Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa KHÔNG TÁI PHÁT

Đánh giá bài viết

Nổi mề đay mẩn ngứa là dạng viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện kèm theo những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, gây phù và sưng to trên bề mặt da. Bệnh được chia thành hai giai đoạn gồm cấp tính và mãn tính. Nếu không có những phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm sốc phản vệ, phù mao mạch… Do đó, việc hiểu và nắm rõ thông tin về bệnh là điều vô cùng quan trọng.

Nên đọc: 10 loại thuốc trị mề đay được khuyên dùng hiện nay

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?

Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng viêm của da. Bệnh hình thành khiến bề mặt da xuất hiện những nốt mẩn đỏ, phù, sưng to và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy nghiêm trọng. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên mất tập trung, khó chịu, bứt rứt và hạn chế một số hạn động sinh hoạt thường ngày.

Những nốt mẩn đỏ do bệnh mề đay gây ra có thể xuất hiện rải rác hoặc xuất hiện trên cùng một bộ phận hay cùng một khu vực của cơ thể. Đôi khi các nốt mẩn ngứa có kích thước nhỏ tụ thành một mảng lớn. Việc chà xát mạnh hoặc dùng tay gãi sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy lan toàn thân.

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh xuất hiện phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở những người trưởng thành và trẻ nhỏ. Đặc biệt phụ nữ sau sinh thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Dựa vào đặc trưng, các triệu chứng điển hình và mức độ nghiêm trọng, bệnh được chia thành hai thể. Bao gồm nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mãn tính.

Nổi mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính là thể bệnh có khả năng bùng phát một cách đột ngột. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau một khoảng thời gian ngắn (dưới 6 tuần). Ở thể bệnh này, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể (cánh tay, bụng, mặt, đùi…).

Ngoài những triệu chứng điển hình là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, người bệnh còn khó thở và sốt nhẹ.

Nổi mề đay mãn tính

Nổi mề đay mãn tính khiến vùng da bệnh xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sưng, phù mạch, phù quincke, cảm giác đau bỏng rát và ngứa ngáy trên diện rộng. Bên cạnh đó các triệu chứng của bệnh xảy ra liên tục và kéo dài (trên 6 tháng).

Bệnh nổi mề đay thể mãn tính thường tái phát theo chu kỳ hoặc khi vùng da bệnh chịu sự tác động của một số yếu tố bên ngoài. Chính vì thế, quá trình chữa bệnh ở thể mãn tính gặp nhiều khó khăn hơn so với thể cấp tính.

Triệu chứng bệnh nổi mề đay
Triệu chứng bệnh nổi mề đay

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân thật sự khiến bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xuất hiện. Tuy nhiên một vài yếu tố được liệt kê dưới đây có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành và phát triển, gồm:

  • Thời tiết: Thời tiết nóng bức, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến cơ thể chưa kịp thích ứng. Từ đó dẫn đến bệnh viêm da dị ứng và nổi mề đay.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, Penicillin và một số loại tân dược khác có thể khiến người dùng mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có tình trạng dị ứng nổi mề đay.
  • Di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc người thân bị nổi mề đay, dị ứng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Thực phẩm: Những người có cơ địa dị ứng với các loại hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng… thường bị nổi mề đay mẩn ngứa khi sử dụng các loại thực phẩm này.
  • Bệnh lý: Bệnh nổi mề đay xuất hiện phổ biến ở người mắc bệnh gan.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Bệnh có thể hình thành và phát triển khi bạn tiếp xúc với một số dị nguyên như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, chất hóa học, nước bẩn…
  • Mề đay mãn tính vô căn: Mề đay mãn tính vô căn có nghĩa không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh tái phát nhiều lần trong một thời gian ngắn nhưng sẽ tự biến mất.

Ngoài ra, theo chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xảy ra phổ biến hơn ở nhóm đối tượng sau:

  • Giới tính: Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xảy ra ở phụ nữ phổ biến hơn so với nam giới. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
  • Tuổi tác: Thanh thiếu niên và trẻ em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa
Nguyên nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa

Mức độ nguy hiểm của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh rất khó để kiểm soát, khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu và mất tập trung. Triệu chứng ngứa da có thể nặng nề hơn vào ban đêm. Từ đó khiến bệnh nhân mắc ngủ, cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra nếu không sớm áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Cụ thể như:

  • Nhiễm trùng: Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được hoạt động chà xát và gãi ngứa. Điều này khiến vùng da bệnh bị tổn thương và trầy xước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử khó lành.
  • Sốc phản vệ: Nổi mề đay mẩn ngứa khiến bệnh nhân mắc chứng phù nề lưỡi gà, phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, thở khò khè, sốt cao, tụt huyết áp. Trường hợp nặng có thể gây trụy tim và khiến bệnh nhân tử vong khi không kịp thời xử lý.
  • Biến chứng khác: Một số biến chứng như phù mạch, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ… xảy ra phổ biến khi bệnh mề đay mẩn ngứa của bạn không được kiểm soát tốt.

Đọc ngay: Cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y hiệu quả và an toàn

Biến chứng khó lường của bệnh mề đay mẩn ngứa
Biến chứng khó lường của bệnh mề đay mẩn ngứa

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Đối với bệnh mề đay cấp tính, những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày. Một số trường hợp khác triệu chứng có thể kéo dài đến 6 tuần. Đối với bệnh mề đay mãn tính, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài trên 6 tuần.

  • Nổi mẩn đỏ, sần sùi: Trên vùng da bệnh xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, nổi sần, phát ban không đều màu, vùng da bệnh sưng to thành từng mảng. Sau đó lan rộng sang những vị trí khác của cơ thể.
  • Ngứa da: Vùng da phát ban, nổi mẩn ngứa có hiện tượng ngứa ngáy nghiêm trọng. Đồng thời kèm theo cảm giác nóng rát, khó chịu và bứt rứt. Cơn ngứa sẽ trở nên nặng nề hơn khi gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bệnh. Đồng thời khiến các nốt mẩn đỏ sưng to, đỏ lan rộng, da bị trầy xước và tổn thương.
  • Các triệu chứng khác: Sưng to ở vùng mí mắt, tai và môi, phù mạch, tiêu chảy và buồn nôn.
Triệu chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa gồm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sần sùi, phát ban không đều màu...
Hình ảnh bệnh mề đay mẩn ngứa

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa được điều trị như thế nào?

Những triệu chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa thường xảy ra đột ngột và tự khỏi sau một thời gian ngắn. Đặc biệt, bệnh có thể sớm kết thúc khi bạn không gãi ngứa, không tiếp xúc với căn nguyên cũng như có một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng, bệnh mãn tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc hoặc và các liệu pháp điều trị khác để kiểm soát bệnh. Đồng thời cải thiện những triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc kháng histamin

Những loại thuốc kháng histamin thuộc thế hệ I, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin thuộc thế hệ II như desloratadine, loratadine, cetirizine,fexofenadine, levocetirizine… là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Đặc biệt là khi bệnh xuất hiện do dị ứng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh đường uống thường được sử dụng khi bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiễm khuẩn. Ngoài ra loại thuốc này cũng được chỉ định khi vùng da bệnh có dấu hiệu bội nhiễm hoặc nhiễm khuẩn do hoạt động gãi và chà xát.

Thuốc corticoid toàn thân

Thuốc corticoid có khả năng cải thiện tình tốt trạng ngứa ngáy, đỏ ửng, phát ban da, phù nề… Chính vì thế loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn cho những bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa nặng, nổi mề đay khắp người, mề đay mẩn ngứa thể cấp tính, bệnh xuất hiện kèm theo phù mạch thanh quản, bệnh xảy ra do viêm mạch và những trường hợp không có đáp ứng tốt hoặc không phù hợp với thuốc kháng histamin thông thường.

Thuốc corticoid toàn thân được chia thành hai dạng. Bao gồm dạng viêm uống và dạng tiêm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc phù hợp.

Ngoài thuốc corticoid toàn thân và thuốc kháng histamin, một số loại thuốc khác như leukotriene, colchicine, dapson, epinephrine và doxepin cũng được sử dụng để kiểm soát bệnh lý.

Thuốc ức chế miễn dịch, thay đổi huyết tương

Khi những loại thuốc chữa mề đay trên không mang đến kết quả khả quan, thì thuốc ức chế miễn dịch, thay đổi huyết tương sẽ được chỉ định để kiểm soát tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra loại thuốc này cũng sẽ được sử dụng khi bệnh phát triển nhanh theo chiều hướng xấu, bệnh xuất hiện đồng thời với các triệu chứng nguy hiểm như phù mạch, khó thở…

Điều trị bằng thuốc Tây và mẹo dân gian còn nhiều hạn chế
Điều trị bằng thuốc Tây và mẹo dân gian còn nhiều hạn chế

Lưu ý an toàn:

  • Bên cạnh tác dụng chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, các loại thuốc nêu trên đều có khả năng kéo theo nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn về cách sử dụng và liều dùng của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng để tránh gây nguy hiểm.
  • Thuốc dùng trong điều trị mề đay mẩn ngứa cần được sử dụng thận trọng ở trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Việc sử dụng thuốc ở những đối tượng này cần đi kèm với sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế hiện nay, để tăng cường hiệu quả điều trị mề đay mẩn ngứa đồng thời giúp làn da khỏe mạnh, bạn đọc nên sử dụng kết hợp với các sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bởi đây là những thành phần quan trọng giúp tái tạo tế bào da và hỗ trợ quá trình điều trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả. 

Điều trị mề đay bằng thuốc Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền (YHCT) mề đay thuộc chứng bệnh mãn tính được gọi là “tầm ma chẩn” hay “phong chẩn khối”. Căn nguyên sinh bệnh là do cơ thể cảm phải phong hàn, phong nhiệt, tà độc, tạng phủ (can, thận) suy yếu không loại bỏ được các yếu tố này mà tích tụ dưới da và sinh ngứa, sẩn phù thành nốt, đám, cục nổi lên trên da. 

Để điều trị mề đay mẩn ngứa, Y học cổ truyền sử dụng phép trị khu phong, trừ tà, thanh nhiệt, giải độc kết hợp với dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường bồi bổ ngũ tạng. Nhờ vậy, các bài thuốc Y học cổ truyền thường mang lại hiệu hiệu quả cao, điều trị bệnh triệt để, ngăn tái phát và an toàn.

Nguyên tắc điều trị mề đay mẩn ngứa theo Y học cổ truyền
Nguyên tắc điều trị mề đay mẩn ngứa theo Y học cổ truyền

Nổi bật trong số các bài thuốc điều trị mề đay từ Y học cổ truyền là bài thuốc Nam của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị Y học cổ truyền hàng đầu hiện nay.

Dập tắt MỀ ĐAY MẨN NGỨA, chống tái phát với bài thuốc Y học cổ truyền của Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị Y học cổ truyền uy tín với bề dày hơn 11 năm phát triển. Với sứ mệnh nâng tầm giá trị Y học dân tộc, Trung tâm đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều bài thuốc dân gian, bản địa vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nổi bật là bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang hiệu quả với bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

Bài thuốc chữa mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa và phát triển từ phương thuốc “giấu” chữa ngứa da của đồng bào dân tộc Mường – Hòa Bình cùng hàng chục bài thuốc bí truyền, y pháp Hải Thượng Lãn Ông. Thông qua công trình nghiên cứu bài bản, kiến thức bệnh học da liễu, chức năng gan, nội tiết của Y học hiện đại, bài thuốc phù hợp và hiệu quả với người bệnh hiện nay.

Thành phần:

Bài thuốc phối chế hơn 30 vị thuốc quý có tác dụng giải độc, tiêu ban ngứa đầu bảng theo nguyên tắc Y học cổ truyền. Các vị thuốc được gia giảm theo tỷ lệ vàng nhằm phát huy tối ưu giá trị dược tính. Một số chủ dược như:

  • Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Kinh giới, Ké đầu ngựa.
  • Nhóm chống viêm, sát khuẩn, chống dị ứng, tăng miễn dịch: Phòng phong, Xuyên khung, Hồng hoa.
  • Nhóm bổ can, kiện tỳ, tăng cường chức năng gan thận: Hoàng kỳ, Bạch truật, Ngải cứu, Cúc tần.
  • Cùng nhiều vị thuốc quý khác…

Công dụng: 

Các vị thuốc được phối chế trong 2 nhóm thuốc GIẢI ĐỘC HOÀN & BÌNH CAN HOÀN vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh, điều trị triệu chứng mẩn ngứa, sẩn phù ngoài da; vừa bồi bổ cơ thể, bổ huyết, dưỡng huyết, ổn định cơ địa, chống dị ứng và hạn chế tái phát. Trong đó:

  • GIẢI ĐỘC HOÀN: Tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, khu phong, trừ tà, khắc phục mề đay từ căn nguyên sinh bệnh, loại bỏ triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, phát ban, sẩn phù trên da, ngăn biến chứng do mề đay cấp.
  • BÌNH CAN HOÀN: Bồi bổ cơ thể và tạng phủ, tăng cường chức năng gan, tăng cường miễn dịch, ổn định cơ địa, chống dị ứng, bổ huyết, dưỡng huyết, lưu thông khí huyết duy trì hiệu quả lâu dài và ngăn tái phát mề đay.

Để giảm nhanh triệu chứng ngoài da, Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp bài lá tắm với nhiều vị thuốc dân gian như lá khế, kinh giới, tía tô, sài đất… Bài thuốc chữa mề đay được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao viên hoàn, cao tinh chất, thuốc sắc thang nên tiện sử dụng.

Đối tượng sử dụng:

Dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ, trẻ em, phụ nữ sau sinh, người có chức năng gan kém đều an tâm sử dụng. Gia giảm theo thể bệnh mề đay, thể trạng người bệnh nên bài thuốc phù hợp với mọi thể mề đay gồm: mề đay cấp và mãn tính, mề đay lâu năm chữa nhiều cách không khỏi, mề đay do phong hàn, phong nhiệt, thực tích, dị ứng, phong ngứa. Đồng thời, bài thuốc hiệu quả với các vấn đề ngứa da do chức năng gan, viêm túi mật, vàng da…

Bài thuốc mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin trong phóng sự “công tác điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền). [Xem chi tiết VTV2 đưa tin về bài thuốc TẠI ĐÂY]

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được kê đơn duy nhất bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bạn đọc có thể xem thêm chi tiết về bài thuốc TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ trực tiếp với đơn vị qua địa chỉ:

Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – ĐT: 0388 778 986

Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – ĐT: 0961 825 886

Website: thuocdantoc.org

Chế độ sinh hoạt dành cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa

Việc áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa, phòng ngừa tái phát. Trong thời gian điều trị bệnh, bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Không nên tùy ý áp dụng các cách chữa mề đay tại nhà.
  • Mặc những bộ quần áo rộng rãi, sáng màu. Quần áo không bó sát vào cơ thể và phải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh thực hiện các hoạt động gãi ngứa, ma sát mạnh lên vùng da bệnh. Bởi điều này có thể khiến da bị tổn thương, trầy xước, ngứa ngáy lan rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây viêm.
  • Bạn nên sử dụng những loại xà phòng dịu nhẹ, có thành phần là thảo dược thiên nhiên, không có chất tạo mùi và không chứa các thành phần hóa học gây hại khác.
  • Triệu chứng ngứa da thường xuất hiện cùng với tình trạng nóng rát. Để làm mát da bạn có thể sử dụng vòi sen, thoa các loại kem dưỡng ẩm loại nhẹ, mặc quần áo có chất liệu là vải mát, sử dụng quạt máy…
  • Để giúp quá trình chẩn đoán bệnh lý trở nên chính xác, quá trình điều trị thuận lợi hơn, người bệnh nên trao đổi rõ với bác sĩ chuyên khoa về thời gian phát bệnh, bệnh kéo dài trong bao lâu, tác nhân gây hại nào bị nghi ngờ là căn nguyên, bệnh sử, đã ăn những loại thực phẩm nào trước khi phát bệnh.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống được xác định là nguyên nhân gây dị ứng.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng như tiêu, ớt, hải sản, trứng, sữa, chocolate, thực phẩm ngọt, muối và thực phẩm mặn…
  • Ngưng sử dụng các loại rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Bạn cần tránh tắm quá lâu và không tắm với nước nóng. Bởi nước nóng có thể khiến cho da bị khô, dễ bong vảy và dễ bị tổn thương hơn. Đồng thời làm nặng hơn tình trạng nổi mề đay.
Ngừa bệnh cần tránh tắm quá lâu và không tắm với nước nóng để phòng ngừa tổn thương da, nổi mề đay phát triển mạnh
Ngừa bệnh cần tránh tắm quá lâu và không tắm với nước nóng để phòng ngừa tổn thương da, nổi mề đay phát triển mạnh

Để quá trình điều trị nổi mề đay mẩn ngứa trở nên tốt hơn, phòng ngừa bệnh tái phát và gây biến chứng, người bệnh cần chủ động hơn trong việc xác định và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, bạn cần sử dụng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ, có chế độ sinh hoạt và chăm sóc da phù hợp. Đồng thời tránh sử dụng thực phẩm có khả năng gây dị ứng khiến bệnh phát sinh hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Tin bài nên đọc:

Địa chỉ chữa mề đay, mẩn ngứa uy tín [Thuốc tốt, bác sĩ giỏi]

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua