Phút Trải Lòng Của Người Bác Sĩ Sau Gần 40 Năm Chữa Bệnh Viêm Da Bằng Thảo Dược
Xuất thân từ gia đình có truyền thống y dược, đến nay, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã có 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, bác sĩ đã dành một chút thời gian ngồi lại chia sẻ với độc giả những câu chuyện về công việc, cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là các thông tin hữu ích về bệnh viêm da tự miễn.
Những chiêm nghiệm của bác sĩ Tuyết Lan về sự nghiệp y học và ngành YHCT Việt Nam
Là một trong những y sĩ thuộc thế hệ vàng của YHCT Việt Nam, bằng tài năng và tâm đức, bác sĩ Tuyết Lan đã sớm gây dựng được chỗ đứng của mình trong ngành, được bệnh nhân yêu mến, đồng nghiệp nể trọng.
Về cuộc đời và sự nghiệp
Phóng viên: Bác sĩ có thể chia sẻ một chút về lý do bác sĩ chọn theo đuổi nghề Y nói chung và YHCT nói riêng được không ạ?
Bác sĩ Tuyết Lan: Người ta có câu “Nghề chọn người, chứ người không chọn nghề”, tôi thấy khá đúng trong trường hợp của tôi. Từ khi còn nhỏ chưa biết gì, tôi đã theo mẹ, xem mẹ khám bệnh cho mọi người. Y học cứ tự nhiên như thế, dần trở thành một phần cuộc sống của tôi. Lớn hơn một chút thì dần hiểu được những cái khổ của người bị bệnh và biết đồng cảm với niềm hạnh phúc của người khỏi bệnh, tôi nhận ra ngành Y cao quý nhường nào và muốn trở thành một thầy thuốc chữa bệnh cứu người.
Còn về YHCT thì cũng là cái duyên, cái số. Ngày nhỏ sức khỏe tôi không tốt, hay đau ốm. Mỗi lần ốm, tôi lại được mẹ sắc thuốc cho uống, và cũng rất tự nhiên, tôi tò mò về các vị thuốc và công dụng của chúng. Nghĩ lại cũng thật thần kỳ, niềm hứng thú ngày nhỏ ấy theo tôi đến tận bây giờ.
Phóng viên: Theo bác sĩ, đối với người hành nghề y, những yếu tố nào nên được đặt lên hàng đầu?
Bác sĩ Tuyết Lan: Vì bản chất của nghề y liên quan mật thiết đến tính mạng con người nên một người y sĩ cần liên tục trau dồi bản thân về nhiều mặt. Theo ý kiến chủ quan của tôi, kiến thức, kỹ năng chuyên môn và sự tận tâm với bệnh nhân luôn là hai yếu tố đầu tiên để đánh giá một người bác sĩ.
Việc trau dồi kiến thức, kỹ năng trong thời gian học và thực tập là một chuyện, một bác sĩ còn phải liên tục nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhập thông tin mới, áp dụng tư duy phản biện để kiểm định lại những tri thức của mình. Điều này đặc biệt quan trọng với một bác sĩ YHCT vì kho tàng Y học dân tộc vô cùng phong phú, chúng tôi luôn phải kiểm định, sàng lọc xem đâu là bài thuốc có hiệu quả, đâu là dân gian truyền miệng, không có cơ sở.
Nếu trình độ kiến thức, kỹ năng là “bộ công cụ” hành nghề, thì khả năng đồng cảm, sự nhiệt tâm với người bệnh chính là động lực làm việc của một người bác sĩ. Tôi đã từng chữa trị cho nhiều bệnh nhân cơ địa nhạy cảm, thường có những phản ứng tiêu cực với nhiều loại thuốc. Quá trình điều trị rất vất vả, thường xuyên phải thay đổi phác đồ, điều chỉnh vị thuốc. Những ca bệnh như vậy đòi hỏi tôi phải luôn kiên trì, sát sao với bệnh nhân, đặt mình vào vị trí người bệnh để động viên họ không bỏ cuộc.
Tôi đã dành cả thanh xuân, hơn nửa cuộc đời với nghề này. Từng ngày, từng giờ tôi vẫn luôn nhắc nhở mình về những phẩm chất ấy để xứng đáng với hai chữ “Thầy thuốc” thiêng liêng.
Phóng viên: Bác sĩ có suy nghĩ gì về ngành YHCT hiện nay? Liệu vị thế của ngành có bị ảnh hưởng bởi sự thịnh hành của thuốc Tây?
Bác sĩ Tuyết Lan: YHCT có gốc rễ lâu đời trong cuộc sống của người Việt. Từ thế kỷ thứ 18, nền y học của chúng ta đã xuất hiện danh y Hải Thượng Lãn ông ghi danh muôn đời. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện tuyệt vời cho nhiều loài thực vật, nhiều vị thuốc quý sinh sôi.
Ngày nay, việc dùng thảo dược chữa bệnh không còn phổ biến được như thời trước. Người bệnh ngày nay thường lựa chọn chữa bệnh bằng thuốc Tây vì thuốc Tây cho hiệu quả nhanh, tiện lợi, dễ dùng. Tuy nhiên tôi cho rằng YHCT vẫn sẽ luôn có một chỗ đứng vững chắc trong nền Y học hiện đại vì nhiều lý do.
Thứ nhất, không phải thể trạng ai cũng đáp ứng được việc sử dụng các loại thuốc Tây trong thời gian dài. Tôi đã từng làm việc với nhiều trường hợp dùng thuốc Tây bị dị ứng, không khỏi bệnh nên chuyển sang Đông y vì sự an toàn, lành tính.
Thứ hai, bên cạnh các vị thuốc tấn công bệnh, YHCT còn có nhiều vị thuốc có tác dụng bồi bổ, nâng cao sức khỏe tổng thể, sức đề kháng tự nhiên. Không phải cứ bị bệnh mới cần tìm thuốc, bạn luôn có thể tận dụng những bài thuốc bổ của Đông y để bảo vệ sức khỏe của mình hàng ngày.
Thứ ba, gọi là Y học cổ truyền nhưng không phải là chúng tôi chỉ dùng bài thuốc của các danh y thời trước để chữa bệnh. Nghiên cứu và phát triển bài thuốc mới cũng là một phần quan trọng trong công việc hằng ngày của chúng tôi. Bản thân tôi cũng tự hào và tự tin khẳng định rằng các bài thuốc do Trung tâm Thuốc Dân Tộc chúng tôi phát triển nói riêng (Thanh bì Dưỡng can thang, Hoạt huyết phục cốt hoàn…) đã và đang cho chỉ số hiệu quả trong điều trị cao không kém bất kỳ phương thuốc Tây y nào.
Phóng viên: Bác sĩ sở hữu sự nghiệp nhiều điểm nhấn: Bằng cấp cao, thường được giao cho nhiều vị trí quan trọng (Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa khám bệnh – Bệnh viện YHCT TW, Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc Dân Tộc) và giành được nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý (Danh hiệu Hải Thượng Lãn Ông, Thầy thuốc ưu tú,…). Nếu tự mình nhìn lại bác sĩ nghĩ thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp của mình là gì?
Bác sĩ Tuyết Lan: Tôi không phải người quá chú trọng vào học hàm, học vị cao hay chạy theo những danh hiệu, giải thưởng. Đối với tôi, thành tựu lớn nhất chính là chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nhận được sự tin yêu của bệnh nhân.
Làm việc tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc, tôi không chỉ được tiếp xúc với bệnh nhân trong khuôn khổ phòng khám bệnh mà còn được có cơ hội tham gia các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo mà Trung tâm tổ chức. Qua những dịp như vậy tôi được góp sức lực nhỏ bé của mình vào việc đem y tế chất lượng cao đến với những hoàn cảnh khó khăn, kinh tế hạn hẹp.
Bên cạnh đó, việc được dốc lòng vào nghiên cứu phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược cũng đem lại cho tôi nhiều niềm vui. Cá nhân tôi đã cũng là chủ nhiệm của 5 đề tài nghiên cứu: Sản phẩm Tadimax trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý u phì đại tiền liệt tuyến; Tác dụng cây trinh nữa hoàng cung khi áp dụng trong điều trị bệnh; Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Sơ can Bình vị tán; Tác dụng của chè dây trong điều trị dạ dày, tá tràng; Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị các bệnh viêm da.
Ngoài ra, trong những năm gần đây tôi cũng có dịp tham gia vào việc kiểm định nguồn dược liệu của Trung tâm Thuốc Dân Tộc. Từ 2011, Trung tâm đã phối hợp với 2 tỉnh Lào Cai và Vĩnh Phúc thực hiện dự án phát triển nguồn nguyên liệu sạch, xây dựng một số vườn thảo dược ở Bắc Hà, Tam Đảo, Sapa… Đây cũng là hoạt động mà tôi rất tâm huyết vì nó có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo chất lượng của nguồn dược liệu, bảo tồn giống dược liệu quý và đồng thời tạo thêm thu nhập cho dân cư địa phương.
Về bệnh viêm da tự miễn
Vấn đề được nhiều người bệnh thắc mắc và đặt câu hỏi cho bác sĩ là về bệnh viêm da tự miễn. Trong lần trò chuyện này, bác sĩ đã dành nhiều thời gian giải đáp các câu hỏi được gửi về.
Phóng viên: Bác sĩ có thể nêu ra một vài dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tự miễn được không ạ?
Bác sĩ Tuyết Lan: Thực ra viêm da tự miễn không phải là một bệnh mà là cách gọi chung của một nhóm các bệnh da liễu: Viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, vảy nến, á sừng,… Đặc điểm chung của các loại bệnh này là mãn tính, tái phát thành từng đợt. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm 100% cho các loại bệnh này.
Về triệu chứng thì cũng rất đa dạng tùy từng loại bệnh.
Viêm da cơ địa có các biểu hiện: da đỏ và khô; da nổi ban, sau một thời gian ngứa gãi sẽ gây ra sưng, nề.
Đối với vảy nến thì có một số triệu chứng như: Tổn thương da rát, đỏ, sưng huyết nổi lên bề mặt da. Và trên bề mặt những cái rát đó có vảy trắng, rất dễ bong, có ranh giới rất rõ.
Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã thường được xác định bởi vảy da nhờn lan tỏa ở da đầu (gàu), các sẩn màu vàng-đỏ xuất hiện dọc theo đường chân tóc, sau tai, trong ống tai ngoài, lông mày, thậm chí là toàn bộ vùng mặt gây ngứa ngáy khó chịu.
Phóng viên: Theo như bác sĩ miêu tả, có thể dễ dàng thấy được ảnh hưởng đầu tiên của các bệnh viêm da này là sự ngứa rát, khó chịu ở những vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, vấn đề thẩm mỹ, ngoại hình chắc cũng khiến nhiều người đau đầu. Ngoài những ảnh hưởng này, người bệnh viêm da có cần chú ý đến những vấn đề nào khác nữa không ạ?
Bác sĩ Tuyết Lan: Đúng như bạn nói, ngứa rát và mất thẩm mỹ là hai vấn đề dễ thấy nhất của bệnh này, nhưng không phải là tất cả.
Tôi hay tâm sự với các bệnh nhân viêm da của mình về các ảnh hưởng về tinh thần mà họ gặp phải. Vì những tổn thương trên da, họ hay bị hiểu lầm và bị mọi người xung quanh xa lánh. Sự mặc cảm, tự ti là tâm lý rất phổ biến ở bệnh nhân viêm da. Nhiều người đã chạy chữa 10 năm không khỏi, tức là họ phải sống với những cảm xúc tiêu cực ấy trong 10 năm. Nghĩ đến thôi, tôi cũng thấy buồn cho họ.
Ngoài ra ta cũng cần lưu tâm đến nguy cơ bị biến chứng của một số thể bệnh đặc biệt. Ví dụ vảy nến thể khớp, ngoài tổn thương vảy nến ngoài da, nó còn gây ra những tổn thương viêm đa khớp, có nguy cơ dẫn đến biến dạng khớp.
Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng chỉ ra rằng nếu bị vảy nến kéo dài, không điều trị thì nó sẽ là nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa và bệnh tim mạch.
Phóng viên: Một câu hỏi được rất nhiều người bệnh muốn bác sĩ giải đáp là về phương pháp điều trị viêm da tự miễn. Liệu các phương pháp dân gian như là sử dụng lá trầu không,… có hiệu quả? Nhiều người đã dùng nhiều đợt thuốc Tây mà không ngăn được bệnh tái phát, liệu Đông y có thể giải quyết được tình trạng này?
Bác sĩ Tuyết Lan: Nói đơn giản thế này: Phương pháp dân gian có hiệu quả, nhưng chỉ là hiệu quả tạm thời đối với một số triệu chứng bệnh. Còn về tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát thì hoàn toàn không có.
Như tôi đã đề cập ở trên thì đây là bệnh mãn tính, hiện nay Tây y hay Đông y đều chưa có phương pháp loại bỏ bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế thì tôi cũng hiểu cho nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân phải dùng thuốc Tây quá nhiều vì bệnh tái phát liên tục, trong khi nhiều loại thuốc Tây trị viêm da lại có những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Sử dụng YHCT vào điều trị hoặc hỗ trợ điều trị sẽ rất hiệu quả bởi các vị thuốc Đông y có đặc điểm là lành tính và có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu bệnh nhân bị các triệu chứng ngứa nhiều do phong, nên sử dụng các vị thuốc có tác dụng khu phong (Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Uy linh tiên, Ké đầu ngựa,…).
Các triệu chứng nóng rát, sưng nề, đau, khó chịu thường là do nhiệt hoặc do hỏa. Nếu do nhiệt thì sử dụng thuốc thanh nhiệt. Nếu có các viêm nhiễm, nhiễm trùng thì có thể sử dụng các thuốc thanh nhiệt giải độc (Kim ngân, Bồ công anh, Sài đất, Liên kiều,…). Viêm nhiễm không nhiễm trùng thì dùng các vị thuốc có thanh nhiệt đơn thuần (Huyền sâm, Sinh địa…).
Nếu xuất hiện tượng huyết ứ (Các sẩn cục, nổi lên trên da), thì sử dụng các loại thuốc hoạt huyết (Đan sâm, Đào nhân, Tạo giác thích…).
Phóng viên: Gần đây, nhiều bệnh nhân truyền tai nhau về bài thuốc thần kỳ chữa viêm da của Trung tâm Thuốc Dân Tộc bào chế. Bác sĩ có thể cho biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc này?
Bác sĩ Tuyết Lan: Thần kỳ thì chúng tôi không dám nhận, nhưng đúng là bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được các chuyên gia Thuốc Dân Tộc nghiên cứu đã và đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Hơn 95% người dùng phản ứng tốt với thuốc, và không thấy bệnh quay lại trong khoảng 3 – 4 năm. 5% còn lại vì không dùng đúng theo liều hướng dẫn nên thấy hiệu quả chậm hơn.
Phóng viên: Cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ hữu ích ngày hôm nay. Hy vọng bác sĩ và Trung tâm Thuốc Dân Tộc sẽ gặt hái được nhiều thành công trong năm 2022.
ThS.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan – Người thầy thuốc hết lòng vì bệnh nhân, cống hiến cho nền Y học dân tộc
Nối nghiệp hành y cứu người của gia đình, bác sĩ Tuyết Lan đã gây dựng cho mình một sự nghiệp giàu thành tựu:
- Năm 1999, bác sĩ tốt nghiệp Thạc sĩ loại Xuất sắc tại trường Đại học Y khoa Hà Nội.
- Hơn 30 năm (1981 – 2014) làm bác sĩ điều trị khoa Nội, bác sĩ điều trị khoa khám bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, được giao phó nhiều vị trí quan trọng: Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT TW.
- Từ 2016, bác sĩ nắm giữ vị trí Giám đốc phụ trách chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Da liễu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
- Xuyên suốt sự nghiệp, bác sĩ đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu như “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị viêm da tự miễn” và bài thuốc “Thanh bì Dưỡng can thang” trị viêm da tự miễn.
- Bác sĩ được trao nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý: Thầy thuốc ưu tú, giải thưởng Hải thượng Lãn ông, Chiến sĩ thi đua cấp viện, bộ…
Kết thúc buổi nói chuyện với phóng viên, bác sĩ khẳng định: “Được cống hiến cho sức khỏe bệnh nhân, cho nền YHCT nước nhà là một đặc ân. Là người bác sĩ, tôi KHÔNG nghĩ đến chuyện về hưu”. Mong rằng với bầu nhiệt huyết sục sôi ấy, bác sĩ sẽ tiếp tục đem lại nụ cười cho ngày càng nhiều bệnh nhân của mình.
Hiện bác sĩ Tuyết Lan đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc với vai trò Trưởng khoa Da Liễu. Người bệnh có nhu cầu thăm khám và điều trị viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng, viêm da dầu… vui lòng liên hệ:
- Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Hotline, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!