Khô Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả [Đừng Bỏ Lỡ]

Đánh giá bài viết

Khô khớp thường gặp nhất là khô khớp gối, khớp vai gây tình trạng khớp lạo xạo, kêu lục khục, đau nhức khi vận động. Bệnh gây cản trở sinh hoạt, giảm hiệu suất công việc thậm chí nếu nặng khô khớp có thể gây liệt, tàn phế. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa khô khớp hiệu quả nhất.

Hiện tượng khô khớp là gì? có nguy hiểm không?

Khô khớp là tình trạng khớp không tiết dịch nhầy bôi trơn hoặc lượng dịch tiết ra ít, không đủ bôi trơn các khớp khiến xương khớp phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi hoạt động. Vị trí khô khớp phổ biến nhất là ở khớp vai và khớp gối.

Khô khớp là triệu chứng điển hình của bệnh xương khớp, đặc biệt thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên. Thống kê trong những năm gần đây cho thấy, bệnh nhân bị khô khớp đang có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt tăng nhanh ở đối tượng nhân viên văn phòng, những người ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, người ít vận động. 

Khô khớp gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, trong công việc

Ở giai đoạn đầu, khô khớp có thể chỉ gây ra những cơn khó chịu khi hoạt động. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, khô khớp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Hạn chế vận động các khớp: Người bệnh gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, đi lại, co duỗi chân, leo cầu thang,… Đôi khi mất cảm giác khi duỗi chân.
  • Những cơn đau nhức kéo dài: Khi khô khớp kéo dài, sụn khớp sẽ dần bị bào mòn và gây ra những cơn đau nhức dữ dội.
  • Biến dạng khớp: Nếu khô khớp nặng, kéo dài có thể gây teo cơ quanh khớp, chân bị cong vẹo, đi khập khiễng, thực hiện các động tác cầm nắm rất khó khăn. 
  • Liệt khớp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của hiện tượng khô khớp. Các khớp không tiết đủ dịch nhầy sẽ dần trở nên khô cứng và cuối cùng sẽ bị liệt khớp. 

Ngoài ra, khi bị khô khớp trong thời gian dài, các dây thần kinh tọa chạy dọc từ cột sống thắt lưng đến gót chân sẽ bị tổn thương khiến toàn thân đau nhức, khó chữa trị.

Khô khớp và triệu chứng điển hình

Hiện tượng khô khớp thường khó phát hiện hơn các bệnh lý xương khớp khác do những biểu hiện ở giai đoạn khởi phát không thật sự rõ ràng. Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, bác sĩ với hơn 40 năm kinh nghiệm thăm khám chữa bệnh bằng YHCT, người bệnh có thể nhận biết hiện tượng khô khớp qua một số triệu chứng điển hình như sau:

Triệu chứng nhận biết bệnh khô khớp

  • Đau nhức xương khớp: Là dấu hiệu điển hình đặc trưng của những bệnh nhân bị bệnh xương khớp. Tuy nhiên những cơn đau ở giai đoạn đầu thường âm ỉ khiến người bệnh thường chủ quan.
  • Cứng khớp: Khớp bị cứng và biểu hiện rõ ràng nhất vào buổi sáng. Người bệnh thường gặp khó khăn khi vận động xương khớp vào buổi sáng. 
  • Khớp phát ra tiếng: Khi bị thiếu chất nhờn bôi trơn các đầu xương thường có xu hướng ma sát nhiều hơn. Lúc này người bệnh thường nghe thấy khớp phát ra tiếng lục cục, lạo xạo khi hoạt động.
  • Vận động hạn chế: Khi khô khớp kéo dài sẽ khiến các cơ dần bị suy yếu. Lúc này người bệnh thường gặp khó khăn trong việc di chuyển. 

Khô khớp gối nguyên nhân do đâu?

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, khô khớp nói chung, khô khớp gối nói riêng khởi phát do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất gồm có:

Tình trạng lão hóa: Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị khô khớp. Khi bước sang giai đoạn trung niên, các khớp xương không còn lớp sụn để bảo vệ khiến chúng cọ xát trực tiếp vào nhau gây ra hiện tượng khô khớp.

Lười vận động: Việc thường xuyên ngồi, đứng làm việc một chỗ, tính chất công việc không vận động sẽ khiến các cơ, xương khớp bị lỏng lẻo, thiếu chắc chắn và dễ dàng bị tổn thương. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thoái hóa xương khớp trong đó có khô khớp.

Dinh dưỡng thiếu khoa học: Bữa ăn thiếu khoa học, dinh dưỡng không cân bằng sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng tới quá trình tái tạo tế bào sụn khớp, lượng dịch nhầy ở khớp tiết ra cũng giảm đi. Ngoài ra sử dụng thuốc lá, uống bia rượu thường xuyên cũng khiến xương khớp bị lỏng lẻo, khô cứng. 

Lao động quá sức: Luyện tập thể thao với cường độ cao, ngồi máy tính quá lâu, mang giày cao gót trong thời gian dài, mang vác vật nặng thường xuyên sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp và khô khớp. 

Lao động quá sức là một nguyên nhân gây khô khớp

Gặp chấn thương: Những chấn thương như gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng,… nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới khô khớp.

Thừa cân: Các chuyên gia xương khớp chỉ rõ những người thừa cân, béo phì thường bị khô khớp.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số nhóm thuốc Tây tiềm ẩn nguy cơ hạn chế sự tiết dịch tại các ổ khớp gây khô khớp.

Bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh lý xương khớp như bệnh Gout, viêm khớp, hoại tử xương,… hoặc dị tật bẩm sinh có thể làm thay đổi, biến dạng các khớp dẫn đến chứng khô khớp, cứng khớp.

Chẩn đoán bệnh khô khớp 

Chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm là cách tốt nhất giúp người bệnh tìm được phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh. Sau khi kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra chính xác tình trạng bệnh. Một số kỹ thuật được áp dụng bao gồm:

Chụp Xquang: Đây là kỹ thuật chẩn đoán khô khớp cơ bản nhất tuy nhiên kết quả thu lại chỉ mang tính tổng quan, chưa thể đưa ra chính xác tình trạng bệnh. Vì vậy, bác sĩ vẫn phải chỉ định thêm một số kỹ thuật chẩn đoán khác. 

Chụp cộng hưởng MRI: Là kỹ thuật chẩn đoán được đánh giá cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên chi phí một lần chụp cộng hưởng MRI khá cao, bệnh nhân cần xem xét, cân nhắc. 

Xét nghiệm cơ bản: Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như: nước tiểu, chỉ số máu,… Từ đó giúp việc chẩn đoán phân biệt chính xác hơn phục vụ quá trình điều trị, đặc biệt đối với trường hợp cần can thiệp ngoại khoa.

Khô khớp gối và cách điều trị hiệu quả 

Khô khớp gối hay khô khớp nói chung gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, công việc của người bệnh. Vì vậy, việc thăm khám sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là điều cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp giảm đau nhức, cơ cứng do khô khớp được áp dụng phổ biến nhất quý bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo.

Áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa khô khớp gối tại nhà

Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo hay, kinh nghiệm quý báu trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Cụ thể với trường hợp bệnh nhân bị khô khớp, các cơn đau nhức, khó chịu ở dạng nhẹ, chưa kéo dài dai dẳng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau đây:

Ngâm chân nước ấm: Khi bị khô khớp gối, khô khớp cổ chân, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian đơn giản bằng cách ngâm chân nước ấm. Nước ấm thêm vài lát gừng, một chút muối trắng giúp tăng thêm hiệu quả giảm đau, thư giãn xương khớp.

Sử dụng rượu gừng: Gừng tươi khoảng 200g đem rửa sạch sau đó thái nhỏ thành sợi. Cho gừng vào đun cùng 400ml rượu trắng, thêm 120ml đường đỏ. Tiếp tục đun đến sôi khoảng 5 phút là được. Bạn nên đặt một tấm vải lên chỗ hở ở vùng để hạn chế rượu bay hơi. Sử dụng rượu gừng vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp làm ấm cơ thể, giảm tình trạng đau nhức, cứng khớp.

Bài thuốc dân gian chữa khô cứng khớp từ rượu gừng

Sử dụng đậu bắp: Chuẩn bị khoảng 10 quả đậu bắp còn tươi, cắt phần đầu và đuôi sau đó ngâm cùng nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút. Vớt đậu bắp ra rồi thái thành từng lát mỏng theo chiều dài rồi cho nguyên liệu vào bình thủy tinh. Đổ thêm nước sôi trực tiếp vào bình, chia đều nước đậu bắp uống hết trong ngày.

*Lưu ý: Các phương pháp dân gian chữa khô khớp sử dụng nguyên liệu tự nhiên nhưng người bệnh cần chú trọng trong khâu chế biến để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại. Ngoài ra hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào thể trạng và thể bệnh của mỗi người. Thông thường các bài thuốc dân gian chỉ có hiệu quả cho bệnh nhân xương khớp nhẹ, các triệu chứng chưa kéo dài. 

Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cũng như nâng cao sức khỏe xương khớp, người Việt hiện nay nên tham khảo và sử dụng các sản phẩm chăm sóc xương khớp toàn diện. Các sản phẩm này có tác dụng rất tốt và hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh lý như khô khớp, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ,….Đồng thời giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai hơn. 

Giảm đau nhức, khô cứng xương khớp bằng thuốc Tây y

Khi bị khô khớp xương, người bệnh thường tìm tới các loại thuốc Tây ý giúp giảm nhanh triệu chứng. Các loại thuốc điều trị thường được bác sĩ chỉ định trong toa thuốc gồm có:

Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau: Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc corticoid giúp người bệnh giảm đau nhanh và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên các loại thuốc này thường gây ra một số tác dụng phụ như: các bệnh lý về gan, thận, viêm loét dạ dày,…

Tiêm trực tiếp chất nhờn vào khớp: Trường hợp bệnh nhân bị khô khớp do thoái hóa xương khớp ở mức trung bình, người bệnh chưa thể tiến hành mổ thay khớp, không đáp ứng với thuốc giảm đau trên sẽ được chỉ định tiêm chất nhờn vào các khớp. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây chữa khô khớp

*Lưu ý: Khi áp dụng các loại thuốc Tây chữa khô khớp người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc và sử dụng thuốc theo cảm tính. 

Chữa dứt điểm khô cứng khớp bằng Y học cổ truyền

Y học cổ truyền xác định khô khớp khởi phát do cơ thể bị xâm nhập bởi phong hàn, thấp nhiệt khiến âm dương không điều hòa, khí huyết không thông, kinh lạc bế tắc. Cộng thêm vấn đề lão hóa của tuổi tác, thói quen làm việc sinh hoạt gây tổn thương sụn khớp, cộng thêm cơ địa nhạy cảm dễ khiến sụn khớp giảm tiết dịch nhầy gây khô cứng khớp và cảm giác đau nhức khó chịu. 

Y học cổ truyền trị bệnh theo nguyên tắc: loại bỏ toàn bộ căn nguyên gây bệnh, dứt điểm triệu chứng, bồi bổ cơ thể, tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch nhầy sụn khớp, hỗ trợ bồi bổ sụn khớp lâu dài, đưa cơ thể về trạng thái bình thường, ngăn bệnh tái phát. Một số phương pháp điều trị cứng khớp được ứng dụng phổ biến gồm có:

Sử dụng bài thuốc Đông y

Bài thuốc 1: Thang thuốc gồm vượng cốt tỳ, dây tơ hồng mỗi vị 10g; cẩu tích, hy thiêm mỗi vị 6g; độc hoạt, thạch cao, đỗ trọng bắc, ngưu tất bắc, độc hoạt mỗi vị 12g;chi mẫu, rễ cây gối hạc mỗi vị 8g; dây đau xương 20g/ Sắc thuốc mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Bài thuốc 2: Các vị thuốc gồm: Quế nhục, đỗ trọng bắc mỗi vị 10g; cam thảo, hy thiêm mỗi vị 8g; cẩu tích 12g. Đem thuốc sắc cùng 500ml nước, sử dụng thuốc sau bữa ăn.

Các bài thuốc Đông y chữa khô khớp từ trong

Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu giảm đau nhức do khô khớp

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh xương khớp trong YHCT. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tác động một lực vừa đủ lên các huyệt, cơ, gân, da, khớp của người bệnh tác dụng lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu não, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài, phục hồi can thận giúp cơ thể khỏe mạnh.

Người bệnh khô khớp nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi

Song song với việc sử dụng các bài thuốc đặc trị, người bệnh cũng nên chú trọng về chế độ ăn uống để rút ngắn thời gian điều trị. Các chuyên gia xương khớp đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân bị khô khớp như sau:

Người bệnh nên bổ sung

  • Nhóm thực phẩm giàu Omega – 3: Omega – 3 có tác dụng tăng sản sinh dịch nhầy sụn khớp, táo tạo và phục hồi xương khớp bị tổn thương. Một số thực phẩm nên bổ sung như hạt chia, cá thu, cá hồi, trứng cá muối,…
  • Sữa tươi, các sản phẩm từ sữa: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi, khoáng chất có tác dụng giúp xương chắc khỏe, sụn khớp ổn định, ngăn ngừa lão hóa. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo sụn khớp. 
  • Một số loại dầu lành mạnh: Người bị khô khớp nên sử dụng các loại dầu ăn thực phẩm chiết xuất từ quả bơ, óc chó, ô liu,…

Người bị khô cứng khớp nên kiêng 

  • Đồ uống chứa cồn, ga: Đồ uống chứa cồn và ga sẽ tàn phá can thận khiến tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh chóng. 
  • Đồ ăn lên men: Dưa muối, kim chi, cà muối,… là những món ăn có thể làm giảm khả năng tăng sinh dịch nhờn bôi trơn. 
  • Nội tạng động vật: Những axit béo trong nội tạng động vật có thể làm tăng hàm lượng cholesterol, tăng áp lực chèn ép lên xương khớp. Ngoài ra các axit trong nội tạng động vật ảnh hưởng không tốt tới quá trình tái tạo sụn khớp.

Một số lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa khô khớp 

  • Thường xuyên vận động, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng
  • Không nên mang vác vật nặng gây tổn thương sụn khớp
  • Không ngồi hoặc đứng làm việc trong 1 tư thế quá lâu
  • Từ bỏ thói quen bẻ các khớp tay, khớp chân khi mỏi sẽ khiến xương khớp nhanh thoái hóa
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, lão hóa sẽ đến muộn
  • Tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Bị khô khớp khám chữa ở đâu uy tín?

Đề điều trị dứt điểm khô khớp, bệnh nhân tốt nhất nên tìm tới cơ sở y tế uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi. Dưới đây là một số gợi ý địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp nổi tiếng, bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo:

Khoa xương khớp tại bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị điều trị bệnh xương khớp đầu ngành được đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Khoa xương khớp của bệnh viện mỗi năm tiếp đón hàng ngàn bệnh nhân tới thăm khám và điều trị. 

Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, giỏi chuyên môn, tay nghề cao. Trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên do là bệnh viện công, chỉ làm việc giờ hành chính nên bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải, bệnh nhân phải chờ đợi xếp hàng mệt mỏi.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Là đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT số 1 hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân xương khớp. Trung tâm sở hữu dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, mang lại tối đa lợi ích cho người bệnh. 

Đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia YHCT đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm, làm việc với sự tận tâm, y đức sáng ngời. Cơ sở vật chất khang trang hiện đại, hệ thống phòng chờ, phòng khám bệnh, phòng trị liệu, phòng lấy thuốc được xây dựng đạt chuẩn quy định của Bộ y tế. 

Khám chữa khô khớp hiệu quả tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Mô hình khám chữa 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân, bác sĩ đồng hành tới khi khỏi bệnh. Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng thành công dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà cho bệnh nhân xương khớp nặng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 

Trung tâm Cơ xương khớp tại bệnh viện E

Gợi ý tiếp theo người bệnh bị khô khớp có thể tới khám chữa bệnh tại Trung tâm Xương khớp trực thuộc Bệnh viện E. Trực tiếp tiếp nhận điều trị là đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp hiện đại. 

Phương pháp điều trị khô khớp tại bệnh viện E kết hợp cả sử dụng thuốc và trị liệu không cần thuốc. Tùy theo tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. 

Trên đây là những thông tin về tình trạng khô khớp cùng các phương pháp điều trị bệnh phổ biến. Qua đây, người bệnh có thể tự chủ động lên kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe xương khớp toàn diện. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo