việc chữa bệnh, không làm mất quá nhiều thời gian để bào chế các loại thuốc khác nhau. 

Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn dựa vào từng đối tượng bệnh khác nhau. Một số thuốc hay dùng cho người bệnh trĩ nội như: Titanoreine, Proctolog, Acetaminophen, Penicillin, Medicone, Phenylephrine, Witch Hazel, Avenoc,…

Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ có thể phù hợp đối với những tình trạng bệnh nhẹ, các dấu hiệu bệnh chưa làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cũng không được tự ý mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. 

Sử dụng thuốc tây điều trị người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc tây chứa ưu và nhược điểm riêng

Điều trị ngoại khoa

Đối với những tình trạng bệnh trĩ nội nặng, người bệnh đã chuyển biến sang cấp độ 3 hoặc cấp độ 4 cần tiến hành các phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Đây cũng chính là cách điều trị mang lại hiệu quả triệt để tình trạng bệnh không phát triển và biến chứng nặng hơn. 

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ nội bằng sự can thiệp ngoại khoa như chích xơ mạch máu, thắt búi trĩ bằng dây thun, sử dụng công nghệ laser để cắt búi trĩ, khâu triệt mạch THG, Ferguson, Milligan Morgan, White Head, Longo.

Cũng như các phương pháp khác, người bệnh chỉ nên áp dụng và lựa chọn biện pháp can thiệp ngoại khoa khi có sự tư vấn và chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Cách điều trị này sẽ không phù hợp với những người bệnh có dấu hiệu suy giảm miễn dịch hoặc đang bị viêm đại tràng. 

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh trĩ nội cũng như các giai đoạn bệnh, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất. Hi vọng qua những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lý này tốt hơn. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua