Gai Cột Sống: Nguyên Nhân, Cách Điều trị Hiệu Quả [Chữa Bệnh Không Khó]

Đánh giá bài viết

Gai cột sống là bệnh lý xương khớp bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Thời gian đầu, bệnh có thể gây ra những cơn đau nhức, ê buốt âm ỉ. Nếu để bệnh kéo dài và không có phương pháp xử lý triệt để, gai cột sống có thể gây liệt chi, mất khả năng vận động. Gai cột sống triệu chứng thế nào? điều trị ra sao? sẽ được thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Gai cột sống là gì? Có những thể bệnh nào?

Gai cột sống là tình trạng cột sống mọc ra nhiều nhánh xương (gai xương) từ quá trình thoái hóa. Những gai xương này ngày càng chìa ra gây hai bên, chèn ép lên dây thần kinh khiến người bệnh vô cùng đau đớn. 

Bệnh gai cột sống gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống

Vị trí gai cột sống thường không cố định mà có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau ở khu vực xương sống. Thông thường sẽ có 2 thể bệnh chủ yếu là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng. Cụ thể:

Gai cột sống cổ: Có tên gọi trong Tiếng Anh là Cervical Spondylosis là tình trạng đốt sống cổ bị thoái hóa, dây thần kinh bị chèn ép. Bệnh Xảy ra khi gân và dây chằng xung quanh xương hoặc khớp đốt sống cổ bị viêm, tổn thương gây cứng cổ kèm cảm giác tê, ngứa ran, yếu từ cổ lan xuống vai, cánh tay.

Gai cột sống thắt lưng: Tên Tiếng Anh là Lumbar Spondylosis là sự phát triển thêm của các gai xương do quá trình xơ hóa xương dưới sụn và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn.

Triệu chứng nhận biết người bị gai cột sống

Dấu hiệu nhận biết gai cột sống thường không rõ ràng và tương đối giống với triệu chứng của bệnh lý xương khớp khác. Chỉ tới khi các gai xương cọ xát với những xương xung quanh hoặc với các mô mềm người bệnh mới cảm nhận rõ ràng những cơn đau nhức, ê buốt ở vùng vai, thắt lưng và vùng cổ.  

Triệu chứng bệnh tùy thuộc vào vị trí xương sống bị tổn thương. Trong đó:

Triệu chứng gai cột sống cổ

  • Những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài ở vùng cổ và vai gáy
  • Các cơn đau sẽ lan dần xuống cổ tay, bả vai, đau nhức dữ dội ở vùng cánh tay, ngón tay tê buốt
  • Đau cứng vùng cổ khi mới ngủ dậy, đau cổ khi xoay người, gặp khó khăn khi quay đầu
  • Đau nửa đầu, đau nhói vùng đỉnh đầu, người mệt mỏi, buồn nôn

Triệu chứng gai cột sống tùy thuộc vào vị trí tổn thương

Triệu chứng gai cột sống lưng 

Người bình thường sẽ có 5 đốt sống lưng ký hiệu lần lượt từ L1 đến L5. Đa số người bệnh thường bị gai cột sống L4, L5. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ những cơn nhức mỏi, đau buốt dữ dội vùng lưng, đặc biệt gặp khó khăn khi vận động và di chuyển. 

  • Các cơn đau có xu hướng lan xuống vùng hông, mông, cổ chân.
  • Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện động tác cúi người, khom lưng, mang vác đồ nặng. 
  • Chân tay, cơ bắp yếu dần đi
  • Rối loạn thần kinh thực vật với những triệu chứng điển hình bao gồm: ra mồ hôi trộm, suy giảm hô hấp, huyết áp rối loạn.

Bị gai cột sống nguyên nhân do đâu?

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Phó giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống. Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể như:

Thoái hóa cột sống: Bác sĩ Lê Hữu Tuấn nhấn mạnh gai cột sống là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống. Đại đa số người bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn nặng đều xuất hiện mỏm gai xương chèn ép vào dây thần kinh, mô mềm. 

Sự lắng đọng canxi: Quá trình lắng đọng canxi do dư thừa tại đốt sống và dây chằng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gai cột sống. Người lớn tuổi thường dễ mắc bệnh bởi nguyên nhân này.

Chùng giãn dây chằng: Khi dây chằng bị chùng giãn, sụn khớp bắt đầu lỏng lẻo. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại bằng cách ổn định các đốt sống, thúc đẩy hình thành gai xương.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gai cột sống

Do chấn thương: Người bị tai nạn, chơi thể thao, vận động nặng,… sẽ khiến xương khớp bị tổn thương, gai xương có thể xuất hiện đồng thời.

Thói quen sinh hoạt: Những người có công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, mang vác đồ vật cồng kềnh, nặng,… được xác định là một trong những nguyên nhân khiến gai cột sống hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, việc ngủ sai tư thế, thói quen lười vận động sẽ khiến cột sống bị thoái hóa và gây tổn thương. 

Tuổi tác: Những người cao tuổi quá trình thoái hóa, lão hóa xương khớp diễn ra càng nhanh. Lúc này các mô sụn dần bị xuống cấp, dịch nhầy sụn khớp mất đi gây ra các gai cột sống.  

Do di truyền: Nhiều người khi sinh ra đã di truyền gen khiến đĩa đệm yếu hơn bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị mọc gai ngay từ khi còn trẻ tuổi. Nếu gia đình có nhiều người bị gai cột sống thì khả năng di truyền bệnh sẽ càng cao. 

Bị gai cột sống có nguy hiểm không?

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không được khắc phục kịp thời, đúng phương pháp, gai cột sống gây suy giảm sức khỏe, thậm chí mất khả năng vận động. Một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần chú ý bao gồm:

Người bị gai cột sống phải đối mặt với nhiều biến chứng

Dây thần kinh tọa bị tổn thương: Khi bị gai cột sống phần thắt lưng sẽ gây ra chèn ép nặng nề lên dây thần kinh tọa. Gai cột sống chèn ép dây thần kinh gây ra những cơn đau đớn ở vùng mông, đùi, chân, ảnh hưởng đến di chuyển, khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm: Khi gai xương phát triển quá độ gây ảnh hưởng đến đĩa đệm làm rách bao xơ hoặc thoát vị. Thoát vị đĩa đệm là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến quá trình vận động nếu không kiểm soát kịp thời. 

Đau dây thần kinh liên sườn: Gai cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau thần kinh liên sườn đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ. 

Mất cảm giác tứ chi: Gai cột sống có thể làm tổn thương các cơ và không có khả năng phục hồi. Người bệnh có thể bị liệt do gai xương chèn ép quá mức vào tủy sống, rễ dây thần kinh. 

Biến dạng cột sống: Bệnh gai cột sống nếu kéo dài dai dẳng có thể gây biến dạng cột sống. Một sống nhân có thể bị vẹo cột sống, gù lưng,…

Bởi những hệ lụy vô cùng nguy hiểm, ngay sau khi thấy những triệu chứng điển hình của gai cột sống người bệnh cần nhanh chóng đi tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính tình trạng bệnh.

Chẩn đoán gai cột sống bằng cách nào?

Tùy theo biểu hiện điển hình, vị trí tổn thương của mỗi người, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp chẩn đoán cụ thể để đưa ra chính xác về tình trạng bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán gai cột sống được ứng dụng phổ biến bao gồm:

Chụp X – Quang: Sau khi chụp X – Quang sẽ phát hiện chính xác vị trí và tình trạng tổn thương. Dựa trên hình ảnh trực quan, bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan được sự thay đổi của các khớp và sự hình thành các gai xương. 

Xét nghiệm điện học: Phương pháp này giúp đo được tốc độ thần kinh mà tín hiệu điện truyền về não hoặc các bộ phận khác như tay, chân. Qua các chỉ số các bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ chấn thương ở các dây thần kinh cột sống. 

Chụp cộng hưởng từ: Xác định được hệ thống thần kinh vùng cột sống có bị chèn ép không và lớp đĩa sụn có bị tổn thương hay không. 

Xét nghiệm máu: Xác định các nguyên nhân khác gây đau nhức vùng cột sống. 

Chụp CT scan: Bác sĩ sẽ nhận biết được sự thay đổi trong cấu trúc của xương, mức độ chèn ép dây thần kinh để bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị gai cột sống hiệu quả hiện nay

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gai cột sống. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương, người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng liệu pháp phù hợp. Tham khảo 3 cách chữa gai cột sống phổ biến dưới đây để ứng dụng linh hoạt, phù hợp:

Chữa gai cột sống tại nhà bằng mẹo dân gian

Khi bị đau nhức, ê buốt do gai cột sống, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau cột sống tại nhà sử dụng nguyên liệu sẵn có trong vườn để giảm đau tạm thời.

Sử dụng lá lốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 0,5kg lá lốt, 3 bát nước lọc, 50 – 70g lá cây đinh lăng. Lá lốt và đinh lăng rửa sạch, đun cùng 3 bát nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi trong nước còn khoảng 1 bát thì chắt ra để nguội sử dụng sau bữa ăn tối. 

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu

Sử dụng ngải cứu chữa gai cột sống được thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu rửa sạch sau đó giã nhỏ sau đó thêm 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Đem hỗn hợp lọc qua túi vải, chắt lấy nước cốt. Bạn nên sử dụng nước cốt vào buổi trưa sau ăn, thực hiện liên tục trong 1 – 2 tuần. 
  • Cách 2: Lấy vỏ ngoài của 2 quả bưởi, khoảng 1kg chanh đã bỏ hạt đem phơi khô. Dùng khoảng 200g ngải cứu đã phơi hoặc sấy khô, 200g đường kính. Trộn đều hỗn hợp trên rồi đem sao vàng. Đem hỗn hợp ngâm cùng 2 lít rượu trắng, sau 2 tuần lấy ra sử dụng.

Áp dụng bài thuốc chữa gai cột sống tại nhà từ ngải cứu

Trị gai cột sống bằng xương rồng

Là cách giảm đau nhức xương khớp được áp dụng phổ biến. Bạn loại bỏ hết phần gai xương rồng để không gây tổn thương cho da rồi rửa sạch với nước. Ngâm xương rồng cùng nước muối loãng giúp loại bỏ vi khuẩn. 

Nướng xương rồng lên than hồng khoảng 5 phút để chín đều 2 mặt rồi bọc vào một miếng vải sạch đem chườm lên vị trí cột sống bị đau nhức. Thực hiện mỗi ngày đều đặn để thấy được hiệu quả.

*Lưu ý: Chữa gai cột sống bằng nguyên liệu sẵn có tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và hiệu quả mang lại tùy từng cơ địa mỗi người. Vì vậy, người bệnh chỉ nên coi đây là phương pháp tham khảo, có tính chất ngắn hạn, tạm thời. 

Mẹo dân gian chữa gai cột sống tuy dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí tuy nhiên hiệu quả không cao. Do đó để phòng ngừa tốt nhất các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,…người bệnh nên tham khảo và sử dụng các sản phẩm chăm sóc xương khớp toàn diện. Những sản phẩm này không chỉ có tác dụng cải thiện và tăng cường sức khỏe xương khớp mà còn phòng ngừa hiệu quả các bệnh về xương khớp, giúp xương chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai hơn. 

Điều trị gai cột sống sử dụng thuốc Tây y

Những cơn đau nhức, ê buốt dữ dội khiến người bệnh vô cùng khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Một số người bệnh tìm tới thuốc Tây để đẩy lùi tình trạng đau nhức, ê buốt nhanh chóng. Một số loại thuốc điều trị gai cột sống thường xuất hiện trong đơn thuốc gồm có:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến nhất được chỉ định sử dụng để giảm những cơn đau cấp tính do gai cột sống. 
  • Eperisone HCL: Là thuốc kê toa đặc trị có tác dụng giãn cơn vân, suy giảm phản xạ đau ở các tủy.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng hỗ trợ giảm đau buốt, giảm sưng viêm do gai cột sống.

Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng không thể trị bệnh dứt điểm

Sử dụng thuốc Tây y có ưu điểm có thể kiểm soát tốt những cơn đau nhức xương khớp tuy nhiên thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, thần kinh. 

Đặc biệt, thuốc Tây không thể điều trị dứt điểm bệnh gai cột sống. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc. 

Thuốc Đông y trị gai cột sống hiệu quả và an toàn

Trong Y học cổ truyền, gai cột sống khởi phát do cơ thể bị nhiễm phong hàn, thấp nhiệt cộng thêm chính khí suy yếu khiến khí huyết ứ trệ, tắc nghẽn gây đau nhức, ê buốt kéo dài. YHCT chữa bệnh tập trung loại bỏ căn nguyên gây bệnh, đồng thời phục hồi cơ thể, ngăn bệnh tái phát. 

Các bài thuốc Đông y chữa gai cột sống 

Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược sạch tự nhiên, phối chế, gia giảm linh hoạt đảm bảo mang tới hiệu quả trị bệnh cao nhất. Người bị gai cột sống có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau đây:

Bài thuốc 1: Vị thuốc gồm xuyên quy 16g; chi mẫu, ngưu tất mỗi vị 12g; độc hoạt, đỗ trọng, quế chi mỗi vị 10g; hoàng cầm, thạch cao, vương cốt mỗi vị 8g; phòng phong, cẩu tích mỗi vị 6g. Đem hỗn hợp trên sắc cùng 750ml nước, để lửa nhỏ liu riu tới khi cạn còn 250ml là được, sử dụng thuốc trong ngày khi còn ấm. 

Bài thuốc 2: ý dĩ, đại hoàng mỗi vị 16g; quế chi, thược dược mỗi vị 12g; ma hoàng 8g. Cho hỗn hợp sắc tới khi trong ấm cạn còn 1 bát nước đủ để uống. Uống thuốc khi còn nóng và sử dụng liên tục trong 3 tháng giúp giảm đau, giảm cơ cứng khớp cổ và khớp lưng. 

Gai cột sống không nên ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị, chế độ dinh dưỡng, luyện tập hàng ngày cũng quyết định nhiều tới quá trình phục hồi, ngăn chặn gai cột sống tái phát. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên ăn và nên kiêng để rút ngắn thời gian phục hồi cột sống:

Bị gai cột sống không nên ăn

  • Thịt đỏ: Trong thịt đỏ có rất nhiều sắc tố cơ không tốt cho người bị gai cột sống. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt lợn,… có thể khiến nồng độ acid uric tăng, các chất chuyển hóa lắng đọng ở các khớp sụn gây đau đớn và làm tình trạng gai cột sống càng thêm nặng nề. 

Người bệnh không nên ăn quá nhiều thịt đỏ

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đặc biệt là mỡ động vật sẽ khiến chất béo trong cơ thể bị bão hòa gây thừa cân, béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng, áp lực lên xương khớp cột sống càng lớn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và mọc gai xương. 
  • Thực phẩm nhiều phụ gia: Đồ uống có gas, đồ ngọt chứa đường hóa học, lạp xưởng, giò chả,… sẽ khiến tình trạng gai cột sống ngày càng nặng nề. 
  • Chất kích thích: Thuốc lá, ma túy, bia, rượu,… sẽ làm giảm hấp thu canxi, giảm lắng đọng canxi vào xương khớp tăng hủy xương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp. 
  • Thực phẩm đã qua tinh chế: Tinh bột, miến, mì khô,… chứa nhiều carbohydrate đơn thuần cung cấp nhiều năng lượng nhưng giá trị dinh dưỡng không cao. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ béo phì gây chèn ép cột sống.

Người bệnh nên ăn

  • Thực phẩm nhiều chất xơ: Chất xơ có nhiều trong cải xanh, súp lơ, cà rốt,… có tác dụng giảm đau nhức, tiêu viêm rất tốt. 
  • Thực phẩm chứa canxi: Canxi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái tạo, phục hồi chức năng xương khớp. Người bị gai cột sống bổ sung thực phẩm chứa nhiều Canxi giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, hạn chế khả năng phát triển của gai xương. Một số thực phẩm giàu Canxi như cá hồi, các loại hạt, phô mai, đậu,…
  • Thực phẩm chứa vitamin C: Bổ sung vitamin C mỗi ngày giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, vùng tổn thương xương khớp được làm lành. Đồng thời vitamin C được xem là dưỡng cần thiết giúp kích thích quá trình sản sinh Collagen. Mỗi ngày, người bệnh nên thu nạp khoảng 60mg vitamin C là tốt nhất. 

Trên đây là những thông tin về bệnh gai cột sống và một số phương pháp chữa bệnh phổ biến. Hy vọng qua bài viết, người bệnh có thêm kiến thức hữu ích trong phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo