Phỏng vấn bác sĩ Hương – chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam

Đánh giá bài viết

Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay và đang ngày càng gia tăng do tính chất công việc hiện nay mọi người phải ngồi nhiều, làm việc căng thẳng và ít vận động. Phẫu thuật trĩ không được coi là một giải pháp có tính hiệu quả cao do không điều trị được từ căn nguyên của bệnh. Bệnh nhân sẽ rất nhanh bị tái phát lại nếu các vấn đề hậu phẫu thuật không được giải quyết tốt. Do đó, điều trị bệnh trĩ theo Đông y vẫn được nhiều bệnh nhân lựa chọn hơn.

Trong quá trình nghiên cứu về phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng đông y, nhóm Phóng viên của Tạp chí Y học cổ truyền chúng tôi tìm đến bác sĩ Nguyễn Thị Hương, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương của ông cha trong việc chữa trị các bệnh như bệnh trĩ, dạ dày, đại tràng… Được biết, bác sĩ có nhiều đề tài nghiên cứu ra các bài thuốc hay và đã được ứng dụng trong điều trị thực tế chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân ở trong nước và cả nước ngoài. Dưới đây là cuộc phỏng vấn với bác sĩ Hương về chủ đề “Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y”.

Các vị thuốc Đông y

PV: Thưa bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh trĩ là gì? Những biểu hiện thường gặp? Và bệnh trĩ có những loại nào?

Bác sĩ Hương: Bệnh trĩ là một trong những bệnh thuộc hậu môn, trực tràng. Bệnh gây nên do sự phình giãn quá mức của tĩnh mạch ở khu vực xung quanh hậu môn và trực tràng tạo thành các búi trĩ.Biển hiện thường gặp của bệnh trĩ đó là: đau rát hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện, sa búi trĩ, ngứa và ẩm ướt hậu môn.

Việc phân loại bệnh trĩ, căn cứ vào vị trí búi trĩ xuất hiện. Các búi trĩ hình thành trong ống hậu môn gọi là trĩ nội. Các búi trĩ phình ra từ rìa hậu môn gọi là trĩ ngoại. Sự hiện diện cả trĩ nội và trĩ ngoại được gọi là trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội được phân chia ra làm 4 cấp độ:
– Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
– Trĩ độ 2: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi đi đại tiện búi trĩ có thể sa ra ngoài, sau tự co lên được.
– Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện và không tự co lên được, phải dùng tay đẩy thì mới lên được.
– Trĩ độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài, nằm thường trực ở ngoài hậu môn, dùng tay đẩy cũng không lên được.

PV: Bác sĩ có thể cho biết tại sao hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh trĩ rất cao và có xu hướng ngày càng tăng và những nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ?

Bác sĩ Hương: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đa số các công việc đều là ngồi làm văn phòng, làm việc với máy tính cả ngày. Cộng thêm vào đó, con người lại phải làm việc với cường độ cao, nhiều áp lực, ít vận động tập luyện thể dục thể thao đó là lý do chính làm cho xu hướng tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Số người mắc trĩ gia tăng cũng do một số nguyên nhân khác sau:

– Thói quen ăn uống ít chất xơ, dùng nhiều đồ ăn, đồ uống chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều gia vị, không hợp vệ sinh.

– Thói quen đi vệ sinh không đúng giờ, không đi vệ sinh đều đặn hàng ngày.

– Uống ít nước.

– Uống nhiều rượu bia, cà phê, chất kích thích.

– Đi vệ sinh không đúng cách (mang sách báo điện thoại khi đi cầu, rặn quá mạnh, …)

PV: Về việc điều trị bệnh trĩ, hiện nay có những phương pháp nào, ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp là gì thưa bác sĩ?

Bác sĩ Hương: Hiện nay việc điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị theo phương pháp Tây y (Y học hiện đại) hoặc Đông y (Y học cổ truyền). Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng.

Điều trị theo Tây y, tùy vào từng trường hợp và từng mức độ bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc); dùng thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ, quang đông hồng ngoại… hoặc phẫu thuật cắt trĩ. Với ưu điểm là giải quyết nhanh mọi cấp độ trĩ, thời gian phục hồi từ 3-5 tuần. Tuy nhiên, nhược điểm là không triệt để, khả năng tái phát cao, không an toàn, có thể xảy ra một số biến chứng như nhiễm trùng, apxe hậu môn, đại tiện mất tự chủ, hẹp hậu môn, chi phí phẫu thuật cao.

Điều trị theo Đông y, nguyên lý điều trị bệnh trĩ theo Đông y là dùng chứng luận trị rồi sử dụng các phép: Hoạt huyết – Thanh nhiệt – Khu phong – Trừ thấp – Nhuận táo – Ích khí – Thăng đề… điều trị toàn thân, toàn diện. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một hoặc kết hợp các bài thuốc uống, thuốc xông (xông ướt, xông khói), thuốc ngâm hoặc thuốc bôi. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị vào gốc bệnh nên tính triệt để cao, an toàn, không biến chứng. Tuy nhiên, có nhược điểm là thời gian điều trị tương đối dài tùy vào từng mức độ.

PV: Với kinh nghiệm của mình trong nghiên cứu các bài thuốc cổ phương của ông cha ta để lại, Bác sĩ có thể cho biết chi tiết hơn về phương pháp điều trị bệnh trĩ theo Đông y và các bài thuốc thường được sử dụng điều trị?

Bác sĩ Hương: Nền Y học cổ truyền từ hàng ngàn năm trước đã để lại rất nhiều bài thuốc cổ phương điều trị bệnh trĩ. Trong y học cổ truyền, thuật ngữ “thuốc Đông y” nói chung dùng để chỉ thuốc bắc và thuốc nam. Thuốc bắc là thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc, các bài thuốc bắc là các phương thuốc của các danh y Trung Quốc, và các vị thuốc trong bài thuốc thường chỉ có ở Trung Quốc. Còn thuốc nam là thuốc của người Việt, các vị thuốc nam thường được thu hái ở các vùng rừng núi có thể mọc hoang dại hoặc do nuôi trồng.

Một số bài thuốc cổ phương điều trị bệnh trĩ như: Bổ trung ích khí, Khô trĩ tán, Thập bát thăng trĩ thang, Bài thuốc của người H’Mông… và một số bài thuốc khác trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Hải Thượng Lãn Ông.

Ở mỗi thời đại, mỗi thế hệ, cơ địa của con người luôn thay đổi theo môi trường sống, theo chế độ ăn uống… Do đó, các thầy thuốc thường gia giảm các bài thuốc cổ phương theo kinh nghiệm của mình cho phù hợp với cơ địa của con người hiện tại để đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

Với cá nhân tôi, tôi vẫn ưa thích sử dụng các bài thuốc nam kê cho bệnh nhân hơn, bởi vì tính sẵn có của các vị thuốc nam, mình hoàn toàn có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu và an toàn hơn do không phải dùng các hóa chất bảo quản. Theo tôi được biết thì 70%-80% lượng thuốc Bắc tại Việt Nam được nhập từ Trung Quốc và thông thường đều có chất bảo quản như lưu huỳnh, chì, kẽm, thủy ngân… rất có hại cho sức khỏe, thậm chí họ còn dùng thuốc trừ sâu phun trực tiếp lên dược liệu trước khi thu hái để cho cây, lá của dược liệu khô nhanh, đây là lý do tôi không dùng thuốc bắc điều trị cho bệnh nhân.

Hiện nay tôi được biết rất nhiều ông lang, bà mế, lương y vì chạy theo lợi nhuận, họ thu mua các dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, chứa nhiều chất bảo quản hay các phòng khám Đông y Trung Quốc sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc, chặt chém moi tiền. Hậu quả là bệnh không khỏi mà còn “tiền mất tật mang”. Hành động đó không khác gì lừa đảo bệnh nhân cần phải lên án. Do đó, bệnh nhân cần thận trọng xem xét lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh tránh các “bác sĩ lừa đảo” này để không bị tiền mất tật mang.

PV: Theo bác sĩ, nếu bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ thì nên điều trị như thế nào cho phù hợp?

Bác sĩ Hương: Đa số bệnh nhân khi mới mắc ở mức độ nhẹ thì thường chủ quan không điều trị, hoặc không biết là mình đã bị trĩ. Vì vậy, mọi người khi thấy có một số dấu hiệu như ra máu khi đi cầu, táo bón phải rặn, đi vệ sinh bị đau, đi xong khó chịu thì cần nghĩ ngay mình có thể đã bị trĩ. Nếu mới chỉ ở mức độ như vậy, bệnh nhân có thể tự điều trị bằng các bài thuốc dân gian hoặc dùng các bài thuốc nam điều trị khoảng 1 tháng cho khỏi dứt điểm. Sau đó bệnh nhân cần xem lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để cải thiện cho phù hợp, tránh bị lại.

Khi đã bị trĩ ở mức độ nặng như có dấu hiệu sa búi trĩ, đau rát nhiều, sưng tấy vùng hậu môn, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn điều trị kịp thời.

PV: Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ được quảng cáo là triệt để, không đau, an toàn. Bác sĩ có thể cho biết thực tế có như vậy không?

Bác sĩ Hương: Bản thân tôi đã tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân đã từng phẫu thuật trĩ, tiêm xơ, thắt vòng cao su,…Nhưng tỉ lệ người khỏi bệnh nhờ các phương pháp này lại không cao. Đa số bệnh nhân đều rất đau, đi cầu khó khăn, ra máu, một số biến chứng khác như hẹp hậu môn, nhiễm trùng, …hoặc hình thành búi trĩ mới ngay sau phẫu thuật. Vậy tôi khuyên mọi người không nên tin vào quảng cáo. Hãy chọn các bệnh viện lớn có uy tín để thực hiện ca phẫu thuật của mình. Hoặc có thể chọn các bệnh viện Y học cổ truyền để khám và điều trị theo Đông y.

PV: Xin bác sĩ cho một số lời khuyên để phòng ngừa bệnh trĩ?

Bác sĩ Hương: Để phòng ngừa bệnh trĩ nói chung hay phòng ngừa bệnh trĩ tái phát sau điều trị, mọi người nên thực hiện thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ như sau:

– Đi vệ sinh đều hàng ngày và đúng giờ

– Ăn nhiều rau, nhiều hoa quả, uống nhiều nước

– Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, không đứng hoặc ngồi quá lâu

– Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ với cuộc sống

– Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống.

– Không dùng nhiều rượu bia, chất kích thích, không ăn nhiều bánh kẹo tổng hợp.

PV: Vâng, cảm ơn Bác sĩ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Chúc bác sĩ luôn mạnh khỏe!

Phương Trang, Ngọc Huyền
Tạp chí Y học cổ truyền

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Chia sẻ

Bình luận

  1. Đào says: Trả lời

    Bạn Mi ơi, bạn còn dùng thuốc của bs Hương ko. Nếu còn uống thì bệnh có tiến triển tốt ko vậy, mình cũng bị trĩ độ 3 mong bạn chia sẻ giúp. Cảm ơn bạn!

  2. Sơn says: Trả lời

    Mọi người nên uống nghệ với mật ong ngày ba lần sẽ tốt cho bệnh trĩ nghệ phải tự làm chứ mua sợ giả còn mật coi ai nuôi ong mới mua chứ siêu thị nhiều người mua mật bỏ ngăn đá thành đá luôn bỏ ra ngoài cứng luôn

    1. Mai says: Trả lời

      Nghệ pha mật ong với nuoc ấm hả bạn ơi?

  3. Mai says: Trả lời

    Ban oi, uong thuoc BS Huong co het khong? Ban Tư van cho minh voi. Thanks!

  4. Linh says: Trả lời

    Bệnh của bạn giống bệnh mẹ mình. Xin hỏi sđt để mình trao đổi hỏi trực tiếp được không. Mình cảm ơn.

  5. Thúy Linh says: Trả lời

    Mọi người ơi cho mình hỏi, mình ở xa. chuyển tiền cho BS Hương mua thuốc có tin tưởng được không?

    1. Oanh Phạm says: Trả lời

      Bạn này cẩn thận giống mình. Mình vừa đặt mua thuốc của bs Hương, thanh toán trả sau cho lành, mà cũng đỡ phải mất công ra ngân hàng. thời buổi này cũng nhiều người lừa đảo qua mạng lắm. Bạn đặt mua thuốc thanh toán sau ý.

      1. says:

        Chỗ bs Hương này thì yên tâm rồi. Lần đầu mình cũng nhận thanh toán trả sau nhưng ngoài tiền thuốc và cước phí vận chuyển mình phải thanh toán thêm tiền cước thu hộ tiền cho bên chuyển phát. Từ các lần sau mình chọn thanh toán trước qua chuyển khoản cho bác sĩ Hương. Mình đang dùng thuốc sang tháng thứ 3 rồi. Mình bị trĩ độ 2, cũng thấy khỏi rồi không còn trĩ nữa nhưng thấy thuốc dễ uống mà uống người nhẹ nhõm hơn hẳn. Dạo trước cứ “đến kỳ” là mụn mọc đầy và hay bị nhiệt, nhưng sau khi uống thuốc của bs Hương được 1 tháng thì thấy giảm hẳn. Thế nên có hỏi bs và quyết định uống thêm 1 tháng nữa 🙂

      2. Nhung says:

        Bạn hết bệnh chưa, cho mh bít thêm chút thông tin với

      3. Langtu says:

        Uống thuồc hiệu quả thì mách mình với nha? Mình xin cảm ơn

  6. Viet Hung says: Trả lời

    Các bạn cho mình hỏi bs Hương (số đt 0942138383) này làm trong nghề Y hay chỉ là bài thuốc gia đình vậy mọi người, ai có thông tin xin chia sẻ giúp với nhé!

    1. Tú Anh says: Trả lời

      mình cũng có hỏi bác sĩ hương bác sĩ bảo gia đình có nghề bốc thuốc này từ nhiều đời trước và cũng yêu thích nghề nên mới theo nghề y. thấy bác sĩ bảo trước đây công tác ở bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội ở đường phạm hùng. giờ bác sĩ nghỉ ở bệnh viện làm riêng ở phòng khám Hương Y Đường của bs đó bạn.

      1. Nhung says:

        Bạn có trị hết bệnh K z ban

  7. Huong Pham says: Trả lời

    Chào các bạn, mình bị trĩ hỗn hợp độ 2 rùi, đi khám thì bác sĩ yêu cầu phẫu thuật. Mình lo lắm; hiện mình đang uống thuốc của bác Hương, mọi người có ai đã từng chữa trĩ bằng phương pháp này thì cho mình tham khảo thêm ý kiến với ạ….

  8. hùng says: Trả lời

    ai đã uống thuốc khỏi rồi xin chia sẻ mình với.mình đang bị trĩ nội độ 1

  9. Yến says: Trả lời

    Có ai uống thuốc của bác sĩ hương mà khỏi chưa ? Chia sẻ kinh nghiệm cho e với. E đang hoang mang quá. Mong nhận được phản hồi của mọi người

  10. Yến says: Trả lời

    Có ai sử dụng thuôcd của bác sĩ Hương khỏi bệnh chưa tư vấn giùm e với.. hiện tại e hoang mang quá

  11. Mẹ Mon says: Trả lời

    Lướt một lượt thấy cũng nhiều bạn comment chữa khỏi bệnh ở chỗ bs Hương lắm, mai được nghỉ sẽ sắp xếp gặp bs khám xem sao. Hy vọng là sẽ được chữa khỏi bệnh như mn

  12. Hùng Nguyên says: Trả lời

    Phòng khám của bs ở 116 Nguyễn Đổng Chi, Nam Từ Liêm, Hn. Tuần trước mình đến mua thuốc ở phòng khám của bác sĩ, ko phải mua ở nhà vì bs ko bán thuốc tại nhà nữa rồi.

  13. Hoàng hải says: Trả lời

    Có ai có số đt của bs Hương ko cho mình hỏi nhờ với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua