TOP 11+ Cách Điều Trị Khô Khớp Hiệu Quả Nhất [Nên Thử] 

Đánh giá bài viết

Người bệnh khô khớp đang bị hành hạ bởi những cơn đau nhức, cơ cứng khớp khó chịu, hạn chế vận động và đang cần một giải pháp hiệu quả, an toàn? Bỏ túi ngay 12+ cách điều trị khô khớp dưới đây để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn.   

Cách điều trị khô khớp tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ cây thuốc nam quen thuộc có sẵn trong vườn nhà. Cách điều trị khô khớp này được thực hiện đơn giản, không cầu kỳ. Người bị khô khớp, thoái hóa khớp có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian như sau:

Bài thuốc giảm đau cứng khô khớp từ gừng

Gừng từ lâu đã trở thành vị thuốc dân gian quen thuộc được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Có rất nhiều cách sử dụng gừng để chữa khô cứng khớp, trong đó những cách phổ biến bao gồm:

Ngâm chân với gừng

  • Đây là mẹo giảm khô cứng khớp đơn giản có thể thực hiện mỗi ngày.
  • Chuẩn bị khoảng 30g gừng tươi thái lát, 20gr muối hạt và 2 lít nước
  • Nước đun tới nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C là có thể sử dụng
  • Đổ nước ấm ra thau, thêm gừng, muối và khuấy đều

Ngâm chân vào nước gừng muối ấm mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp các khớp gối, cổ chân được thoải mái, thư giãn hơn.

Điều trị khô khớp bằng củ gừng

Đắp gừng tươi lên khớp

Nếu bạn đọc và người bệnh có nhiều thời gian hơn, có thể áp dụng phương pháp đắp gừng lên vị trí khô khớp. Cách điều trị này được thực hiện cũng rất đơn giản theo các bước:

  • Chuẩn bị 200g gừng tươi rửa sạch đất, giữ nguyên vỏ
  • Giã nát gừng sau đó bọc lại trong một vải sạch
  • Đun 2 lít nước sau đó thả bọc vải chứa gừng vào trong nồi nước rồi nhấc lên
  • Gấp khăn làm 4 phần sau đó đắp lên khớp bị khô và đau

Thời gian đắp tối thiểu từ 25 – 30 phút, mỗi ngày nên đắp 3 lần để thấy hiệu quả.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể rang gừng tươi cùng muối trắng sau đó bọc trong mảnh vải khô, sạch đắp lên vị trí khớp bị tổn thương. 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị khô khớp từ lá ngải cứu 

Trong dân gian, lá ngải cứu có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm do bệnh xương khớp rất tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất sterol tự nhiên trong ngải cứu có thể kiểm soát tốt hiện tượng khô cứng khớp. Bài thuốc dân gian chữa khô khớp từ ngải cứu được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100g ngải cứu tươi, lấy cả thân thuốc; 2 chén rượu trắng 
  • Ngải cứu phải rửa sạch để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn 
  • Cho ngải cứu vào sao đều trên chảo nóng, thêm rượu đã chuẩn bị
  • Khi thấy lá ngải mềm ra thì tắt bếp, lấy lá đắp trực tiếp lên khớp gối bị sưng, đau, nóng 

Bài thuốc chữa khô khớp từ ngải cứu

Cách chữa khô khớp bằng bài thuốc từ lá lốt

Các tinh chất trong lá lốt có tác dụng hỗ trợ cơn đau nhức, cứng khớp, trừ thấp và kháng khuẩn rất tốt. Bài thuốc giảm khô cứng khớp từ lá lốt được thực hiện theo các bước như sau:

  • Lấy 1 nắm lá lốt đem phơi héo trong bóng râm vì nếu phơi ngoài nắng sẽ làm giảm công dụng của lá lốt 
  • Sau khi lá lốt héo, đem vào rửa sạch rồi cho vào nồi đun 
  • Đun trong khoảng 20 phút, đợi sôi 5 phút cho dược tính của lá lốt có thể tan chảy ra thì tắt bếp 
  • Sử dụng nước lá lốt thu được để uống hoặc nấu ăn giảm viêm khớp, khô khớp.

*Lưu ý: Các bài thuốc dân gian điều trị khô khớp thường chỉ mang lại hiệu quả trong trường hợp bệnh mới khởi phát và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. 

Điều trị khô khớp hiệu quả bằng bài thuốc Y học cổ truyền

Theo quan niệm Y học cổ truyền, khô khớp xảy ra do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập, khí huyết không thông, kinh lạc, tắc nghẽn, âm dương không điều hòa. Cộng thêm chính khí suy yếu, cơ địa nhạy cảm, can thận suy giảm chức năng, độc tố tích tụ tại vị trí sụn khớp. 

YHCT trị bệnh theo nguyên tắc: Trị bệnh tận gốc, xương khớp khỏe từ trong ra ngoài, hiệu quả bền vững và an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Do đó các bài thuốc thường tập trung điều trị bệnh từ nguyên nhân, gốc rễ gây bệnh. Một số bài thuốc YHCT chữa khô khớp bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo gồm:

Bài thuốc số 1: Thang thuốc gồm: thiên niên kiện, thương nhĩ tử, ngải cứu mỗi vị 10g; hy thiêm 20g; rễ cỏ xước 40g, thổ phục linh 20g. Đem sắc sử dụng mỗi ngày 1 thang chia đều vào sáng và tối. 

Bài thuốc số 2: Huyết đằng 30g; bạch chỉ 4g; thiên niên kiện 6g; cẩu tích, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi vị 20g. Đem thuốc sắc sử dụng mỗi ngày một thang để tăng dịch nhầy sụn khớp, giảm co cứng khớp. 

Điều trị khô khớp tận gốc từ bài thuốc Y học cổ truyền

Các bài thuốc Đông y truyền thống có thể kiểm soát tình trạng khô khớp, cứng khớp, thoái hóa khớp tuy nhiên thành phần thuốc còn khá cứng nhắc, hạn chế sử dụng cho một nhóm đối tượng. Ngoài ra để sử dụng thuốc người bệnh cần đun sắc thuốc khá mất thời gian và công sức. 

Các bài thuốc YHCT thế hệ mới được nghiên cứu bài bản chuyên sâu mang tính linh hoạt cao, phù hợp cuộc sống hiện đại đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người. 

Điều trị khô cứng khớp bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây y được chỉ định cho bệnh nhân gặp các triệu chứng khô cứng khớp. Do thuốc hoạt động theo cơ chế tác động trực tiếp lên dây thần kinh, ức chế cơn đau nhanh nhưng chỉ mang tính chất tạm thời nên cần được hướng dẫn và chỉ định theo kê toa của bác sĩ. Quý bạn và người bệnh đang băn khoăn bị khô khớp uống thuốc gì, có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:

Thuốc giảm đau Paracetamol: Là thuốc giảm nhanh cơn đau nhức, cơ cứng khớp, hỗ trợ giảm sưng tấy đỏ, tiêu viêm ở các ổ khớp bị tổn thương. Tuy nhiên những người mắc bệnh lý về gan không nên sử dụng loại thuốc này.

Thuốc giảm đau Tramadol: Tác dụng kiểm soát tình trạng đau nhức, khó chịu từ trung bình đến nghiêm trọng. Tùy theo sức khỏe và mức độ tổn thương sụn khớp, các bác sĩ có thể tư vấn sử dụng thuốc dạng viên nén hoặc dung dịch tiêm truyền. Trong Tramadol chứa một số thành phần có thể gây nghiện thuốc, do vậy người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Chú ý những tác dụng phụ khi điều trị khô khớp bằng thuốc Tây

Thuốc Methotrexate: Có tác dụng hỗ trợ sản sinh dịch nhầy sụn khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn, giảm tiếng lạo xạo, lộc cộc trong xương. Tuy nhiên sử dụng Methotrexate có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, rụng tóc, nổi mẩn ngứa, đau cứng họng, sốt,…

Thuốc tiêm Hyaluronic axit: Một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm Hyaluronic axit đưa trực tiếp dịch nhầy sụn khớp giúp khớp trơn tru và linh hoạt hơn.

Lưu ý: Với ưu điểm tác dụng nhanh, sử dụng tiện lợi thuốc Tây được nhiều người lựa chọn trong điều trị khô khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc Tây bởi chúng chỉ có tác dụng tạm thời, không thể điều trị bệnh dứt điểm, tiềm ẩn về tác dụng phụ. 

Thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm triệu chứng khô khớp

Bên cạnh những loại thuốc Tây trị khô khớp theo kê đơn của bác sĩ, bạn đọc và người bệnh cũng có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi xương khớp dưới đây:

Megaflex – hỗ trợ tăng sinh dịch nhầy sụn khớp

Megaflex là một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Thuốc có tác dụng bổ sung tăng sinh dịch nhầy sụn khớp, hỗ trợ điều trị chứng khô cứng khớp, tăng khả năng vận động. 

Liều dùng: Người lớn sử dụng mỗi ngày 1 viên sau bữa ăn để phòng ngừa khô khớp. Trường hợp điều trị bệnh cần lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. 

Chống chỉ định: Người già có cơ địa yếu, phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng. 

Blackmores Glucosamine

Một trong những sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị khô khớp, cứng khớp phải kể tới Blackmores Glucosamine. Không chỉ có tác dụng tăng tiết dịch nhầy tại ổ khớp, giảm triệu chứng đau nhức khó chịu, sản phẩm còn hỗ trợ phòng ngừa thoái hóa ở các ổ sụn, tăng cường khả năng vận động. 

Liều dùng: Liều dùng tốt nhất nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để phù hợp từng thể trạng, thể bệnh. 

Chống chỉ định: Những người bị dị ứng với glucosamine, người bệnh dưới 18 tuổi không nên sử dụng. 

Viên uống Nu trip

Với thành phần gồm Vitamin D3, Chondroitin sulfate, Collagen,… viên uống Nu trip được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị khô cứng khớp, tăng dưỡng chất và canxi giúp xương khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn.

Liều dùng: Sử dụng từ 1 viên sau ăn khoảng 1 tiếng, ngày 2 – 3 lần. Trường hợp cơn đau dữ dội có thể tăng liều lượng sử dụng nhưng cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

Chống chỉ định: Những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đượng; phụ nữ đang nuôi con nhỏ cần thận trọng trước khi dùng. 

Thuốc tái tạo sụn khớp Bewel Heal

Bewel Heal là thực phẩm chức năng hỗ trợ tái tạo sụn khớp có nguồn gốc từ Nhật Bản được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ, không có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy bạn đọc và người bệnh không nên thay thế thuốc chữa bệnh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 3 viên vào các buổi sáng – trưa – tối, uống thuốc cùng nước khoáng và không sử dụng với bất kỳ sản phẩm chức năng nào khác. 

Chống chỉ định: Những người mắc các bệnh về thần kinh như: mất ngủ, rối loạn tiền đình, trầm cảm,… không nên sử dụng thuốc.

Một số cách điều trị khô khớp hiệu quả khác

Ngoài cách điều trị khô khớp kể trên, quý độc giả và người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp giảm đau nhức, khô cứng khớp hiệu quả sau đây:

Bài tập điều trị khô khớp

Đối với các bệnh nhân xương khớp nói chung, bệnh nhân khô khớp nói riêng, các bài tập vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Luyện tập đúng phương pháp là cách giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn, dẻo dai hơn, tăng khả năng vận động. 

Áp dụng một số bài tập hỗ trợ giảm khô cứng khớp

Tư thế chữ V ngược 

Bài tập có tác dụng tăng lưu thông tuần hoàn máu tới bộ phận trên cơ thể, hỗ trợ giảm đau, giảm cơ cứng khớp.

  • Đứng thẳng, hai chân dang rộng hơn vai
  • Từ từ cúi gập người xuống để tạo thành hình chữ V ngược
  • Cố gắng rướn người, nâng hông, kéo giãn cột sống kết hợp hít thở 8 – 10 nhịp

Tư thế em bé 

Tư thế này tác động một lực vào khớp háng, vùng xương chậu, khớp vai và đốt sống thắt lưng giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, giảm tình trạng xương khớp lạo xạo, lục cục. 

  • Ngồi quỳ tư thế thoải mái trên sàn sao cho mông chạm sàn và lưng phải thẳng
  • Từ từ cúi gập người về phía trước đồng thời đưa tay về phía trước
  • Ép dây thần kinh trên sát vào phía đùi kết hợp hít thở sâu 10 – 15 nhịp

Tư thế con lạc đà 

Bài tập có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh dịch nhầy sụn khớp, tăng độ dẻo dai cho sụn khớp, xương khớp.

  • Quỳ gối trên mặt sàn, 2 tay thả lỏng, lưng giữ thẳng
  • Hơi ngả cong người về phía sau, đồng thời từ từ đưa 2 tay chạm vào 2 gót chân, mắt nhìn lên
  • Kéo căng cơ ngực sau đó giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi quay trở về vị trí ban đầu. 

Phẫu thuật chữa khô khớp

Trong một số trường hợp tình trạng khô cứng khớp trầm trọng, cản trở vận động, sinh hoạt; người bệnh đủ điều kiện thể trạng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chữa khô khớp.

  • Phẫu thuật để loại bỏ sụn khớp bị hỏng, điều chỉnh lại vị trí các gân khớp bị biến dạng
  • Phẫu thuật cắt lọc các biểu bì mô bị viêm
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo cho trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị liệt

Phương pháp phẫu thuật đòi hỏi chi phí cao

Mặc dù là phương pháp điều trị khô khớp áp dụng khoa học hiện đại, tuy nhiên phẫu thuật chữa khô khớp cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: chảy máu sau xâm lấn, vết mổ nhiễm trùng, xương khớp biến dạng nếu không được chăm sóc và kiêng kỹ lưỡng. 

Ngoài ra chi phí cho một ca phẫu thuật khá đắt đỏ, thời gian chăm sóc hậu phẫu phức tạp, vì vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi áp dụng. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt, thiết lập dinh dưỡng hợp lý 

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng khô cứng khớp, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý sau đây:

  • Không nên mang vác vật quá nặng, áp lực trực tiếp lên xương khớp
  • Không ngồi làm việc, đứng làm việc quá lâu, hãy chủ động đứng lên đi lại vận động nhẹ nhàng
  • Tham gia một số môn thể thao tốt cho sụn khớp như: đạp xe, bơi lội, chạy bộ nhẹ nhàng.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt không để đầu gối tiếp xúc nhiệt độ thấp quá lâu.
  • Duy trì cân nặng vừa đủ, tránh để việc bản thân bị tăng cân khiến các khớp chịu áp lực, tăng nguy cơ khô cứng khớp.
  • Nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega – 3, kali, magie và chất xơ 
  • Tuyệt đối tránh thức ăn quá nhiều đạm, thừa axit bởi chúng sẽ làm xương khớp yếu dần đi.
  • Hạn chế thói quen ngồi xổm, bẻ khớp, bước quá nhanh, sải chân quá rộng.

Trên đây là tổng hợp cách điều trị khô khớp được ứng dụng phổ biến nhất. Khi có biểu hiện đau nhức, khớp cơ cứng kéo dài nên chủ động tới thăm khám tại bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo