Top 10+ Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng
Viêm xoang là bệnh lý hô hấp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh và có thể diễn tiến thành mãn tính nếu không được điều trị hiệu quả. Cùng tham khảo Top 10+ thuốc trị viêm xoang phổ biến nhất hiện nay để lựa chọn loại thuốc tốt nhất, giúp giải quyết viêm xoang dứt điểm.
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện tại niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi do các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm… Khi mắc bệnh, tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang sẽ bị tổn thương, xuất hiện dấu hiệu phù nề từ đó gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc, làm tắc nghẽn các lỗ thông xoang. Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, ngạt mũi, sổ mũi, đau nhức tại các hốc xoang bị bệnh.
Hiện nay, để điều trị viêm xoang có rất nhiều loại thuốc với đa dạng hình thức bào chế như thuốc uống, thuốc xịt… Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin chi tiết từng loại thuốc chữa viêm xoang ngay dưới đây.
1. Thuốc kháng histamin H1
Dị ứng (bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, thời tiết…) là tác nhân chủ yếu gây bệnh viêm xoang. Khi bị dị ứng, cơ thể sản sinh hoạt chất histamin khiến người bệnh liên tục hắt xì hơi, vùng mũi xuất tiết nhiều dịch nhầy và niêm mạc phù nề. Vì vậy, trong trường hợp này, thuốc kháng sinh histamin H1 được sử dụng để triệt tiêu lượng histamin, xoa dịu các biểu hiện khó chịu.
Thuốc kháng histamin trị viêm xoang
Thuốc kháng sinh H1 chữa viêm xoang có hai thế hệ là thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó, các loại thuốc kháng sinh H1 thế hệ 2 được ưa chuộng hơn vì đã được cải tiến hơn so với thế hệ 1. Một số biệt dược tiêu biểu thuộc nhóm này là: Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin, Clorpheniramin, Promethazin, Terphenadin,…
Hiện nay, thuốc kháng sinh H1 thường được bào chế ở dạng uống, dạng xịt, dạng dung dịch nhỏ mũi…
2. Thuốc trị viêm xoang nhóm kháng sinh
Viêm xoang có tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, nấm hay trùng… Do đó, trong trường hợp xác định được tác nhân gây bệnh thuộc nhóm này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt.
Phác đồ kháng sinh sẽ được bác sĩ xây dựng dựa trên tình hình và mức độ viêm xoang của bệnh nhân. Theo đó có một số loại kháng sinh trị viêm xoang thường dùng gồm:
– Kháng sinh nhóm Penicillin: Amoxicillin, Ampicilin…
– Kháng sinh Trimethoprim và Sulfamethoxazole: Sử dụng trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với kháng sinh Penicillin.
– Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefazolin, Cephalexin, Cefoxitin, Cefaclor, Cefprozil… hoặc Penicillin tổng hợp được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị kháng thuốc hay hiện tượng nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian, tần suất, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là sốc thuốc đe dọa tới tính mạng.
3. Thuốc chứa corticoid
Thuốc chứa corticoid được sử dụng trong trường hợp viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính. Thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch, giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi, giảm thiểu các biểu hiện mà viêm xoang gây ra.
Một số loại thuốc chứa corticoid chữa viêm xoang, viêm mũi phổ biến hiện nay là: Vancenase, Triamcinolone, Fluticason, Beclomethason, Flunisolide…
Thuốc corticoid dạng xịt
Các loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng thuốc xịt. Người bệnh sẽ xịt trực tiếp thuốc vào hốc mũi. Thuốc xịt có tác dụng giảm triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc, dùng quá liều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, khô mũi, gây chảy máu cam, viêm hoặc loét vách ngăn mũi, dẫn tới hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn, nấm…
4. Thuốc ức chế leukotriene
Khi bị viêm xoang do dị ứng, ngoài histamin, cơ thể còn sản sinh ra chất trung gian leukotriene khiến niêm mạc xoang phù nề và viêm. Vì vậy, trong trường hợp viêm xoang do tác nhân dị ứng, tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, có nguy cơ chuyển thành biến chứng và người bệnh đáp ứng kém với thuốc kháng histamine thì nhóm thuốc ức chế leukotriene sẽ được sử dụng.
Một số loại biệt dược thuộc nhóm thuốc ức chế leukotriene tiêu biểu là: Montelukast, Zileuton…
Thuốc sẽ giúp giảm nhanh hiện tượng sưng, viêm tại các hốc xoang tuy nhiên loại thuốc này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ khá nguy hiểm khi tác động lên hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh có thể gặp phải hiện tượng ảo giác, mất ngủ, kích động và không kiểm soát được hành vi.
5. Thuốc co mạch chữa viêm xoang
Thuốc co mạch còn có tên gọi khác là thuốc chống xung huyết. Nhóm thuốc này có công dụng chống phù nề, tiêu sưng, kháng viêm khiến dịch lưu thông dễ hơn trong các hốc xoang, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn, nghẹt mũi, khó thở cho người bệnh.
Một số loại thuốc co mạch phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định là Chlorzoxazone, Naphazoline, Pseudoephedrine, Phenylephrine,… Chúng được bào chế dưới dạng thuốc viên, hỗn dịch uống hoặc dạng xịt.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Chú ý không được lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn.
6. Thuốc giảm đau, chống viêm
Vì niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, sưng phù, dịch mủ tắc nghẽn trong các hốc khó lưu thông nên người mắc viêm xoang thường có cảm giác đau nhức tại vùng xoang mắc bệnh. Thậm chí cơn đau có thể lan ra toàn bộ vùng mặt, hàm hay lan lên đỉnh đầu khiến người bệnh phát sốt.
Trong tình huống này, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol như: Panadol, Efferalgan…
Thuốc giảm đau Panadol chứa hoạt chất Paracetamol
Thuốc sẽ làm suy yếu và giảm nồng độ của các chất trung gian hóa học gây viêm, đau đớn, tiêu biểu là Prostaglandin nhờ đó sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút đến 1 tiếng, người bệnh sẽ thấy cơn đau giảm nhiều, các biểu hiện sưng, đỏ cũng không còn trầm trọng.
Vì chỉ tác động vào cơ chế sản sinh chất hóa học của cơ thể nên nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ là giải pháp “chữa cháy” giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi bệnh tái phát.
7. Thuốc trị viêm xoang Kobayashi Chikunain của Nhật Bản
Đây là một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm xoang có xuất xứ từ Nhật Bản.
Thành phần chính của thuốc bao gồm: Biwayou, thạch cao, Sanshishi, Kamui, Chimo, Bakumondou, Astilbe, Byakogou,… Ngoài ra còn có các thành phần khác như: Silicon dioxide, Mg stearat, qua CMC na…
Thuốc trị viêm xoang Kobayashi được sản xuất với 3 dạng là lọ 56 viên, 112 viên và 224 viên.
8. Thuốc chữa viêm xoang Hàn Quốc Nosepen
Thuốc trị viêm xoang Nosepen Hàn Quốc có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi từ đó giúp người bệnh thoải mái hơn, không bị các biểu hiện của bệnh hành hạ.
Nosepen được bào chế dưới dạng viên, đóng trong từng gói nhỏ, một hộp có 90 gói. Người bệnh sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thuốc trị viêm xoang Nosepen của Hàn Quốc
Lưu ý, sản phẩm này có thể làm tăng aldosteron dạ dày hoặc hạ kali máu trong một số trường hợp nên người bệnh cần chú ý trong quá trình sử dụng.
9. Thuốc trị viêm xoang Kirkland aller-flo
Thuốc trị viêm xoang Kirkland aller-flo được sản xuất dưới dạng dung dịch xịt, đựng trong chai nhỏ rất tiện dụng.
Thành phần chính của thuốc là Fluticasone Propionate (glucocorticoid) 50mcg giúp thông thoáng đường thở, hỗ trợ điều trị các triệu chứng do viêm mũi xoang gây ra như: Nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, khó thở…
Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương, trong quá trình điều trị với bài thuốc này, nhằm đạt hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý:
– Cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
– Sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày, ngay khi thấy các triệu chứng thuyên giảm cũng không được bỏ dở giữa chừng.
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi miệng nếu phải ra ngoài thời tiết lạnh và khô.
– Ngồi trong phòng điều hòa quá lâu thì cần trang bị thêm máy tạo độ ẩm cho không khí để niêm mạc mũi không bị quá khô mà tổn thương khiến bệnh viêm xoang dễ tái phát.
– Không nên sờ tay lên mũi, móc mũi vì có thể đưa vi khuẩn, virus từ tay xâm nhập vào vùng mũi, xoang.
– Đeo khẩu trang kín mũi miệng nếu ở trong môi trường độc hại, ô nhiễm, có nhiều khói bụi.
– Thường xuyên vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ những ổ trú ngụ của tác nhân gây bệnh.
– Nếu có tiền sử dị ứng thì cần cẩn trọng khi tiếp xúc với các tác nhân dễ làm bệnh khởi phát như lông động vật, mạt bụi, phấn hoa…
Trên đây là Top 10+ loại thuốc trị viêm xoang phổ biến cũng như những lưu ý quan trọng khi điều trị. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp người bệnh lựa chọn được giải pháp điều trị viêm xoang tốt nhất cho bản thân.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!