Sỏi thận: “Vạch trần” nguyên nhân, dấu hiệu để TRỊ TỪ A – Z [XEM NGAY]
Sỏi thận là một trong những bệnh sỏi tiết niệu nguy hiểm, tuy nhiên các dấu hiệu rất khó nhận biết nên người bệnh thường thờ ơ bỏ qua. Do đó, bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách điều trị sỏi thận hiệu quả nhất, giúp các bạn sớm tránh xa căn bệnh phiền toái này.
Bệnh sỏi thận là gì? Phân loại sỏi thận
Rất nhiều người thắc mắc sỏi thận là gì, sỏi thận hình thành như thế nào? Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, cố vấn y khoa chương trình sức khỏe đài Phát thanh truyền hình VTV2 cho biết, sỏi thận để chỉ sự hình thành các tinh thể rắn do hiện tượng lắng đọng muối và khoáng chất dư thừa bên trong thận. Kích cỡ sỏi có thể dao động từ vài mm đến vài cm, nằm rải rác trong cấu trúc thận.
Để trả lời cho câu hỏi sỏi thận có mấy loại, lương y Tuấn cũng chỉ rõ:
– Sỏi canxi: Là loại sỏi phổ biến nhất, đối tượng dễ mắc là những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn hormone.
– Sỏi axit uric: Xảy ra do sự lắng đọng uric trong thận, do đó dễ xuất hiện nhất ở các bệnh nhân gout.
– Sỏi struvite: Khi nước tiểu bị kiềm hóa sẽ làm giảm sự hòa tan struvite và tạo sỏi. Loại sỏi này có nguy cơ cao nhất gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Sỏi cystin: Xảy ra khi có hiện tượng tăng bài tiết cystine qua thận một cách bất thường. Dạng sỏi này chủ yếu là do bẩm sinh hoặc bị rối loạn chuyển hóa cysteine ở ống thận và niêm mạc ruột.
Nguyên nhân gây sỏi thận cần cảnh giác
Theo thống kê, có đến ⅓ dân số bị hình thành sỏi tại bất cứ vị trí nào ở hệ tiết niệu. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận mà nhiều người chủ quan:
– Uống ít nước: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận mà rất nhiều người mắc phải. Lượng nước trong cơ thể quá ít không đủ để cho thận lọc và đào thải chất dư thừa khiến nước tiểu đặc, các chất khoáng kết lại hình thành sỏi thận.
– Sử dụng thuốc tùy tiện: Sử dụng thuốc bừa bãi không theo kê đơn, lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài như Cephalosporin, Penicillin… sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
– Chế độ ăn không đúng cách: Thói quen ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng bài tiết các chất khoáng qua cầu thận, dễ lắng đọng tạo sỏi.
– Mất ngủ kéo dài: Ban đêm là thời gian để các mô thận tái tạo tổn thương. Nếu mất ngủ kéo dài, chức năng lọc của thận ngày càng suy giảm là tồn đọng các khoáng chất.
– Nhịn tiểu: Điều này làm các khoáng chất không được đào thải ra ngoài, gây ra sự lắng đọng canxi hình thành sỏi thận.
– Nhịn ăn sáng: Duy trì thói quen này làm dịch mật bị tích tụ ở túi mật và đường ruột dẫn tới tạo sỏi.
Dấu hiệu sỏi thận không thể bỏ qua
Sỏi thận là bệnh lý hình thành và diễn biến âm thầm trong suốt khoảng thời gian dài, không gây ra triệu chứng rõ ràng cho cơ thể người bệnh. Tuy không biểu hiện triệu chứng nhưng cơ thể cũng đã gặp một số biến chứng, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng và tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu.
Theo lương y Tuấn, khi sỏi bắt đầu di chuyển, kẹt tại các vị trí của hệ tiết niệu sẽ gây các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như:
– Đau thắt ở lưng và bụng: Đây là một triệu chứng điển hình do các cơn đau quặn thận kéo dài và cũng là những cơn đau nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân do sỏi di chuyển làm tắc nghẽn đường tiết niệu, đồng thời tạo áp lực lên thận. Do đó bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhói ở thắt lưng và bụng dưới, có thể lan xuống bẹn và vùng sinh dục.
– Đau buốt khi đi tiểu: Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau sẽ di chuyển theo đường đi của sỏi thận từ bàng quang tới niệu đạo hoặc sỏi thận xuống niệu quản. Do đó gây ra các cơn đau buốt khi đi tiểu.
– Tiểu ra máu: Do sự cọ xát của sỏi gây ra những tổn thương trên niêm mạc đường tiết niệu. Tùy vào mức độ tổn thương, tình trạng tiểu ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phải soi trên kính hiển vi.
– Tiểu dắt, tiểu són: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của người bệnh sỏi thận. Sỏi thận lớn thậm chí có thể gây tắc nghẽn đường tiểu hoàn toàn, gọi là hiện tượng vô niệu.
– Buồn nôn, chóng mặt: Do thận có mối liên quan tới hệ tiêu hóa thông qua các dây thần kinh nên người bệnh thường cảm thấy buồn nôn kèm theo chóng mặt, đau đầu.
– Sốt và có cảm giác ớn lạnh: Bí tiểu kéo dài là nguy cơ cao gây nhiễm trùng ngược dòng lên đường tiết niệu hoặc thận. Những cơn sốt cao khoảng 38 độ kéo dài thường kèm với biểu hiện ớn lạnh và đau buốt chân tay.
Sỏi thận là bệnh lý có triệu chứng diễn biến âm thầm và khá tương đồng với nhiều bệnh lý khác. Nếu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, cần nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sỏi thận có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán sỏi thận
Sỏi thận có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Trả lời cho câu hỏi này, cố vấn y khoa VTV2 Đỗ Minh Tuấn cho biết, thực tế, sỏi thận có thể tự đào thải ra ngoài mà không gây đau đớn. Tuy nhiên, với các trường hợp sỏi bị kẹt rất dễ gây nhiễm trùng, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
Gây tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi thận thường không cố định tại một vị trí mà di chuyển theo dòng nước tiểu xuống niệu quản, niệu đạo gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này nước tiểu ứ đọng lại gây tình trạng thận ứ nước, niệu quản ứ nước, giãn đài và bể thận,…
Tình trạng tắc nghẽn lâu ngày sẽ khiến người bệnh khó chịu vì những cơn đau quặn dữ dội tại thận, bí tiểu khó chịu.
Viêm đường tiết niệu
Các viên sỏi có kích thước lớn trong quá trình di chuyển sẽ cọ sát làm tổn thương thận và niêm mạc các cơ quan tiết niệu. Tình trạng này gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng dẫn đến màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường kèm mùi hôi rất khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng xơ thận, viêm đài bể thận, teo thận,…
Suy thận cấp, mãn tính
Tình trạng thận bị ứ nước, nhiễm trùng kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng thận. Điều này là nguyên nhân trực tiếp gây suy thận cấp tính, mãn tính và tổn thương chức năng thận nghiêm trọng.
Lúc này bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, người bệnh phải tiến hành lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Vỡ thận
Tình trạng ứ nước, sưng viêm, phù nề nghiêm trọng sẽ làm tăng áp lực thận quá mức gây vỡ thận đột ngột. Biến chứng này tuy hiếm gặp những người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Điều trị sỏi thận như thế nào hiệu quả nhất?
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Điều trị sỏi thận bằng thuốc Tây
Trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ và các triệu chứng bệnh ít gây nguy hiểm tới sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Tây. Người bệnh nên lưu ý lựa chọn các loại thuốc đã được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả làm bào mòn sỏi. Sau đây là danh mục thuốc Tây phổ biến nhất dùng cho điều trị sỏi thận:
Thuốc giảm đau
Trong trường hợp sỏi thận gây đau đớn, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen… giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.
Thuốc bào mòn sỏi
Để bào mòn sỏi đồng thời kiểm soát lượng muối và khoáng chất trong nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc căn cứ vào từng loại sỏi của bạn. Cụ thể:
– Sỏi canxi: Dùng thuốc lợi tiểu thiazid hoặc các chế phẩm có chứa phosphat.
– Sỏi axit uric: Dùng allopurinol để ngăn chặn quá trình gia tăng nồng độ axit uric trong máu, ngăn ngừa sỏi tăng phát triển, tăng kích thước.
– Sỏi struvite: Bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh liều thấp lâu dài hoặc không liên tục kết hợp với uống đủ nước.
– Sỏi cystin: Sử dụng thuốc đặc trị nhằm làm tăng khả năng hòa tan cystin trong nước tiểu. Đồng thời người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn ít muối và protein, uống nhiều nước.
Thuốc giúp đào thải sỏi
Để sỏi dễ dàng đào thải ra bên ngoài, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc chẹn alpha như tamsulosin, dutasteride và tamsulosin. Tác dụng của các loại thuốc giúp giãn cơ trơn, đẩy nhanh tiến trình đào thải sỏi thận ra ngoài, ít gây đau đớn.
Phẫu thuật loại bỏ sỏi
Khi sỏi thận có kích thước lớn thường không thể tự đào thải qua đường nước tiểu, gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp phẫu thuật loại bỏ sỏi để điều trị bao gồm:
– Phẫu thuật mở loại bỏ sỏi: Các bác sĩ sẽ rạch một đường trên da, tiếp cận thận và loại bỏ sỏi. Bệnh nhân sẽ được gây mê và cần nằm viện sau phẫu thuật.
– Phẫu thuật nội soi: Sử dụng ống nội soi tiếp cận sỏi để dùng tia lazer vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ. Để giảm sưng niệu quản, bác sĩ có thể đặt stent.
– Tán sỏi bằng sóng siêu âm: Đây là phương pháp dùng sóng siêu âm tạo ra các rung động mạnh để phá vỡ các viên sỏi để tự đào thải qua đường nước tiểu.
Mẹo dân gian chữa sỏi thận tại nhà
Mẹo dân gian được áp dụng với những trường hợp mắc sỏi thận ở giai đoạn nhẹ, chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng 1 trong các mẹo dân gian dưới đây:
– Râu ngô: Dùng 10gr râu ngô nấu cùng 200ml nước, uống 3 – 4 lần mỗi ngày.
– Nhọ nồi: Giã lá nhọ nồi tươi và lọc lấy nước uống hằng ngày.
– Đu đủ xanh: Dùng đu đủ còn nguyên nhựa và vỏ, rửa sạch, nạo ruột sau đó hấp cách thủy với muối để dùng hàng ngày.
– Dứa: Dứa hấp với phèn chua trong 3 giờ, dùng cả phần quả và phần nước.
Sỏi thận là căn bệnh đang ngày càng phổ biến nhưng ít người biết cách chủ động bảo vệ bản thân. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc trang bị đầy đủ kiến thức về sỏi thận bệnh học để có cách xử lý, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!