THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG Và Cách Điều Trị An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Đánh giá bài viết

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp rất phổ biến ở những người trung niên hay người già, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh lý này liên quan đến sự lão hóa cũng như tổn thương tại các đốt sống cấu thành cột sống. Những cơn đau thường sẽ kích hoạt ở vùng thắt lưng và có thể nhanh chóng lan tỏa trên diện rộng.

>>> Nên đọc: Xương Khớp Đỗ Minh, bài thuốc gia truyền 150 năm điều trị khỏi bệnh thoái hóa, thoát vị cho nhiều người

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng đề cập đến sự suy yếu của đốt sống lưng cùng các đĩa đệm xung quanh. Đây là bệnh xương khớp mãn tính xuất hiện khi đĩa đệm và đốt sống bị lão hóa.

Những sự thay đổi này sẽ khiến cho những cơn đau thường xuyên kích hoạt, vận động bị hạn chế do các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Thống kê từ Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ ghi nhận rằng có khoảng hơn 85% tổng số người trên 60 tuổi mắc phải bệnh lý này.

Cần lưu ý rằng, thoái hóa cột sống thắt lưng không phải là bệnh khớp có viêm nhiễm mà nguyên nhân chính gây ra nó là quá trình lão hóa, cột sống phải chịu nhiều áp lực quá tải kéo dài. Lâu dần, xương dưới sụn cũng như màng hoạt dịch sẽ bị biến đổi gây đau nhức và khiến cho cột sống thắt lưng bị biến dạng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp mạn tính
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp mạn tính

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Cột sống chính là bộ phận phải chịu đựng nhiều áp lực nặng nề từ trọng lượng cơ thể cũng như các hoạt động lao động hay sinh hoạt khác. Do đó, bộ phận này thường dễ bị thoái hóa và tổn thương.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng, dưới đây được cho là những yếu tố cơ bản nhất:

1. Vấn đề tuổi tác

Tuổi tác được cho là yếu tố có liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống khớp xương, nhất là cột sống.

Bên cạnh đó, ở những người lớn tuổi thì lượng glucosamine cũng như collagen trong cơ thể cũng bị giảm nghiêm trọng. Sự thiếu hụt này khiến cho hệ thống cấu trúc xương, sụn và gân cốt bị suy yếu. Chính điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng.

2. Chấn thương

Chấn thương là vấn đề rất khó tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày. Đa phần ở các hoạt động lao động, thể thao hay tham gia giao thông. Những chấn thương trực tiếp ở vùng cột sống thắt lưng chính là nguyên nhân trực tiếp có thể dẫn đến thoái hóa ngay tại vị trí này.

Ngay cả khi các chấn thương đã được chữa lành ngay sau đó thì cũng vẫn có nguy cơ cao để lại di chứng. Bởi chúng khiến cho các đốt sống trở nên suy yếu, khả năng chịu lực kém và dễ bị thoái hóa.

3. Tính chất công việc

Công việc cũng được cho là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tư thế của con người. Nhóm người làm việc văn phòng và những người lao động nặng nhọc là 2 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nhất. 

Ít vận động, duy trì quá lâu trong 1 tư thế hoặc phải vận động hay mang vác nặng quá nhiều cũng sẽ khiến cho cột sống lưng phải chịu nhiều áp lực. Lâu dần có thể dẫn đến tổn thương và thoái hóa.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống

4. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là một trong những nguyên nhân khiến cho sức khỏe xương khớp xuống cấp. Các chuyên gia cho biết, thiếu hụt vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn chính là lý do khiến cho hệ thống xương khớp bị tổn thương.

Sự thiếu hụt kéo dài không được bổ sung, cùng với đó là dung nạp các thực phẩm thiếu lành mạnh như rượu bia, đồ uống có cồn, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Điển hình nhất phải kể đến là bệnh loãng xương, và sau đó là các bệnh về thoái hóa.

5. Thừa cân, béo phì

Cân nặng vượt ngưỡng cho phép không chỉ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường mà còn gây ra nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp. Đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng khi phải chống đỡ và tạo sự cân bằng cho cơ thể. Đây chính là lý do khiến cho những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn nhiều so với người bình thường.

6. Các yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì có nhiều yếu tố khác cũng được cho là có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn:

– Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc nicotine – gây ra sự ức chế đến quá trình hấp thu canxi cũng như vitamin D. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ mất canxi trong xương. Từ đó kích hoạt nhanh chóng quá trình lão hóa xương khớp.

– Vấn đề giới tính: Số liệu thống kê cho thấy rằng, nam giới có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn nhiều so với phụ nữ.

– Các bệnh lý liên quan: Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể là hệ quả của một số bệnh lý mãn tính bên trong cơ thể. Điển hình như thoát vị đĩa đệm, bệnh gout hay tiểu đường…

– Yếu tố di truyền: Những người có người thân cận huyết bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì nguy cơ mắc phải bệnh ký này cũng sẽ cao hơn khoảng 30% so với những người bình thường.

Triệu chứng nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng

Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như thể trạng của người bệnh mà biểu hiện của triệu chứng có thể sẽ có sự khác biệt nhất định ở mỗi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh thường gây ra một số triệu chứng đặc trưng như sau:

– Những cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng thường có xu hướng kích hoạt một cách đột ngột.

– Tình trạng đau nhức thường trở nên dữ dội hơn khi vận động hay thay đổi tư thế.

– Cơn đau có thể nhanh chóng lan tỏa ra khu vực cận kề, nhất là hông, đôi khi xuống cả vùng mông và chi dưới.

– Có thể xuất hiện tình trạng co cứng ở vùng lưng dưới, điển hình nhất là thời điểm mới ngủ dậy.

– Chức năng vận động thường sẽ ít nhiều bị hạn chế, khó thực hiện các tư thế như cúi người hay xoay lưng.

– Khả năng tình dục cũng sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh thường không thể thực hiện được các tư thế khó khi quan hệ.

– Hoạt động của ruột cũng như bàng quang có thể sẽ bị rối loạn.

Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và công việc. Chính vì thế bạn cần chủ động nắm bắt để sớm thăm khám như triệu chứng còn biểu hiện ở mức độ nhẹ.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây khó chịu, mệt mỏi và hạn chế khả năng vận động. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh kéo dài còn làm giảm khả năng ăn uống, gây ra tình trạng mất ngủ, suy nhược.

Nếu không có các biện pháp can thiệp và kiểm soát kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nhanh. Cùng với đó là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phải kể đến như:

Đau dây thần kinh tọa: Đây là biến chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng. Các gai xương hình thành ở đốt sống có thể chèn ép lên hệ thống rễ dây thần kinh. Đồng thời làm phát sinh nhiều triệu chứng như đau nhức, ngứa ran hay tê bì…

Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa cột sống lưng và thoát vị đĩa đệm được ghi nhận là 2 vấn đề xương khớp có tác động qua lại lẫn nhau. Tình trạng đốt sống suy yếu cũng sẽ làm tăng áp lực lên các đĩa đệm, làm mất độ đàn hồi, gây nứt và chảy dịch ra ngoài.

– Bại liệt: Đây được cho là biến chứng nặng nề nhất mà bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra. Bại liệt chỉ xảy ra ở các trường hợp không can thiệp điều trị kịp thời. Cùng với đó là tiếp tục duy trì các thói quen xấu gây hại đến cột sống.

– Các biến chứng khác: Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng khác như gù vẹo, biến dạng cột sống, gai cột sống hay rối loạn chức năng của dây thần kinh…

BÁO LAO ĐỘNG: Thoái hóa đốt sống cổ: Triệu chứng và cách chữa khỏi bệnh

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Thiết lập một chế độ chăm sóc phù hợp được cho là rất cần thiết với bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Điều này sẽ giúp cải thiện được triệu chứng, kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng.

Cần chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp. Ăn uống lành mạnh không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Khi hệ thống xương khớp đang gặp vấn đề thì việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết. Bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng cần nắm rõ các nhóm thực phẩm nên ăn và nên tránh để có thể xây dựng một chế độ ăn khoa học và đa dạng.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Các thực phẩm nên bổ sung bao gồm:

– Sữa và các chế phẩm từ sữa

– Các loại rau có lá màu xanh đậm

– Ngũ cốc nguyên hạt

– Trứng và thịt trắng

– Các loại cá béo

– Trái cây họ cam quýt

Thực phẩm nên kiêng là:

– Rượu bia, nước ngọt có gas, caffeine, thuốc lá

– Thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ cay nóng

– Thức ăn chứa nhiều muối đường

2. Áp dụng các giải pháp giảm đau tại nhà

Đau nhức vùng cột sống thắt lưng là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục cơn đau tại nhà để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

– Chườm nóng: Chỉ cần cho nước ấm khoảng 70 độ vào trong túi chườm và áp lên vùng bị đau. Nhiệt độ nóng sẽ làm giãn mô cơ và cải thiện lưu thông máu.

– Chườm lạnh: Nên áp dụng khi vùng cột sống lưng có dấu hiệu sưng. Cho đá vào túi chườm rồi áp nhẹ lên khu vực tổn thương. Chú ý không chườm quá 20 phút mỗi lần.

– Massage: Có thể sử dùng lực tay vừa phải để xoa bóp và day miết lên vùng thắt lưng. Trước khi massage nên thoa 1 lớp mỏng dầu nóng để nhận được hiệu quả giảm đau tốt hơn.

3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng được cho là ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Người bệnh nên xây dựng những thói quen lành mạnh.

Người bệnh nên chú ý dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và thư giãn

Cần lưu ý đến các vấn đề sau:

– Tránh làm việc quá sức, tạo sự cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

– Nên đi ngủ trước 23 giờ, hạn chế tối đa việc thường xuyên thức khuya.

– Đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng đồng hồ.

– Tránh mang vác nặng cũng như vận động quá nhiều.

– Không duy trì các tư thế xấu cả trong công việc lẫn sinh hoạt thường ngày.

4. Thiết lập chế độ tập luyện

Luyện tập thể dục thể thao đúng cách cũng là yếu tố quan trọng với việc chăm sóc sức khỏe xương khớp. Đặc biệt là với những người đang sống chung với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Việc chăm chỉ tập luyện sẽ khiến cho cơ xương và gân cốt được giãn ra, cải thiện chức năng vận động.

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý lựa chọn những bài tập phù hợp với hiện trạng sức khỏe. Tránh tập các bài tập có động tác khó hay những môn thể thao vận động mạnh. Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… là những gợi ý tốt phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống lưng.

5. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bằng phương thuốc cổ truyền

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp mãn tính nhưng vẫn có thể kiểm soát tốt nếu bạn sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn. Tốt nhất khi nhận thấy có triệu chứng của bệnh cần chủ động thăm khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để bệnh nhân lựa chọn như thuốc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng (thuốc tây y), phẫu thuật, vật lý trị liệu, dùng thuốc đông y. Trong đó thuốc đông y được đánh giá cao với nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn.

Lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc nam tiêu biểu 2020 cho biết: “Theo đông y thoái hóa cột sống thắt lưng hình thành do tà khí xâm nhập khiến kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết ứ trệ từ đó dẫn đến đau nhức, hư hỏng đốt sống, đĩa đệm. Để trị bệnh, đông y sẽ tác động trực tiếp vào căn nguyên, lưu thông khí huyết và loại bỏ tác nhân gây thoái hóa.”

XEM NGAY: Chuyên gia giải đáp các câu hỏi xoay quanh bệnh thoái hóa cột sống lưng

Bài thuốc đặc trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Bài thuốc đặc trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Áp dụng theo nguyên tắc trị bệnh của đông y, ngoài ra kết hợp với bài thuốc bí truyền của dòng tộc, bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh đã trải qua hơn 150 năm tối ưu và hoàn thiện. Hiệu quả của bài thuốc được ghi nhận bởi đông đảo bệnh nhân từ cấp độ nhẹ đến nặng.

BÀI THUỐC XƯƠNG KHỚP ĐỖ MINH – GIẢI PHÁP CỨU CÁNH CHO NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM [ĐÃ KIỂM CHỨNG]

Với sự am hiểu về dược liệu và cơ chế trị bệnh bằng y học cổ truyền, từ thế kỷ XIX lương y Đỗ Minh Tư – Người khởi xướng nghề y cho dòng họ Đỗ Minh đã tạo ra bài thuốc trị bệnh xương khớp cho hiệu quả tốt, an toàn với thể trạng người bệnh.

Hiện lương y Đỗ Minh Tuấn là người kế thừa đời thứ 5, lương y đã cùng các công sự tại nhà thuốc đã linh hoạt thay đổi một số yếu tố. Điều này giúp bài thuốc phù hợp với cơ địa, nhu cầu sử dụng của bệnh nhân trong môi trường sống hiện đại nhưng vẫn đảm bảo giữ lại những giá trị cốt lõi.

Theo đó, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mang đến hiệu quả kép, loại bỏ bệnh triệt để đồng thời tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tác nhân gây bệnh. Để làm được điều này, các lương y đã kết hợp 5 chế phẩm nhỏ bao gồm:

Bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp

– Thuốc bổ gan giải độc

– Thuốc hoạt huyết bổ thận

– Thuốc kiện tỳ ích tràng

– Thuốc xoa bóp

Bài thuốc trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng của Đỗ Minh Đường được kết hợp, gia giảm dược liệu theo tỉ lệ vàng nhằm phù hợp với tình trạng, cơ địa ở mỗi bệnh nhân, mang lại kết quả tốt nhất. Đây là điều mà không phải đơn vị nào cũng chú ý và làm được.

Công dụng của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Bệnh nhân kiên trì sử dụng, bài thuốc sẽ mang lại công dụng:

Loại bỏ triệt để tà khí, tăng cường chính khí, thông kinh hoạt lạc.

– Đẩy lùi các triệu chứng đau, viêm, cứng khớp, khó khăn khi cử động, gai xương…

– Phục hồi cột sống, đĩa đệm, bao xơ cùng các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

– Dưỡng huyết, tăng cường bổ sung dưỡng chất để bảo vệ cột sống, làm chậm quá trình lão hóa.

– Tăng cường chức năng tạng phủ, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu giấc, sức đề kháng được tăng cường.

Bên cạnh cơ chế điều trị, cái hay của bài thuốc còn nằm ở nguồn dược liệu mà đơn vị sử dụng. Với tư tưởng “Nam dược trị nam nhân”, thay vì nhập khẩu nguyên liệu, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã tự xây dựng 3 vườn trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Nhờ vậy thuốc đảm bảo thuần tự nhiên, sạch, an toàn, không gây tác dụng phụ mang lại hiệu quả điều trị cao.

Một số dược liệu nổi bật, có tác dụng tốt trong việc khắc phục các triệu chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa như: phòng phong, đỗ trọng, tơ hồng xanh, ngưu tất, dây đau xương, xuyên quy, bạch truật…

Cam kết 100% thảo dược từ tự nhiên
Cam kết toàn bộ thảo dược từ tự nhiên

Sau khi thu hái, số thảo dược này sẽ được chọn lọc, sơ chế để loại bỏ tạp chất sau đó được đem bào chế. Theo yêu cầu của người bệnh, nhà thuốc sẽ hỗ trợ bệnh nhân sắc sẵn thành cao đặc. Các dược liệu sẽ được chia theo TỶ LỆ VÀNG, đem đun sắc, cô thành cao thủ công trong hơn 48 giờ đồng hồ. Cao thu được sẽ giữ lại tối đa dược tính, sánh mịn, dễ thẩm thấu, dễ uống.

Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng và các bệnh lý xương khớp nói chung tại Đỗ Minh Đường bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả, tính an toàn. Bài thuốc đã góp phần giúp đơn vị nhận cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy, Dịch vụ hoàn hảo, Nhãn hiệu ưa dùng năm 2017” hay mới đây là “Top 20 doanh nghiệp nổi tiếng năm 2020”.  Hãy liên hệ trực tiếp để được bác sĩ tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

BẠN CẦN CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Bấm VÀO ĐÂY để liên hệ ngay

Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1

Hotline: 024 6253 6649 – 0982 656 070 (HN)/028 3899 1677 – 0932 088 186 (HCM)

Website: https://dominhduong.org hoặc https://dominhduong.com

Fanpage: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

THÔNG TIN HỮU ÍCH: Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng của Đỗ Minh Đường có tốt không?

Dân trí đưa tin: Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, địa chỉ chữa bệnh bằng đông y uy tín

 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua