Viêm Da Tiết Bã: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Hiệu Quả [Mới Nhất]

Đánh giá bài viết

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu mãn tính, có liên quan mật thiết với hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn và tác động từ nấm men Malassezia. Bệnh chủ yếu phát sinh tổn thương trên da và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên do tính chất dai dẳng và dễ tái phát, bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Viêm da tiết bã là bệnh gì?
Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã là bệnh gì? 

Viêm da tiết bã (seborrheic dermatitis) còn được gọi là bệnh chàm da mỡ hoặc viêm da dầu. Bệnh lý này là tình trạng tổn thương da mãn tính, điển hình bởi sự xuất hiện của các dát ban có màu hồng/ đỏ, bề mặt dát có nhiều vảy bong, nhờn, ẩm và dính. Bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng tuổi và người trưởng thành.

Viêm da dầu có liên quan đến hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tăng sinh quá mức của nấm men. Do đó bệnh thường ảnh hưởng đến những vùng da có nhiều dầu thừa như mặt, da đầu, sau tai và vùng cổ – ngực.

Bệnh lý này có tiến triển mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên ngoài thương tổn da, bệnh ít khi gây ngứa ngáy như các bệnh viêm da mãn tính khác. Vì vậy nếu tích cực trong quá trình chăm sóc và điều trị, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn. 

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn 

Nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da dầu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có quan hệ mật thiết với hoạt động bất thường của hệ miễn dịch cộng hưởng với tác động từ nấm men Malassezia.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã

Ngoài ra bệnh lý này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố rủi ro như:

  • Di truyền: Nếu có người thân cận huyết mắc bệnh viêm da dầu hoặc vảy nến, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn bình thường.
  • Da dầu: Theo thống kê, người có làn da dầu thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn cao hơn bình thường. Theo lý giải từ một số chuyên gia, hoạt động bài tiết dầu quá mức có thể kích thích hoạt động của nấm men và bùng phát triệu chứng của bệnh.
  • Tác động từ thời tiết: Viêm da tiết bã nhờn thường có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa thu – đông và giảm nhẹ vào mùa hè. Thông thường vào mùa thu – đông, da dễ bị mất nước, khô ráp, bong tróc, dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng. Trong khi đó vào mùa hè, da có xu hướng khỏe mạnh do có đủ độ ẩm và khả năng đàn hồi cao.
  • Suy giảm sức đề kháng: Cơ chế hình thành bệnh viêm da tiết bã có liên quan đến hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, bệnh có khả năng khởi phát và tiến triển mạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ, gia vị cay nóng và rượu bia có thể kích thích da tiết nhiều dầu thừa, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và kích thích viêm da tiết bã bùng phát.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị (kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch,…) có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm da dầu và một số tình trạng viêm da mãn tính khác.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên nếu có một số yếu tố rủi ro như rối loạn nội tiết tố, vệ sinh da kém, trầm cảm, căng thẳng thần kinh kéo dài, sinh sống trong môi trường ô nhiễm,… 

Nhận biết triệu chứng viêm da dầu 

Trên thực tế, triệu chứng của viêm da tiết bã có sự khác biệt ở từng vùng da bị ảnh hưởng và độ tuổi của bệnh nhân. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh ở trẻ nhỏ và người trưởng thành.

1. Triệu chứng của viêm da tiết bã ở trẻ em

Viêm da tiết bã thường xảy ra ở trẻ em từ 0 – 3 tháng tuổi và phần lớn chỉ gây triệu chứng ở vùng da đầu. Tổn thương ở trẻ nhỏ thường tự biến mất sau khoảng 3 – 12 tháng mà không cần can thiệp các biện pháp điều trị.

 Viêm da dầu ở trẻ nhỏ có thể tự biến mất mà không cần điều trị 
Viêm da dầu ở trẻ nhỏ có thể tự biến mất mà không cần điều trị

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dầu ở trẻ nhỏ:

  • Da đầu xuất hiện các mảng da có màu vàng nhạt, vàng nâu và nâu đen.
  • Mảng da bám chặt vào da dầu và chân tóc
  • Tổn thương da không gây ngứa ngáy, sưng viêm, đau nhức hay nóng rát

Ở những trẻ có các bệnh lý đi kèm như hen suyễn, viêm da cơ địa chàm bệnh có thể lan tỏa rộng và gây đỏ da toàn thân.

2. Triệu chứng của viêm da tiết bã ở người lớn

Viêm da tiết bã ở người lớn ảnh hưởng đến những vùng da có nhiều dầu thừa như da dầu, cánh mũi, sau tai, cung mày, cổ và ngực. Khác với trẻ nhỏ, bệnh xảy ra ở người lớn thường có xu hướng kéo dài, dễ tái phát và không thể điều trị hoàn toàn.

Viêm da cơ địa ở người lớn thường ảnh hưởng đến những vùng da tiết nhiều dầu
Viêm da cơ địa ở người lớn thường ảnh hưởng đến những vùng da tiết nhiều dầu

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dầu ở người lớn, bao gồm:

  • Tổn thương điển hình là tình trạng da xuất hiện dát ban có màu đỏ/ hồng, trên bề mặt có vảy bong, ẩm và nhờn dính.
  • Nếu ảnh hưởng đến vùng da mặt, thương tổn da thường có màu hồng/ đỏ và bằng phẳng so với những vùng da xung quanh.
  • Viêm da tiết bã ở cánh mũi thường có tính chất đối xứng, da đỏ/ hồng, tiết nhiều dầu và có nhiều vảy bong trên bề mặt.
  • Ở cung mày, bệnh thường gây bong vảy nhiều, để lộ dát ban da có màu đỏ và mỏng.
  • Bệnh xảy ra ở da dầu thường gây đỏ da, tiết nhiều thừa và có nhiều vảy bong dính vào chân tóc. Ở vùng viền tóc, xuất hiện các bờ viền có màu đỏ, nổi cộm và thường có vảy trắng trên bề mặt dát ban.

Viêm da dầu ở người trưởng thành còn có thể ảnh hưởng đến vùng bẹn, dưới ngực, nách và cổ. Ở những vùng da này, thường xuất hiện tổn thương điểm hình đi kèm với tình trạng viêm nang lông.

Thông thường, viêm da tiết bã không gây ngứa ngáy và nóng rát. Tuy nhiên ở một số trường hợp có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tổn thương da có thể gây ngứa nhẹ.

Ảnh hưởng của bệnh viêm da tiết bã 

Viêm da tiết bã là bệnh da liễu lành tính, không gây ngứa ngáy và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây tác động xấu đến ngoại hình, hoạt động giao tiếp, tạo tâm lý thiếu tự ti và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Hơn nữa ở những trường hợp không chăm sóc đúng cách, tổn thương da có thể lan tỏa rộng và gây ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị.

Viêm da tiết bã có tự hết không?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương), viêm da tiết bã là bệnh lý mãn tính trên da. Bệnh có liên quan mật thiết tới yếu tố cơ địa và hệ miễn dịch của người bệnh. Hầu hết viêm da tiết bã không thể tự hết nếu không được can thiệp bằng y khoa.

Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây ra biến chứng khó lường.

Do đó người bệnh không nên có tâm lý để mặc cho bệnh tự khỏi, mà cần thăm khám sớm ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh. Việc phát hiện bệnh ở thời điểm sớm sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn.

Các biện pháp điều trị viêm da tiết bã nhờn 

Không có biện pháp điều trị viêm da dầu dứt điểm và triệt để. Vì vậy các biện pháp được áp dụng chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh lan rộng, cải thiện thương tổn da và hạn chế tình trạng tái phát.

Thực tế cho thấy, nếu tích cực trong quá trình điều trị và chăm sóc, viêm da tiết bã thường có đáp ứng tốt và ít khi bùng phát mạnh.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm da dầu được áp dụng phổ biến, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong quá trình điều trị viêm da tiết bã. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi để làm giảm tổn thương và cải thiện sức đề kháng cho da. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh lan tỏa rộng và có tiến triển phức tạp, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống.

 Viêm da dầu được điều trị bằng cách dùng thuốc bôi và thuốc uống 
Viêm da dầu được điều trị bằng cách dùng thuốc bôi và thuốc uống

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã, bao gồm:

  • Thuốc kháng nấm dạng bôi: Viêm da tiết bã xảy ra do hoạt động của nấm men Malassezia, vì vậy thuốc kháng nấm dạng bôi thường được chỉ định ưu tiên. Thuốc kháng nấm dạng bôi thường chứa hoạt chất nhóm azol như Ketoconazole, Ciclopirox,… Tuy nhiên với trường hợp chủng nấm Malassezia, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng nấm chứa Selenium và Zinc pyrithion.
  • Thuốc bạt sừng: Thuốc bạt sừng có tác dụng làm sạch vảy bong trên da, giảm dầu thừa và hạn chế tình trạng tăng sinh tế bào sừng. Nhóm thuốc này thường chứa một số hoạt chất như Acid salicylic, Propylen glycol và Acid lactic.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc bôi chứa corticoid được sử dụng trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh. Thuốc được sử dụng trong 1 – 3 tuần và cần giảm liều lượng khi triệu chứng thuyên giảm.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ức chế calcineurin có tác dụng giảm tổn thương da và ngăn ngừa tình trạng lan tỏa rộng. Thường được sử dụng thay thế cho thuốc bôi chứa corticoid trong một số trường hợp cần thiết.
  • Thuốc kháng nấm dạng uống: Nhóm thuốc này được chỉ định khi viêm da tiết bã gây tổn thương trên phạm vi rộng. Thuốc có tác dụng ức chế nấm men, giảm triệu chứng trên da và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên thuốc kháng nấm dạng uống có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý nam và khả năng chuyển hóa của gan. Vì vậy bạn chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Kháng sinh: Đối với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh dạng uống để ngăn ngừa bội nhiễm da. 

2. Liệu pháp ánh sáng 

Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) được chỉ định với những trường hợp bệnh nặng, có xu hướng kéo dài và đáp ứng kém với thuốc điều trị. Biện pháp này sử dụng tia UVA hoặc UVB nhằm làm sạch vảy bong và cải thiện các triệu chứng trên da.

Số lần thực hiện quang trị liệu phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân đều có cải thiện rõ rệt khi áp dụng biện pháp này.

Quang trị liệu ít gây mỏng da, teo da và suy giảm miễn dịch như các loại thuốc điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, biện pháp này có thể làm tăng tốc độ oxy hóa (lão hóa da) và gây ung thư. Chính vì vậy, bạn cần áp dụng quang trị liệu theo phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. 

3. Kết hợp với biện pháp chăm sóc

Ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng liệu pháp ánh sáng, bạn nên kết hợp với biện pháp chăm sóc để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, tăng sức đề kháng cho da và hạn chế nguy cơ tái phát.

Nên dưỡng ẩm cho da đều đặn nhằm giữ ẩm cho da và làm sạch vảy bong 
Nên dưỡng ẩm cho da đều đặn nhằm giữ ẩm cho da và làm sạch vảy bong

Biện pháp chăm sóc đối với bệnh viêm da tiết bã, bao gồm:

  • Nên vệ sinh da với nước thường xuyên. Biện pháp này giúp làm sạch vảy bong, giảm dầu thừa và làm dịu vùng da bị ảnh hưởng.
  • Dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ 2 – 3 lần/ ngày nhằm điều hòa hoạt động tiết bã nhờn, làm mềm da và giảm hoạt động tăng sinh tế bào chết.
  • Thay đổi xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da nếu các sản phẩm này có độ pH cao và chứa nhiều thành phần có khả năng kích ứng.
  • Nên tắm nắng 5 – 10 phút trong thời gian từ 6 – 9 giờ sáng. Tác động từ tia UVA và UVB có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, thúc đẩy tổng hợp vitamin D và tăng cường sức đề kháng cho da.
  • Giữ vệ sinh và đảm bảo da thông thoáng.
  • Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao miễn dịch và hỗ trợ ức chế bệnh.

Các chuyên gia y tế và bác sĩ đầu ngành khuyến khích bạn đọc nên bổ sung những nhóm thực phẩm đa chức năng, đặc biệt là acid folic, omega 3, vitamin E và collagen. Đây là những sản phẩm tăng cường sức khỏe làn da, tham gia vào quá trình chống lão hóa, giảm thâm mụn và chăm sóc làn da từ bên trong.

4. Điều trị viêm da tiết bã bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cơ chế sinh bệnh viêm da tiết bã là do sự rối loạn của hệ miễn dịch khiến cho các yếu tố phong hàn, nhiệt độc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó, các tạng gan, thận suy giảm khiến chức năng giải độc, thanh nhiệt kém, khiến độc tố tích tụ ở da, bít tắc lỗ chân lông, gây kích thích tiết dầu nhờn dẫn tới viêm nhiễm.

Để điều trị căn bệnh này, Y học cổ truyền chú trọng giải quyết bệnh từ căn nguyên gốc rễ. Tập trung vào giải độc, tăng cường chức năng gan, thận nhằm kiểm soát tốt tình trạng tiết dầu nhờn trên da. Từ đó đẩy lùi triệu chứng bệnh, chấm dứt tình trạng viêm da dầu.

Hiện tại, bài thuốc có thể đáp ứng tốt nhất với viêm da tiết bã phải kể đến Thanh Bì Dưỡng Can Thang – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. 

Trải qua hơn 3 năm nghiên cứu, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã chính thức ra đời và trở thành giải pháp điều trị viêm da tiết bã bằng Y học cổ truyền tốt nhất hiện nay. Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2, bài thuốc đã được giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình vào ngày 19/11/2019 [Phút giới thiệu 19:14].

Mời xem lại toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY.

Trên nền tảng sưu tầm và phục dựng thành công bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, các chuyên gia đã kế thừa tinh hoa trong phép chữa, nỗ lực nghiên cứu, cải tiến và gia giảm thêm nhiều thành phần để tạo nên bài thuốc mới ưu việt hơn. Trải qua thực nghiệm lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã chính thức ra đời với sự kết hợp độc đáo 3 dạng bào chế UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA.

Sự phối hợp chặt chẽ 3 dạng bào chế trong bài thuốc đã mang đến phác đồ điều trị toàn diện, tác động sâu rộng từ trong ra ngoài, cho hiệu quả vượt trội. Bài thuốc mang đến cơ chế 3 tác động GIẢI ĐỘC – TIÊU VIÊM – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA, giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, phục hồi da và phòng ngừa tái phát.

  • GIẢI ĐỘC: Thanh bì Dưỡng can thang chứa các vị thuốc quý có công dụng giải độc mạnh, tác động sâu phục hồi chức năng gan, thận. Nhờ đó độc tố tích tụ trên da được đào thải, cơ thể được thanh lọc, nhiệt độc được hóa giải, kiểm soát dầu nhờn, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Quá trình này có thể gây ra tình trạng công thuốc khiến triệu chứng bệnh phát ra nhiều hơn. Tuy nhiên sau đó bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • TIÊU VIÊM: Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang phối hợp những thảo dược có tính sát khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, tác động trực tiếp lên các tổn thương giúp loại bỏ viêm nhiễm, phục hồi và tái tạo các tế bào da, trả lại làn da khỏe mạnh, sáng khỏe.
  • ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA: Song song với quá trình điều trị, bài thuốc cũng tác động toàn diện lên cơ thể, tăng cường lưu thông máu, điều hòa nội tiết, ổn định cơ địa, nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân. Nhờ đó tạo ra hàng rào bảo vệ vượt trội, giúp ngăn chặn tái phát mề đay trở lại.

Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần 100% thảo dược quý tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Bài thuốc không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Lưu ý: Bài thuốc chỉ được áp dụng khi có sự chỉ định chuẩn xác từ bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Để tìm hiểu chi tiết bài thuốc vui lòng xem TẠI ĐÂY

Phòng ngừa viêm da tiết bã bằng cách nào? 

Viêm da tiết bã là bệnh mãn tính và không thể điều trị hoàn toàn. Do đó bệnh có khả năng tái phát nhiều lần nếu không loại trừ các yếu tố rủi ro và thuận lợi. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tình trạng tái phát thường xuyên có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nên dành thời gian nghỉ ngơi để giải tỏa căng thẳng và điều hòa nội tiết 
Nên dành thời gian nghỉ ngơi để giải tỏa căng thẳng và điều hòa nội tiết

Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh với một số cách sau đây:

  • Tránh sử dụng nhiệt và hóa chất lên da đầu. Đồng thời cần thận trọng khi dùng các sản phẩm chăm sóc và trang điểm.
  • Nên dùng kem chống nắng, mang dù, nón và áo khoác khi phải hoạt động và di chuyển dưới ánh nắng có cường độ cao (từ 10:00 – 17:00).
  • Cân bằng nội tiết tố và nâng cao sức đề kháng bằng cách thiết lập giờ giấc sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ và luyện tập thường xuyên.
  • Giải tỏa stress và căng thẳng bằng cách tập thể dục, đọc sách, nghỉ ngơi và nghe nhạc.
  • Làm sạch và dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn và lành tính. Nếu gặp khó khăn trong việc chọn mua sản phẩm, bạn có thể tìm gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, chất bảo quản, chất béo, gia vị cay nóng, rượu bia và cà phê. Đồng thời cần tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.

Viêm da tiết bã có đặc tính dai dẳng và hay tái phát. Tuy nhiên bệnh khá lành tính và có thể kiểm soát nếu chăm sóc – điều trị đúng cách. Vì vậy ngay khi bùng phát thương tổn trên da, bạn cần chủ động thăm khám để bác sĩ xác định mức độ bệnh lý và can thiệp các biện pháp điều trị phù hợp.

NÊN ĐỌC:

Viêm da tiết bã có tự hết không – có chữa được không?

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua