Trào ngược dạ dày nên ĂN GÌ, KIÊNG GÌ để hỗ trợ điều trị

Đánh giá bài viết

Người bị trào ngược dạ dày cần chú ý đến nguồn thực phẩm được tiêu thụ mỗi ngày. Bởi việc bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh, cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngược lại thực phẩm kém lành mạnh có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vậy trào ngược dạ dày nên ăn gì kiêng gì để hỗ trợ điều trị? 

Danh sách các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Danh sách các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Về vấn đề “Trào ngược dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?”, các chuyên gia khuyên rằng người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

1. Bông cải xanh – Thực phẩm chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư

Bông cải xanh được đánh giá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư. Dựa trên bảng thành phần dinh dưỡng, bông cải xanh chứa nhiều dưỡng chất quan trọng gồm:

  • Chất xơ
  • Protein
  • Vitamin (vitamin C, vitamin K, vitamin B9…)
  • Khoáng chất (chất sắt, mangan, kali…)
  • Hợp chất thực vật (Kaempferol, Carotenoid, Indole-3-carbinol, Sulforaphane).

Những thành phần nêu trên có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, sức đề kháng và điều trị chứng rối loạn dạ dày. Cụ thể hàm lượng chất xơ trong bông cải xanh có khả năng làm sạch đường ruột, chống táo bón, giảm chứng ợ nóng, ợ hơi. Bên cạnh đó chất này còn có tác dụng cải thiện cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng. Đồng thời giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Các hợp chất thực vật, khoáng chất, vitamin và protein có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe thị lực, sức khỏe xương, hạ nồng độ cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch và chống táo bón.

Bông cải xanh - Thực phẩm chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư
Bông cải xanh – Thực phẩm chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư

2. Thực phẩm chống viêm, phòng ngừa viêm loét và trào ngược dạ dày – Nghệ

Nghệ tươi nổi tiếng với khả năng chống viêm loét dạ dày, giảm đau bụng, hỗ trợ diệt vi khuẩn HP và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu cơn đau ở bụng.

Ngoài ra curcumin cùng một số thành phần quan trọng khác trong củ nghệ còn có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư dạ dày), chữa tổn thương. Đồng thời cải thiện sức đề kháng, kích thích ăn ngon và giảm trào ngược dạ dày thực quản.

3. Bột yến mạch – Thực phẩm hạn chế trào ngược dạ dày, giảm kích ứng niêm mạc

Hàm lượng chất xơ, tinh bột cùng một số thành phần dinh dưỡng khác trong bột yến mạch có tác dụng cải thiện tình trạng dư thừa axit dạ dày. Từ đó hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, giảm kích ứng niêm mạc. Đồng thời giảm cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ nóng và giúp ăn uống ngon miệng.

Ngoài ra việc thêm bột yến mạch vào chế độ ăn uống mỗi ngày còn giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp ổn định quá trình trao đổi chất, giảm cholesterol, giảm cân, cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bột yến mạch - Thực phẩm hạn chế trào ngược dạ dày, giảm kích ứng niêm mạc
Bột yến mạch – Thực phẩm hạn chế trào ngược dạ dày, giảm kích ứng niêm mạc

4. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa – Các loại đậu

Theo các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên thêm các loại đậu vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, amino acid và vitamin với tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và ổn định các hoạt động của dạ dày.

Ngoài ra nguồn chất xơ dồi dào trong các loại đậu còn giúp phòng ngừa tình trạng táo bón, trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó giúp phòng ngừa tình trạng trào ngược axit dạ dày dẫn đến viêm, buồn nôn và nhiều vấn đề khác ở hệ tiêu hóa.

Những loại đậu tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản gồm:

  • Đậu nành
  • Đậu xanh
  • Đậu đỏ…

Những loại đậu chứa nhiều carbohydrate, dễ gây đầy hơi và không nên bổ sung gồm:

  • Đậu Hà Lan
  • Đậu đen
  • Đậu tương…

5. Trào ngược dạ dày nên ăn gì? – Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Thực phẩm giàu axit béo omega-3 là nhóm thực phẩm lành mạnh, chứa axit béo có lợi cho cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu, axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm (bao gồm cả tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày), điều chỉnh các hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Một số tác dụng khác của axit béo omega-3:

  • Phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày thực quản
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư ruột)
  • Dưỡng ẩm và tốt cho da
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Tốt cho tim mạch, não bộ, thị lực
  • Cải thiện rối loạn thần kinh
  • Phòng ngừa bệnh đông máu và giảm mỡ trong gan.

Những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm:

  • Trứng cá muối
  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Dầu gan cá tuyết
  • Hàu
  • Cá mòi
  • Cá cơm
  • Cá trích
  • Hạnh nhân…
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 - Thực phẩm chống viêm, chữa trào ngược dạ dày
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 – Thực phẩm chống viêm, chữa trào ngược dạ dày

6. Thực phẩm giúp ổn định các hoạt động ở dạ dày và ruột – Cải bó xôi

Trong thành phần của cải bó xôi chứa các chất dinh dưỡng gồm: Protein, carb, kali, chất xơ, canxi, magie, chất sắt và các hợp chất. Đây đều là những thành phần có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, ổn định hoạt động ở dạ dày và ruột, chống táo bón.

Ngoài ra hàm lượng glycoglycerolipid được tìm thấy trong thành phần của cải bó xôi có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày, chống viêm và bảo vệ màng nhầy dạ dày. Một số tác dụng khác từ rau cải bó xôi: Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, chống các bệnh tim mạch, phòng ngừa các bệnh về mắt và nội tiết, điều hòa huyết áp, tốt cho xương khớp, chống ung thư…

7. Bắp cải – Thực phẩm chữa tổn thương, giảm trào ngược dạ dày

Bắp cải là một trong những lựa chọn hoàn hảo giúp bệnh nhân giải đáp vấn đề “Trào ngược dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị”.

Hàm lượng Protein, axit folic, chất xơ, vitamin B3, vitamin A trong loại thực phẩm này có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Điển hình như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, khó chịu ở thượng vị, ăn uống khó tiêu…

Ngoài ra những thành phần dinh dưỡng trong bắp cải còn có tác dụng làm sạch đường ruột, phòng ngừa và cải thiện táo bón, hạn chế tình trạng viêm loét ở dạ dày. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên đun nấu bắp cải quá lâu, chỉ nên ăn bắp cải vừa chín tới. Bởi các thành phần quan trọng trong loại thực phẩm này thường bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Bắp cải - Thực phẩm chữa tổn thương, giảm trào ngược dạ dày
Bắp cải – Thực phẩm chữa tổn thương, giảm trào ngược dạ dày

8. Thực phẩm tăng hệ miễn dịch, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa – Khoai lang

Theo kết quả nghiên cứu, khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ cùng các thành phần dinh dưỡng khác gồm protein, vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E), các khoáng chất (mangan, kali, đồng…). Những thành phần này có tác dụng đảm bảo quá trình trao đổi chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

Đặc biệt hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan trong khoai lang có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột, chống táo bón, phòng ngừa tình trạng dư thừa axit dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Các chất xơ hòa tan trong khoai lang (điển hình như pectin) có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và đường, giúp no lâu, giảm lượng đường trong máu. Đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gồm ợ chua, ợ nóng, buồn nôn…

9. Thực phẩm phòng ngừa trào ngược dạ dày và viêm loét – Măng tây

Măng tây được đánh giá là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do loại thực phẩm này có nồng độ pH trung bình (dao động trong khoảng từ 7.0 đến 7.5 giúp trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Đồng thời nâng cao khả năng kiềm hóa, chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chất xơ và Inulin trong măng tây có tác dụng nhuận tràng, cải thiện chức năng đường tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Bên cạnh đó những thành phần này còn có tác dụng phòng ngừa viêm, đau dạ dày và chống táo bón.

Ngoài ra trong măng tây còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Bao gồm: Vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin E, vitamin K), khoáng chất (sắt, phốt pho, kali…), Thiamin, Riboflavin, Protein, Pantothenic acid, Calcium…

Thực phẩm phòng ngừa trào ngược dạ dày và viêm loét - Măng tây
Thực phẩm phòng ngừa trào ngược dạ dày và viêm loét – Măng tây

10. Gừng – Thực phẩm chống buồn nôn, phòng ngừa viêm loét

Việc uống một tách trà gừng mật ong hoặc bổ sung gừng vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn, hạn chế trào ngược dạ dày thực quản và phòng ngừa viêm loét. Nguyên nhân là do các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic trong loại thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, phòng ngừa tăng tiết axit và ổn định các hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra một số thành phần khác trong gừng như khoáng chất, vitamin, đạm, cacbohydrat, zingiberene, sesquiphellandrene… còn có tác dụng điều trị đau bụng kinh, viêm xương khớp, liệt dạ dày và làm ấm bụng.

11. Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh và cải thiện chức năng tiêu hóa – Sữa chua

Việc ăn một hũ sữa chua mỗi ngày có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo kết quả nghiên cứu, trong sữa chua chứa một hàm lượng lớn Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cải thiện các hoạt động của dạ dày. Đồng thời giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và hạn chế viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP.

Ngoài Probiotic, các thành phần quan trọng khác trong sữa chua gồm protein, Carbohydrat, chất béo lành mạnh, vitamin, các khoáng chất… còn có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Hơn thế những thành phần này còn có khả năng cải thiện sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người bệnh.

Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh và cải thiện chức năng tiêu hóa - Sữa chua
Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh và cải thiện chức năng tiêu hóa – Sữa chua

 

12. Protein thực vật – Thực phẩm làm lành tổn thương, giảm trào ngược dạ dày

Theo các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên thêm lòng trắng trứng vào chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng. Bởi hàm lượng protein, Lecithin, acid amin, canxi trong loại thực phẩm này có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, tái tạo tế bào và kiểm soát quá trình tăng tiết acid. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng trong lòng trắng trứng còn có tác dụng kiểm soát tình trạng khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, phòng ngừa tổn thương thần kinh. Một số tác dụng khác: Chống lão hóa sớm, ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe xương, tốt cho tim mạch, chống béo phì và giảm cảm giác mệt mỏi.

Trào ngược dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung, người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm, thức uống không tốt cho hệ tiêu hóa. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tốt bệnh lý. Người bị trào ngược dạ dày nên kiêng những loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm làm tăng tiết acid dịch vị của dạ dày – Thực phẩm chứa nhiều axit

Trong thời gian điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, dứa, mận xanh, bưởi, việt quất, quả lựu… Bởi những loại thực phẩm này có khả năng kích thích quá trình tăng tiết acid dịch vị của dạ dày. Từ đó làm nặng hơn tình trạng trào ngược dạ dày và các triệu chứng.

Ngoài ra việc thêm vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm nhiều axit còn gây bào mòn niêm mạc, đau dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa.

Thực phẩm làm tăng tiết acid dịch vị của dạ dày - Thực phẩm chứa nhiều axit
Thực phẩm làm tăng tiết acid dịch vị của dạ dày – Thực phẩm chứa nhiều axit

2. Thực phẩm cay nóng – Thực phẩm làm tăng mức độ trào ngược dạ dày

Những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… có khả năng làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và đau dạ dày. Ngoài ra nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm tăng co thắt cơ thực quản dưới. Từ đó làm cản trở quá trình điều trị trào ngược dạ dày và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát thượng vị…).

3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo – Thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng và khó chịu ở thượng vị

Sau khi tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, người bệnh thường bị khó tiêu kèm theo cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng và khó chịu ở thượng vị. Nguyên nhân là do loại thực phẩm này có khả năng kích thích quá trình tiết acid dịch vị dẫn đến dư thừa, khó tiêu và trào ngược lên thực quản.

Vì thế trong thời gian điều trị trào ngược dạ dày thực quản bạn cần kiêng sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sau:

  • Mỡ động vật
  • Đồ ăn chiên rán
  • Thức ăn nhanh
  • Sữa nguyên chất…
Thực phẩm chứa nhiều chất béo - Thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng và khó chịu ở thượng vị
Thực phẩm chứa nhiều chất béo – Thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng và khó chịu ở thượng vị

4. Thực phẩm gây kích ứng đường tiêu hóa – Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Các chuyên gia khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi sau khi tiêu thụ, những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng tiết acid dịch vị. Từ đó gây mất tính ổn định trong dạ dày và làm nặng hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Chính vì thế khi có vấn đề về dạ dày, bạn cần tránh tiêu thụ những món ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Thay vào đó nên ăn thức ăn có nhiệt độ vừa phải để ổn định các hoạt động của hệ tiêu hóa.

5. Rượu bia và nước ngọt có gas làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa

Việc tiêu thụ nhiều rượu bia và nước ngọt có gas sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và gây chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra do chứa nhiều cồn và có hàm lượng carbonate cao nên những loại thức uống này còn có khả năng làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, cản trở quá trình trao đổi chất và tăng nguy cơ đau dạ dày.

Chế độ dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh của người bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố hỗ trợ, giúp rút ngắn thời gian khỏi bệnh, tăng cường hiệu quả thuốc và hạn chế tác động gây tổn thương đến dạ dày. Để chấm dứt được phiền toái do trào ngược gây ra, bên cạnh việc ăn uống hợp lý, người bệnh cần tìm một phương thuốc có khả năng xử lý bệnh triệt để từ gốc, giúp việc hấp thu dinh dưỡng trở nên tốt hơn.

Trên đây là thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì kiêng gì để hỗ trợ điều trị” và gợi ý cách xử lý tốt nhất cho những trường hợp bệnh mãn tính lâu năm. 

Với những thông tin này, hi vọng người bệnh có thể hiểu về tầm quan trọng của các loại thực phẩm và có chế độ ăn uống phù hợp cũng như xác định được phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở dạ dày khác.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua