Mề đay cholinergic là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất

4.6/5 - (18 bình chọn)

Mề đay cholinergic là dạng mề đay mẩn ngứa không xác định rõ nguyên nhân cụ thể nhưng liên quan đến thân nhiệt, sự tăng tiết mồ hôi. Bệnh lý này gây nổi ban đỏ, sẩn phù kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích khó chịu. Bệnh có thể kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống người bệnh. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh, tìm được cách chữa trúng đích.

Mề đay cholinergic là gì? Phân loại bệnh

Mề đay cholinergic (mày đay cholinergic) cho hay còn được gọi là mề đay cấp tiết cholin là một biến thể của bệnh mề đay mẩn ngứa. Bệnh xảy ra khi da phản ứng với acetylcholin. Đây là chất trung gian có vai trò dẫn truyền thần kinh kiểm soát co giãn của mạch máu và làm chậm nhịp tim của cơ thể. Quá trình phản ứng này sẽ kích thích các tế bào mast gia tăng histamin và gây ra hiện tượng nổi mày đay.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
Mề đay cholinergic gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh
Mề đay cholinergic gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh

Mề đay cholinergic thường xảy ra đối với những người hay đổ mồ hôi hoặc nhiệt độ cơ thể quá nóng. Dựa vào những đặc điểm của bệnh có thể chia thành 4 loại mề đay cholinergic dưới đây:

  • Thể mề đay do dị ứng với mồ hôi kho cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi
  • Thể mày đay do bít tắc lỗ chân lông
  • Thể mề đay cholin tự phát
  • Thể giảm tiết mồ hôi gây nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người.

Mề đay cholinergic nguyên nhân do đâu?

Tuy hiện nay chưa thể tìm thấy rõ được nguyên nhân chính xác gây ra mề đay cholinergic. Nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những yếu tố tác động dưới đây rất dễ gây ra căn bệnh này: 

  • Nhiệt độ: Khi nhiệt độ cơ thể bên trong và nhiệt độ bên ngoài có sự chênh lệch lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình thoát nhiệt và dễ dàng hình thành nên căn bệnh mày đay cholinergic. 
  • Thuốc: Một trong những nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh mề đay khá cao đó là do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm. 
  • Nhiễm ký sinh trùng: Nếu cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, khi đó chúng sẽ đi theo đường máu và đi vào một số cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra các kháng nguyên và hoạt chất bảo vệ gây nổi mày đay.  
Mồ hôi là một trong những nguyên nhân gây ra mề đay cholinergic
Mồ hôi là một trong những nguyên nhân gây ra mề đay cholinergic

Từ những nguyên nhân trên mà một số đối tượng dưới đây được xem là có nguy cơ rất cao mắc căn bệnh mề đay này:

  • Những người bị viêm mũi dị ứng, bị hen suyễn hay bị viêm da cơ địa
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh aspirin
  • Có bố mẹ, người thân ruột thịt trong gia đình đã từng bị mắc mề đay cholinergic.
  • Người thường xuyên phải làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
  • Người có chức năng tuyến mồ hôi suy giảm hoặc suy giảm chức năng thần kinh. 

Triệu chứng nhận biết mề đay Cholinergic

Mề đay cholinergic có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc có thể kéo dài đến vài ngày và không gây ảnh hưởng, nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không phát hiện bệnh sớm, tìm ra giải pháp điều trị dứt điểm bệnh có thể diễn tiến phức tạp và chuyển sang thể mãn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như: sốc phản vệ, nghẽn mạch ảnh hưởng đến tính mạng.

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic mà bạn có thể quan sát để kịp thời phát hiện bệnh:

  • Khi mới khởi phát, người mắc mề đay sẽ có cảm giác như bị muỗi đốt, ngứa ngáy và sau đó vùng ngứa lan rộng nhanh sang các vùng xung quanh.  
  • Làn da của người bệnh sẽ nổi ban đỏ với các kích thước lớn nhỏ khác nhau và ở nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Nổi mề đay cholinergic không nghiêm trọng các nốt ban sẽ tự động biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên mề đay mãn tính có thể khiến bệnh tái lại nhiều lần và khó điều trị.
Khi bị mày đay cholinergic làn da sẽ bị nổi các nốt ban đỏ
Khi bị mày đay cholinergic làn da sẽ bị nổi các nốt ban đỏ

Tuy nhiên, nếu gặp phải những triệu chứng phản ứng nghiêm trọng dưới đây thì cần nên cẩn trọng và cần thăm khám ngay lập tức: 

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đánh trống ngực
  • Co thắt dạ dày

Mề đay cholinergic còn gây ra khá nhiều bất tiện cho những người chơi, luyện tập thể thao vì do cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Khi phát hiện mắc bệnh thì bạn cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Phương pháp chẩn đoán mề đay cholinergic 

Thông qua các triệu chứng từ bệnh nhân mô tả, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để có thể có được kết luận chính xác nhất, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các thử nghiệm: 

  • Cho bệnh nhân tập thể dục: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tập một số động tác thể dục. Từ đó, các bác sĩ sẽ theo dõi và quan sát các dấu hiệu mề đay Cholin trên cơ thể bệnh nhân. 
  • Thử nghiệm làm ấm thụ động: Người bệnh sẽ được ngồi trong phòng ấm hoặc nước ấm, đồng thời các bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của mày đay Cholinergic có xuất hiện không
  • Thử nghiệm trên da với thuốc methacholine: Với thử nghiệm này, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc lên da và xem mề đay có phát triển hay không.

Mề đay cholinergic có nguy hiểm không, có chữa được không?

Dù là bệnh lý ngoài da, không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, khi mày đay cholinergic diễn tiến sang giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần có thể để lại hậu quả khó lường:

  • Suy hô hấp cấp, phù nề đường thở
  • Phù nề mặt, đặc biệt ở mắt, môi, mí
  • Bội nhiễm da, ngứa ngáy toàn thân
  • Một số trường hợp nặng hơn có thể gây sốc phản vệ dẫn tới đột quỵ.

Theo bác sĩ da liễu, nổi mày đay cholinergic có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và tìm ra nguyên chính xác gây bệnh. Tuy nhiên trong quá trình điều trị thực tế, bệnh có khỏi hoàn toàn không còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

  • Phương pháp điều trị: Chỉ phương pháp phù hợp nhất với cơ địa mỗi người mới đem đến kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị. Ngược lại, nếu chọn lựa sai cách chữa bệnh không những không thuyên giảm mà còn có thể diễn tiến phức tạp hơn.
  • Thể trạng, cơ địa mỗi người: Người có sức khỏe tốt thường sẽ phản ứng tốt với phương pháp điều trị, từ đó bệnh nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn. Trường hợp người bệnh có cơ địa nhạy cảm thường thời gian điều trị kéo dài và gặp nhiều khó khăn hơn, bệnh dễ tái phát trở lại.

Ngoài ra việc kiêng khem, giữ gìn, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình điều trị mày đay.

Cách chữa mề đay Cholinergic thường được áp dụng

Khi bị nổi mề đay cách tốt nhất là bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên môn để khám và lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách được áp dụng phổ biến hiện nay:

Điều trị mề đay Cholinergic bằng phương pháp Tây Y

Nếu mề đay Cholinergic không thể tự thuyên giảm sau vài giờ, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc dưới đây để sử dụng để giúp đẩy lùi các triệu chứng:

  • Acid nicotinic: Acid nicotinic khi được pha loãng theo tỷ lệ nồng độ 1:100000 sẽ giúp làm giảm đi các triệu chứng trên da. Tuy nhiên, loại thuốc này có một nhược điểm trong thời gian sử dụng đó là gây thay đổi sắc tố da. 
  • Carbamylcholin 0.002% và Methacholin 0.02%: Thuốc này sẽ được dùng để tiêm với liều lượng 0.05ml làm giảm nhanh những triệu chứng. Lưu ý rằng thuốc này không được tự ý sử dụng, chỉ được chỉ định bởi các nhân viên y tế. 
Có thể chữa mề đay cholinergic bằng thuốc Tây y nhưng cần lưu ý tới tác dụng phụ
Có thể chữa mề đay cholinergic bằng thuốc Tây y nhưng cần lưu ý tới tác dụng phụ
  • Sử dụng thuốc kháng histamine H1: Thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng ngứa do mề đay gây ra. Đặc biệt các loại thuốc thuộc nhóm cetirizin, hydroxyzin,loratadin, ranitidin thường xuyên được sử dụng để kiểm soát căn bệnh này.
  • Một số loại thuốc khác: Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác như thuốc ức chế leukotriene, thuốc chẹn beta (Propranolol), thuốc kháng IgE…

Các loại thuốc này chỉ giúp làm thuyên giảm đi các triệu chứng của mề đay Cholinergic chứ không thể trị dứt điểm. Bạn cần đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu nặng hay tình trạng bệnh nặng nề hơn. 

Khi sử dụng phương pháp Tây y để điều trị bệnh, người bệnh cần tuyệt đối làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc Tây y không nên sử dụng trong thời gian dài để không bị nhờn thuốc và gây nguy hại cho cơ thể. 

Sử dụng phương pháp dân gian để chữa mề đay

Tuy nhiên, với những trường hợp nhẹ, mới phát hiện dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh thì bạn có thể sử dụng một số mẹo chữa theo dân gian truyền lại dưới đây: 

Sử dụng lá khế chua chữa mề đay cholinergic:

Lá khế được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa ngứa ngoài da, viêm da, mề đay mẩn ngứa. Cách sử dụng lá khế như sau:

  • Chỉ với một nắm lá khế chua đem rửa sạch và vò nát
  • Đun lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa do mề đay. 
  • Hoặc dùng 1 nắm lá khế đun sôi với nước và dùng nước đó pha với nước sạch để tăm hàng ngày.
Sử dụng lá khế chữa bệnh mề đay
Sử dụng lá khế chữa bệnh mề đay

Chữa mề đay cholinergic bằng đu đủ:

  • Sử dụng 10 gram đu đủ đã già nhưng chưa chín cùng một nhánh gừng nhỏ và 100ml giấm gạo.
  • Tất cả mang đi đun cho đến khi gần cạn hết nước thì tắt bếp.
  • Sử dụng phần đu đủ để ăn để cải thiện tình trạng mề đay. 

Sử dụng lá tía tô để chữa mề đay cholinergic:

  • Lấy lá tía tô giã nhỏ và vắt lấy nước.
  • Phần nước sử dụng để uống để giải độc cơ thể.
  • Phần bã sử dụng để chà xát lên vùng da bị bệnh sẽ giúp cho vùng mẩn ngứa giảm lan rộng và khó chịu. 

Dùng phương pháp Đông y để chữa bệnh mày đay Cholinergic

Phương pháp Đông y sử dụng các thành phần thảo dược có tính mát, giải độc, điều hòa thân nhiệt và bài tiết mồ hôi. Đông y tập trung khắc phục bệnh từ căn nguyên là tình trạng chức năng gan, thận suy yếu, cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, tà độc… Đồng thời, thuốc Đông y tăng cường đề kháng chống, ổn định tạng phủ chống lịa các yếu tố là nguyên nhân gây mề đay từ bên ngoài.

Một số loại thảo dược có tính mát, được xem là có thể hỗ trợ điều trị bệnh mề đay có thể kể đến như: Ké đầu ngựa, Liên kiều, Trúc diệp, cam thảo, bạc hà… Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị mề đay người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Độc hoạt, thục địa, cát cánh, cam thảo, trần bì, đương quy, xuyên khung mỗi loại 12 gram
  • Quế khoảng 8 gram
  • Bạch chỉ và tế tân mỗi loại 10 gram
  • Thương nhĩ, xương bồ mỗi loại 16 gram

Cách sử dụng:

Tất cả được làm sạch để loại bỏ đi hết bụi bẩn, tạp chất sau đó đem bỏ vào ấm sắc thuốc, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng một thang như trên để đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị.

Sử dụng bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả trong quá trình chữa mề đay cholinergic
Sử dụng bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả trong quá trình chữa mề đay cholinergic

Bài thuốc 2: 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Kinh giới, ý dĩ mỗi loại 16 gram
  • Quế chi, bạch chỉ mỗi loại  khoảng 8 gram
  • Đan sâm, tô tử và phòng phong mỗi dược liệu 12 gram
  • Thương nhĩ, xương bồ mỗi loại 16 gram

Cách thức thực hiện:

Cũng giống như bài thuốc một, tất cả các thành phần đều phải được làm sạch để loại bỏ đi hết bụi bẩn, tạp chất trước khi sắc. Sau đó đem bỏ tất cả vào ấm sắc thuốc, sắc lấy nước uống. 

Sự kết hợp của các dược liệu trên tạo thành bài thuốc quý trong điều trị mày đay Cholinergic. Tuy nhiên, hàm lượng cụ thể như thế nào, liều lượng sử dụng ra sao bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, tư vấn và chỉ định công thức phù hợp với cơ địa của bản thân nhất. 

Biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh bệnh

Mề đay do cholinergic được xem là một trong những căn bệnh tự miễn, có thể tái đi tái lại nhiều lần nên cách tốt nhất là bạn phải phòng ngừa để tránh tình trạng bệnh bị tái phát. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa tình trạng mắc bệnh này: 

  • Luôn giữ cho làn da được khô thoáng, sạch sẽ. Luôn vệ sinh cơ thể, làn da thường xuyên và đúng cách nhất. Bạn nên sử dụng nước ấm để tắm, không nên sử dụng nước quá nóng, quá lạnh hay xà phòng, sữa tắm gây kích ứng da.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều chất đạm hay đồ uống có chất kích thích
  • Nên sử dụng trang phục có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể luôn được thoáng mát
  • Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng để luyện tập giúp tăng sức đề kháng, hạn chế tập những bộ môn có thể tiết mồ hôi quá nhiều
  • Bảo vệ da khi đi ra ngoài đường để tránh đi những bụi bẩn, vi khuẩn bám lên làn da và cơ thể, tránh đứng dưới nắng quá lâu.
  • Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý bằng việc bổ sung thêm nước, rau xanh, chất xơ, kẽm để cơ thể được cân bằng và hỗ trợ thải độc tốt nhất. 

Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn phần nào hiểu được về căn bệnh mề đay cholinergic có nguy hiểm không? Và cách thức nhận biết và điều trị ra sao. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo