10 Cách chữa trị bệnh vảy nến tại nhà an toàn HIỆU QUẢ

Đánh giá bài viết

Bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa bệnh vảy nến tại nhà như ngâm nước ấm, sử dụng lá chè xanh, dầu dừa, tắm nắng,…

Nên đọc: VTV2 đưa tin ĐÃ CÓ bài thuốc ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN hiệu quả, an toàn

Bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến bằng mẹo tại nhà
Bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến bằng mẹo tại nhà

10 Cách chữa trị bệnh vảy nến (vẩy nến) tại nhà an toàn

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến rối loạn quá trình tăng sinh tế bào thượng bì. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các mảng/ đốm phát ban, bề mặt có nhiều vảy trắng, dễ bong, không ngứa hoặc gây ngứa ít. Bệnh có liên quan đến gen (di truyền) và bùng phát triệu chứng khi có các yếu tố khởi động như stress, rối loạn nội tiết tố, thuốc, chấn thương cơ học,…

Vảy nến là bệnh da liễu lành tính và ít ngứa ngáy, khó chịu hơn so với chàm (eczema). Tuy nhiên, tổn thương do bệnh lý này có đặc tính dai dẳng, tiến triển mãn tính và gần như không thể điều trị hoàn toàn. Hiện nay, các loại thuốc và phương pháp y tế được áp dụng chỉ có thể làm giảm triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sau một thời gian nhất định, gen gây bệnh có thể bị kích hoạt và tiếp tục bùng phát triệu chứng.

Chính vì đặc tính dai dẳng nên ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp với một số cách chữa vảy nến tại nhà để tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc quá mức vào các phương pháp y tế. Các mẹo chữa tại nhà được đánh giá có độ an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng và có thể áp dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng ngoại ý.

Một số cách chữa vảy nến tại nhà đơn giản bệnh nhân có thể áp dụng:

1. Ngâm nước ấm – Cách trị vảy nến đơn giản, an toàn

Ngâm nước ấm là cách trị vảy nến tại nhà an toàn và dễ thực hiện. Như đã biết, vảy nến đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các mảng hoặc đốm phát ban, bên trên phủ nhiều lớp vảy trắng. Vảy trắng tái tạo nhanh, chồng thành nhiều lớp và rất dễ bong tróc. Dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng bong vảy ảnh hưởng nhiều ngoại hình và tâm lý của bệnh nhân.

Để giảm số lượng vảy bong và cải thiện thẩm mỹ da, bệnh nhân nên ngâm nước ấm hoặc tắm bằng nước ấm hằng ngày. Nước ấm giúp làm mềm và loại bỏ vảy trắng, qua đó giảm nhẹ tổn thương do vảy nến đáng kể. Ngoài ra, nhiệt độ ấm còn giúp giảm căng thẳng và làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Pha nước ấm khoảng 45 – 55 độ C
  • Sau đó, ngâm trực tiếp vùng da tổn thương vào nước ấm trong 5 – 15 phút
  • Kế tiếp, dùng tay massage nhẹ nhàng để loại bỏ vảy bong và dùng khăn lau khô

2. Dầu dừa chữa vảy nến ngay tại nhà

Sử dụng dầu dừa là giải pháp hỗ trợ điều trị vảy nến được nhiều bệnh nhân áp dụng. Từ lâu, tinh dầu này đã được tận dụng để chăm sóc da, tóc và móng nhờ vào đặc tính dưỡng ẩm sâu. Chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm, làm mềm và phục hồi da, dầu dừa có thể giảm nhẹ tình trạng da khô và bong tróc vảy trắng ở bệnh nhân bị vảy nến.

Dầu dừa chứa nhiều thành phần tốt cho làn da như axit lauric, vitamin E, polyphenol,...
Dầu dừa chứa nhiều thành phần tốt cho làn da như axit lauric, vitamin E, polyphenol,…

Ngoài ra, các axit béo từ dầu dừa còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, tái tạo và sửa chữa các mô da hư tổn. Tinh dầu dừa còn chứa hàm lượng axit lauric dồi dào. Sau khi thoa lên da, axit lauric nhanh chóng tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn và các loại virus gây viêm nhiễm. Nhờ đó có thể hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vùng da tổn thương.

Bên cạnh đó, dầu dừa còn cung cấp nhiều loại vitamin thiết yếu giúp tái tạo màng lipid và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng. Trong trường hợp bị vảy nến móng tay, bệnh nhân có thể dùng dầu dừa để dưỡng móng nhằm hạn chế tình trạng móng giòn, dễ gãy vụn.

Hướng dẫn cách dùng dầu dừa chữa bệnh vảy nến tại nhà:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị và lau khô bằng khăn sạch
  • Sau đó, thoa 1 ít dầu dừa lên da và massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu
  • Lưu lại dầu dừa trong 10 – 15 phút và rửa sạch với nước ấm để làm sạch, đồng thời loại bỏ vảy da chết và bụi bẩn tích tụ
  • Trong trường hợp bị vảy nến da dầu, bệnh nhân có thể dùng dầu dừa massage da đầu trước khi gội. Cách này có thể hạn chế tăng sinh vảy bong và cải thiện yếu tố thẩm mỹ đáng kể.

3. Tắm lá chè xanh giảm vảy nến theo dân gian

Lá chè xanh (trà xanh) được nhân dân tận dụng để điều trị các bệnh da liễu thường gặp như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa và vảy nến. Không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân, tác dụng chữa các bệnh da liễu của lá chè cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.

Cụ thể, các chất chống oxy hóa trong lá chè giúp điều chỉnh hoạt động của enzyme caspase 14 có liên quan đến quá trình tái tạo và tăng sinh tế bào da. Đồng thời loại bỏ gốc tự do, chống viêm và bảo vệ tế bào trước các yếu tố có hại. Bên cạnh đó, chất tanin trong lá chè còn giúp tẩy tế bào chết và loại bỏ lớp vảy bong xù xì do bệnh vảy nến gây ra.

Cách tắm lá chè xanh chữa bệnh vảy nến theo kinh nghiệm dân gian:

  • Chuẩn bị 2 – 3 nắm lá chè xanh tươi, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng và rửa lại với nước sạch thêm vài lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn
  • Sau đó, vò xát lá chè và cho vào nồi đun sôi với 3 lít nước
  • Đổ nước ra thau và hòa thêm nước mát vào dùng tắm hằng ngày
  • Nên tắm bằng nước ấm để tăng hiệu quả loại bỏ vảy bong và làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng

4. Sử dụng nha đam chữa vảy nến

Nha đam (lô hội) được sử dụng để chăm sóc và cải thiện các vấn đề về da. Với đặc tính dưỡng ẩm và làm dịu da, nha đam còn được tận dụng để kiểm soát các bệnh da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa mãn tính, mề đay mẩn ngứa, á sừng,…

Hàm lượng nước dồi dào trong nha đam có thể giảm nhanh tình trạng da bong vảy trắng ở bệnh nhân vảy nến. Bên cạnh đó, nha đam còn cung cấp cho làn da nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa thiết yếu. Dù không tác động trực tiếp đến quá trình tăng sinh tế bào thượng bì nhưng các thành phần trong thảo dược này giúp nuôi dưỡng làn da mịn màng, khỏe mạnh. Từ đó có thể giảm ảnh hưởng của bệnh về mặt thẩm mỹ và tâm lý.

Nha đam có thể giảm mức độ bong tróc và khô ráp ở vùng da bị vảy nến
Nha đam có thể giảm mức độ bong tróc và khô ráp ở vùng da bị vảy nến

Hướng dẫn cách dùng nha đam chữa vảy nến ngay tại nhà:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và rửa sạch phần nhựa để tránh kích ứng da
  • Sau đó, dùng phần gel trong suốt thoa lên vùng da bị tổn thương
  • Massage nhẹ nhàng để loại bỏ vảy trắng, đồng thời giúp dưỡng chất từ nha đam thẩm thấu sâu hơn
  • Sau 10 – 15 phút, rửa sạch nha đam với nước và lau khô da với khăn sạch

Tham khảo kinh nghiệm chữa bệnh: Bị vảy nến 10 năm khỏi nhờ BÀI THUỐC QUÝ

5. Giảm ngứa do vảy nến bằng yến mạch

Vẩy nến ít khi gây ngứa hoặc chỉ gây ngứa nhẹ trong giai đoạn bùng phát mạnh. Nếu tổn thương đi kèm với cảm giác ngứa và khó chịu, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chữa từ yến mạch. Không chỉ là loại ngũ cốc lành mạnh, yến mạch còn chứa vô số thành phần tốt cho làn da nói chung và làn da gặp phải các vấn đề da liễu nói riêng.

Hoạt chất avenanthramide trong nguyên liệu này là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống ngứa, giảm kích ứng và kháng viêm. Vì vậy, áp dụng cách vảy nến từ yến mạch có thể giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Bên cạnh đó, avenanthramide còn hỗ trợ tái tạo và phục hồi các mô da hư tổn do sự rối loạn của enzyme điều biến hoạt động tăng sinh tế bào sừng.

Yến mạch còn chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho làn da như magie, kali, selen, axit ferulic, vitamin B,… Hiệu quả điều trị các bệnh da liễu của nguyên liệu này đã được nghiên cứu và chứng minh qua nhiều thực nghiệm. Hiện nay, chiết xuất yến mạch được dùng để sản xuất kem dưỡng, sữa tắm,… cho người có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng.

Cách dùng yến mạch chữa vảy nến ngay tại nhà:

  • Chuẩn bị khoảng 20g bột yến mạch (có thể gia giảm nguyên liệu tùy theo phạm vi vùng da cần điều trị)
  • Pha nước ấm (60 – 70 độ) và cho bột yến mạch vào khuấy đều
  • Làm sạch vùng da cần điều trị và tiến hành ngâm với bột yến mạch trong 10 – 15 phút
  • Sau đó, rửa sạch da với nước và lau khô

6. Bồ kết – Cây thuốc trị vảy nến da dầu

Thống kê cho thấy, có hơn 51% trường hợp xuất hiện triệu chứng vảy nến ở da dầu. Vảy nến da dầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý và thẩm mỹ. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chữa từ bồ kết.

Có thể dùng bồ kết để giảm triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu
Có thể dùng bồ kết để giảm triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu

Từ lâu bồ kết đã được sử dụng để làm đen tóc, giảm rụng tóc và nuôi dưỡng mái tóc dày mượt tự nhiên. Ngoài ra, các chất saponin trong thảo dược này còn có khả năng kháng nấm và ức chế vi khuẩn. Đồng thời giảm hiện tượng viêm, bong tróc vảy trắng và ngứa ngáy.

Cách dùng bồ kết trị vảy nến da đầu:

  • Sử dụng vài trái bồ kết, đem nướng cho đến khi xuất hiện mùi thơm
  • Sau đó, dùng chày đập vụn bồ kết và đun với nước
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát vào và dùng nước bồ kết gội đầu 3 – 4 lần/ tuần

7. Cách chữa vảy nến bằng lá trầu không công hiệu

Chữa vảy nến bằng lá trầu không là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Lá trầu là thảo dược có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng chống ngứa, sát trùng và khu phong. Ngoài ra, dược liệu này cũng đã được nghiên cứu nhiều trên cơ sở khoa học.

Các chuyên gia nhận thấy, hoạt chất eugenol trong lá trầu có tác dụng làm mát, giảm ngứa và đau rát tại chỗ. Trong khi đó, các alkaloid trong thảo dược có tác dụng sát khuẩn và ức chế sự phát triển quá mức của nấm men. Vì vậy, các mẹo chữa vảy nến bằng lá trầu không chỉ giúp giảm ngứa mà còn giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.

Cách dùng lá trầu chữa vảy nến đơn giản, an toàn:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không và dùng tay vò xát nhẹ
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho lá trầu vào, tắt bếp và đậy kín nắp trong 5 – 10 phút
  • Sau đó, đổ nước ra thau và hòa thêm nước mát vào
  • Dùng nước tắm hằng ngày để giảm ngứa, tiêu viêm

8. Trị vẩy nến bằng nghệ vàng

Nghệ vàng (sinh khương) là loại gia vị quen thuộc đối với người Việt. Bên cạnh tác dụng tăng hương vị và màu sắc cho món ăn, nghệ còn được dùng để điều trị một số bệnh lý thường gặp. Cách chữa vảy nến bằng nghệ vàng được khá nhiều bệnh nhân áp dụng vì nguyên liệu dễ tìm, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có hiệu quả chống viêm mạnh. Do đó, sử dụng thảo dược này giúp làm giảm hiện tượng da đỏ, phát ban đáng kể. Bên cạnh đó, nghệ còn cung cấp cho da hàm lượng vitamin A dồi dào (dưới dạng beta-carotene). Vitamin A được biết đến với tác dụng điều biến miễn dịch tế bào sừng và hạn chế tình trạng da tăng sinh thượng bì quá mức.

Cucurmin trong nghệ vàng đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và tái tạo, phục hồi da
Cucurmin trong nghệ vàng đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và tái tạo, phục hồi da

Cách dùng nghệ vàng trị vảy nến đơn giản:

  • Chuẩn bị 2 thìa cà phê nghệ vàng và 3 thìa mật ong (có thể gia giảm liều lượng nguyên liệu tùy theo phạm vi da bị ảnh hưởng)
  • Trộn đều mật ong và bột nghệ
  • Làm sạch vùng da tổn thương và thoa hỗn hợp lên da
  • Để hỗn hợp trong 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch

9. Dùng muối trị bệnh vảy nến ngay tại nhà

Sử dụng muối là cách trị bệnh vảy nến đơn giản và có thể áp dụng ngay tại nhà. Muối có đặc tính giải độc, sát trùng và chống viêm. Do đó, cách chữa từ nguyên liệu này có thể giảm mức độ ngứa ngáy và viêm đỏ da đáng kể. Ngoài ra với đặc tính sát trùng, mẹo chữa vảy nến bằng muối còn hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm da do nấm và vi khuẩn.

Cách dùng muối trị vảy nến ngay tại nhà:

  • Đun sôi khoảng 1.5 – 2 lít nước và đổ ra thau
  • Hòa thêm nước mát vào và khuấy đều với 2 – 3 thìa cà phê muối biển
  • Dùng nước muối tắm hoặc ngâm rửa vùng da tổn thương
  • Sau đó, rửa sạch da với nước lạnh và lau khô để giảm cảm giác rít, khó chịu

10. Tắm nắng – Cách chữa vảy nến an toàn, hiệu quả

Tắm nắng là cách trị vảy nến đã được khoa học chứng minh. Nghiên cứu cho thấy, các tia cực tím (UVA, UVB) trong ánh nắng có khả năng điều biến miễn dịch, ức chế hoạt tính của các tế bào gây viêm và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh vảy nến đáng kể. Cũng chính vì vậy mà ngoài sử dụng thuốc, vảy nến còn được điều trị bằng cách áp dụng quang trị liệu (phương pháp điều trị sử dụng tia UVA và UVB nhân tạo).

Ngoài ra, ánh nắng mặt trời còn cung cấp vitamin D tự nhiên cho làn da. Vitamin D giúp tăng khả năng miễn dịch của da, nhờ vậy có thể hạn chế tình trạng da bị tổn thương và kích ứng với các yếu tố bên ngoài.

Tắm nắng là mẹo trị vảy nến đơn giản đã được chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học
Tắm nắng là mẹo trị vảy nến đơn giản đã được chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học

Cách tắm nắng an toàn cho người bị vảy nến:

  • Nên tắm nắng từ 5 – 10 phút trong khung giờ 7:00 – 9:00
  • Nên thực hiện đều đặn hằng ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
  • Tránh tắm nắng sau 9:00 vì lúc này tia UV có cường độ mạnh dễ dẫn đến cháy nắng và kích ứng da

11. Chữa vảy nến bằng bài thuốc Y học cổ truyền được VTV2 giới thiệu

Nếu như các phương pháp chữa trị vảy nến thông thường tại nhà chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, thì bài thuốc Y học cổ truyền Thanh bì Dưỡng can thang sẽ giúp điều trị tận gốc căn bệnh khó chịu này và hạn chế tái phát ở mức tối đa.

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc được nghiên cứu và bào chế ĐỘC QUYỀN bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2, bài thuốc đã được giới thiệu là giải pháp điều trị vảy nến hiệu quả, an toàn hàng đầu hiện nay. 

Chương trình phát sóng vào ngày 19/11/2019, phần giới thiệu ở phút 19:14. Xem lại toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY.

Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa tinh hoa bài thuốc cổ bí truyền của người Tày, được cải tiến và phát triển dưới ánh sáng của nghiên cứu khoa học chuyên sâu, trải qua nhiều đợt thực nghiệm lâm sàng khắt khe để tạo nên công thức thuốc đột phá. Đây là bài thuốc DUY NHẤT hiện nay có sự kết hợp 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị toàn diện và hiệu quả.

Bài thuốc mang đến cơ chế điều trị 3 tác động ưu việt GIẢI ĐỘC – TIÊU VIÊM – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA đi sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên gây vảy nến, tăng cường chức năng gan, thận, điều hòa hoạt động các cơ quan và nâng cao hệ miễn dịch. Nhờ đó “đánh bay” các triệu chứng vảy nến, kiểm soát bệnh lâu dài và hạn chế tối đa tái phát.

  • GIẢI ĐỘC: Đây là nguyên lý quan trọng nhất khi điều trị vảy nến bằng Y học cổ truyền. Theo biện chứng luận trị YHCT, vảy nến hình thành khi chính khí suy giảm, ngoại tà xâm nhập gây tích tụ nhiệt độc dưới da, không sinh dưỡng được da mà hình thành bệnh. Do đó quá trình giải độc sẽ giúp đào thải hết nhiệt độc và các dị nguyên ra khỏi cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong cơ thể.
  • TIÊU VIÊM: Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang phối kết hợp hàng chục thảo dược có công dụng chống viêm mạnh mẽ, được mệnh danh là những loại kháng sinh tự nhiên, “dũng sĩ” tiêu diệt các ổ viêm nhiễm trên da. Những hoạt chất quý có trong bài thuốc sẽ tác động cùng lúc từ trong, ra ngoài, chặn đứng tình trạng viêm nhiễm, giải quyết các tổn thương bên ngoài da. Đồng thời kích thích phục hồi và tái tạo tế bào da mới.
  • ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA: Đây là điểm khác biệt căn bản trong nguyên lý điều trị của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Không chỉ tập trung điều trị triệu chứng bệnh, bài thuốc còn đi sâu ổn định cơ địa, tăng cường chức năng tạng phủ, nâng cao hệ miễn dịch giúp duy trì hiệu quả điều trị lâu dài và phòng ngừa tái phát.

Các thử nghiệm lâm sàng dưới giám sát của Hội đồng Khoa học gồm những chuyên gia hàng đầu đã chứng minh hiệu quả vượt trội của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, với tỷ lệ điều trị thành công vảy nến lên đến 95%.

Hiệu quả bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Hiệu quả bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên lành tính, đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO, Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc an toàn tuyệt đối, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Bài thuốc được đun sắc bằng công nghệ chân không hiện đại, không bay hơi, tinh chiết và đóng gói tiện lợi, giúp bệnh nhân sử dụng dễ dàng và tiết kiệm thời gian, công sức.

Xem chi tiết: Tổng hợp phản hồi bệnh nhân vảy nến về hiệu quả bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Đã có đông đảo người bệnh điều trị thành công bệnh vảy nến
Đã có nhiều người bệnh điều trị thành công bệnh vảy nến

Lưu ý: Bài thuốc độc quyền chỉ được kê đơn bởi các bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Để tìm hiểu rõ nhất về bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang vui lòng xem TẠI ĐÂY.

Hoặc liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 66990983 059 582

Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 66990932 064 179

Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Một số lưu ý khi chữa bệnh vảy nến tại nhà

Hầu hết các chữa bệnh vẩy nến tại nhà đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao và có thể áp dụng trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên trước khi áp dụng các mẹo chữa này, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần chú ý vệ sinh da và nguyên liệu sạch sẽ trước khi sử dụng. Dùng nguyên liệu chưa được làm sạch hoàn toàn có thể khiến da bị kích ứng và có nguy cơ viêm nhiễm cao.
  • Các mẹo chữa vảy nến tại nhà chỉ là giải pháp hỗ trợ. Vì vậy trong giai đoạn bệnh bùng phát, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Phụ thuộc vào các mẹo chữa tại nhà có thể khiến bệnh tiến triển nặng và lan tỏa nhanh chóng dẫn đến chứng đỏ da toàn thân.
  • Ngưng áp dụng mẹo chữa tại nhà nếu nhận thấy các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, da ngứa ngáy dữ dội, sưng mí mắt, khó thở,…
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị và cải thiện, bệnh nhân nên kiểm soát các yếu tố khởi động gen gây bệnh như stress, xúc động quá mức, suy nhược, thuốc, dị ứng thức ăn,…

Bài viết đã hướng dẫn 10 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà đơn giản và an toàn. Bệnh nhân có thể cân nhắc và áp dụng để giảm nhẹ triệu chứng, đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng và phụ thuộc quá mức vào các phương pháp y tế. Bên cạnh đó, cần chú ý kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh để giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát và tiến triển theo chiều hướng xấu.

THAM KHẢO:

Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang có tốt không? Giá bao nhiêu?

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua