ĐAU KHỚP HÁNG: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị HIỆU QUẢ NHẤT 2021

Đánh giá bài viết

Đau khớp háng là triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp, hoại tử chỏm vô khuẩn và viêm mang bao hoạt dịch. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể là hệ quả do chấn thương, mang vác vật nặng và mang thai. Đâu là cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, những thông tin sau đây bạn đọc đừng bỏ qua.

Nên đọc: Bệnh nhân 15 năm bị viêm khớp gặt quả ngọt sau quá trình điều trị kiên trì bằng thảo dược

Đau khớp háng và dấu hiệu nhận biết

Viêm đau khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu và giảm khả năng vận động. Thông thường, triệu chứng này khởi phát do một số thói quen thiếu khoa học (nguyên nhân sinh lý). Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh lý cơ xương khớp hoặc ảnh hưởng của các vấn đề sinh dục.

Để nhận biết cơn đau khớp háng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

– Cơn đau nhức bùng phát ở 1 hoặc cả 2 bên khớp háng

– Có thể đi kèm với hiện tượng sưng đỏ vùng da bên ngoài kèm nóng rát

– Cơn đau có xu hướng tăng lên khi vận động, vặn người, mang vác vật nặng và thuyên giảm khi nghỉ ngơi

– Đau khớp háng làm giảm phạm vi chuyển động của khớp và gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, làm việc

– Ở một số trường hợp, triệu chứng kéo dài có thể khiến khớp sưng to, tê bì và mất cảm giác

Triệu chứng của bệnh đau khớp háng
Triệu chứng của bệnh đau khớp háng

Nguyên nhân gây đau khớp háng

Đau khớp háng là một trong những triệu chứng thường gặp. Một số nguyên nhân bệnh lý có khả năng gây triệu chứng này, bao gồm:

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý đề cập đến các vấn đề sức khỏe có thể gây ra triệu chứng đau nhức khớp háng, bao gồm:

 Khớp háng bị đau nhức là triệu chứng thường gặp của viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…

– Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là tình trạng sụn khớp bị bào mòn do ảnh hưởng của tuổi tác và lối sống. Bệnh lý này đặc trưng bởi cơn đau ở khớp háng, cứng khớp, tê bì và giảm khả năng vận động.

– Viêm dây chằng háng: Viêm dây chằng háng là hiện tượng dây chằng bị viêm do chấn thương, căng cơ quá mức hoặc do nhiễm khuẩn. Dây chằng là cơ quan liền kề với xương và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khớp. Do đó khi cơ quan này bị viêm, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức và sưng nóng ở khớp háng.

– Lao khớp háng: Lao khớp háng là một dạng lao thứ phát ít gặp. Bệnh xảy ra do vi khuẩn lao xâm nhập vào tuần hoàn máu, di chuyển xuống khớp háng và gây ra hiện tượng viêm. Bệnh lý này không chỉ gây triệu chứng tại chỗ mà còn làm phát sinh một số triệu chứng toàn thân như sốt, buồn nôn, ớn lạnh,…

– Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Bao hoạt dịch là cơ quan nằm bên trong khớp, có chức năng sản xuất dịch nhầy nhằm giảm ma sát khi khớp vận động. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị viêm, dẫn đến triệu chứng đau nhức và sưng tấy khớp nếu vận động mạnh hoặc lạm dụng khớp quá mức.

– Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp đặc biệt, xảy ra phản ứng tự miễn của cơ thể. Bệnh lý này thường gây ảnh hưởng ở khớp cổ tay, ngón tay và ngón chân. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể gây viêm ở 1 hoặc cả 2 bên khớp háng.

– Hoại tử chỏm xương đùi: Hoại tử chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch chỏm xương đùi) là tình trạng xương bị hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng. Bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá thường xuyên. Triệu chứng ban đầu của bệnh là đau nhức vùng khớp háng và khó khăn khi xoay người.

– Loãng xương: Loãng xương là tình trạng mật độ xương thưa dần, dẫn đến tình trạng xương xốp, giòn, dễ xẹp và gãy. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do thiếu canxi hoặc phosphate. Trong trường hợp xảy ở khớp háng, loãng xương có thể gây đau nhức, giảm phạm vi và khả năng vận động.

– Một số bệnh lý khác: Ngoài ra, đau khớp háng còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác như sỏi thận, u nang buồng trứng, viêm âm đạo, xoắn tinh hoàn,…

Nguyên nhân sinh lý

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, đau khớp háng còn phát sinh do một số nguyên nhân sinh lý như:

– Chấn thương: Đau khớp háng có thể là hệ quả do chấn thương do chạy nhảy, di chuyển không đúng kỹ thuật, ngã cầu thang, tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong khi tập thể dục.

– Tư thế sai lệch: Người có thói quen đi lại, ngồi hoặc nằm ngủ không đúng tư thế thường có nguy cơ cao gặp phải tính trạng này. Đây là lý do vì sao nhiều người ngủ dậy bị đau khớp háng. Nếu không cải thiện, áp lực từ tư thế sai lệch có thể gây hư hại sụn khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng và các bệnh xương khớp mãn tính khác.

– Vận động nặng: Khớp háng chịu áp lực khá lớn do cân nặng của phần thân trên. Vì vậy nếu thường xuyên mang vác vật nặng, khớp có thể bị sưng viêm, gây đau nhức và giảm khả năng vận động.

– Mang thai: Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối là tình trạng khá phổ biến. Trong quá trình mang thai, tử cung giãn nở gây chèn ép xương chậu và khớp háng, dẫn đến tình trạng ê ẩm và đau nhức. Hơn nữa sự thay đổi đột ngột của hormone cũng là yếu tố xúc tác cơn đau khớp háng phát sinh.

Các đối tượng dễ bị đau khớp háng

Theo thống kê, đau khớp háng thường ảnh hưởng đến những đối tượng sau:

– Người có tuổi tác cao: Người trên 50 tuổi thường có nguy cơ bị đau nhức xương khớp cao vì hệ thống xương khớp bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hóa.

– Có người thân mắc bệnh xương khớp: Một số trường hợp có thể bị đau nhức khớp háng do người thân cận huyết mắc các bệnh xương khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hoại tử vô mạch,…

– Giới tính nữ: Phụ nữ thường có nguy cơ bị đau khớp háng cao hơn nam giới từ 1.5 – 2 lần. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của quá trình sinh nở và sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố.

– Người béo phì: Người béo phì có khả năng bị đau khớp háng và mắc các bệnh xương khớp mãn tính cao hơn bình thường. Nếu không điều chỉnh cân nặng, áp lực từ cơ thể có thể dẫn đến thoái hóa khớp, bệnh gout,…

Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp háng bằng thảo dược nước nam liệu có hiệu quả?

Đau khớp háng có nguy hiểm không?

Khớp háng là một trong những khớp quan trọng, có vai trò điều khiển chi dưới và truyền lực cho phần thân trên. Do đó khi cơ quan này bị đau nhức, bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt và lao động.

Nếu xảy ra do những nguyên nhân sinh lý, triệu chứng thường thuyên giảm nhanh sau khi nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, cần tiến hành chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Các bệnh lý gây đau khớp háng có xu hướng tiến triển theo thời gian, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và phát sinh các biến chứng như:

– Tàn phế: Nếu không can thiệp điều trị, sụn khớp có thể bị hư hại hoàn toàn, mô xương xốp, rỗng và gãy khi có tác động. Ở những trường hợp này, khớp bị hư hại nghiêm trọng, gần như không có khả năng hồi phục và dễ dẫn đến tàn phế.

– Suy nhược cơ thể: Cơn đau khớp háng có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Ở giai đoạn nặng, triệu chứng có thể bùng phát vào bất cứ thời điểm nào trong ngày – kể cả ban đêm. Tần suất phát sinh cơn đau tăng lên dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, uể oải và suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó, đau khớp háng còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, giảm hiệu suất làm việc và gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.

Chẩn đoán bệnh đau khớp háng bằng cách nào?

*Thông tin chẩn đoán chỉ dành cho các trường hợp đau khớp háng do các bệnh lý xương khớp. Nếu xảy ra do vấn đề ở cơ quan sinh dục hoặc tiết niệu, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp.

Ban đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng khớp (đỏ, đau nhức, sưng nóng,…) và yêu cầu bạn thực hiện một số cử động nhằm đánh giá phạm vi/ mức độ hoạt động của khớp.

Sau đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện các biện pháp cận lâm sàng như:

X-Quang: X-Quang là xét nghiệm hình ảnh được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh xương khớp. Hình ảnh từ xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng mất sụn, tiêu xương và một số vấn đề bất thường khác.

– MRI: MRI sử dụng từ trường và sóng radio nhằm hiển thị hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm bao xung quanh như sụn, dây chằng,… Xét nghiệm hình ảnh MRI được thực hiện nếu hình ảnh từ X-Quang không cung cấp đủ dữ liệu chẩn đoán.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nếu nghi ngờ bị đau khớp háng xảy ra do viêm khớp dạng thấp, lao khớp háng,…

– Phân tích dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp và đem phân tích cụ thể. Kết quả từ phân tích dịch khớp có thể xác định được các nguyên nhân gây đau khớp háng như viêm khớp dạng thấp (tăng tế bào bạch cầu và kháng nguyên), gout (tăng axit uric và có tinh thể muối urat), viêm khớp nhiễm khuẩn (có mủ trong dịch và có sự diện diện của vi khuẩn), chấn thương (dịch có màu đỏ/ hồng do chảy máu).

Trên thực tế ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật xét nghiệm không được đề cập trong bài viết. Nếu triệu chứng và dữ liệu xét nghiệm không điển hình, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Cách chữa đau khớp háng bằng Tây y

Có 2 nhánh chữa đau khớp háng bằng Tây y phổ biến nhất hiện nay là điều trị nội khoa bằng thuốc tân dược và phẫu thuật. 

Điều trị đau khớp háng bằng thuốc Tây y
Điều trị đau khớp háng bằng thuốc Tây y

Điều trị nội khoa

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây đau, bệnh nhân bị đau khớp háng sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Phổ biến như: 

– Thuốc giảm đau tại chỗ (paracetamol, tramadol…) đem đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người bệnh. Thuốc hoạt động trên cơ chế vô hiệu hóa enzyme trung gian, làm gián đoạn chuỗi phản ứng truyền cảm giác đau tới trung ương thần kinh. 

– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) (ibuprofen, naproxen…) giúp ức chế phản ứng viêm của cơ thể, từ đó ngăn hình thành cảm giác đau.

– Thuốc chống thấp tác dụng chậm (methotrexate, hydroxychloroquine…) sử dụng cho bệnh nhân đau khớp háng do viêm khớp dạng thấp. 

– Thuốc ức chế miễn dịch (etanercept và infliximab) dùng trong điều trị các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… được dùng tiêm dưới da ở đùi, bụng hoặc cánh tay trên.

– Thuốc chứa Corticosteroid (prednisone, cortisone) có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, giảm viêm, dùng tiêm ngoài màng cứng.

Ưu điểm: Tác dụng nhanh, chi phí rẻ, tiện dụng

Nhược điểm: Chỉ giải quyết được phần ngọn của bệnh, đau khớp háng có thể nhanh chóng tái phát sau khi ngưng thuốc. 

Thuốc tồn tại nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe: tụt huyết áp, nóng gan, suy giảm chức năng thận, viêm loét dạ dày, tá tràng… Hầu hết bệnh nhân dùng thuốc xương khớp trong thời gian dài đều sẽ gặp phải một hoặc nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị đau khớp háng bằng các loại thuốc Tây có thể mang lại hiệu quả nhanh tuy nhiên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như tăng cường sức khỏe cho cơ xương khớp trong cơ thể, người bệnh nên tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ xương khớp uy tín. Hiện nay các sản phẩm này đang được cung cấp chính hãng tại DRVITAMIN – SIÊU THỊ VITAMIN HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM. Sản phẩm tại siêu thị DrVitamin cam kết chính hãng 100% và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng giúp người dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. 

>>>Xem ngay: TOP SẢN PHẨM HỖ TRỢ XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ, UY TÍN NHẤT HIỆN NAY

Phẫu thuật chữa đau khớp háng

Phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng dành cho bệnh nhân có khớp háng đã bị hư hại nghiêm trọng hoặc chỏm xương đùi đã biến dạng. Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ chỏm xương, thay khớp háng bán phần hoặc thay khớp háng toàn phần.

Ưu điểm: Tác động trực tiếp, chính xác vào vùng bị bệnh, đem lại hiệu quả với cả trường hợp bệnh nghiêm trọng

Nhược điểm: 

Tuổi thọ của khớp háng nhân tạo có giới hạn, tồn tại nhiều biến chứng sau phẫu thuật như đau đớn, nhiễm khuẩn, sai khớp, mất máu, lỏng ổ cối, lỏng chuôi… 

Mỗi cuộc phẫu thuật đều có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể về sau. Người bệnh mất thời gian vài tháng, thậm chí là vài năm mới có thể phục hồi.

Chi phí cho một ca phẫu thuật thay khớp háng cũng khá cao, vào khoảng 80 – 90 triệu đồng. 

Vì vậy, người bệnh nên thăm khám, điều trị sớm, giúp tăng cơ hội phục hồi, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp.

Bài thuốc chữa đau khớp háng từ thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính đang là xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn trong điều trị các bệnh xương khớp. Dưới đây là các bài thuốc chữa đau khớp háng từ thảo dược tự nhiên:

Bài thuốc dân gian chữa đau khớp háng

Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều mẹo chữa đau khớp háng bằng thảo dược tự nhiên. Dưới đây là các bài thuốc được áp dụng phổ biến nhất, bạn đọc có thể tham khảo:

Chữa đau khớp háng bằng thuốc Đông y
Chữa đau khớp háng bằng thuốc Đông y

– Bài thuốc 1: Chuẩn bị rễ trinh nữ, rễ cúc tần, rễ cây bưởi bung mỗi vị 20g; rễ cây cam thảo dây, rễ cây đinh lăng mỗi vị 10g

Đem thảo dược sắc với 500ml nước cho cạn lấy một nửa. Chắc lấy thuốc chia thành 3 phần, uống sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút.

– Bài thuốc 2: Chuẩn bị Rễ trinh nữ, sâm nam, dây gắm, hồng đằng, tục cốt đằng, sơn thục, hy thiêm, quýt gai, thổ phục linh mỗi vị 12g

Đem thảo dược sắc với 500ml nước cho cạn lấy một nửa. Chắc lấy thuốc chia thành 3 phần, uống sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút.

– Bài thuốc 3: Chuẩn bị rễ cây trinh nữ, lá lốt mỗi vị 40g; ngải cứu, cây hy tiêm, hoắc hương, lá đơn tướng quân, lá tía tô mỗi vị 30g; lá long lão 20g; ngọc thụ 15g.

Cho thảo dược vào nấu sôi trong 5 phút, dùng nồi nước thảo dược để xông hơi trong 10-15 phút, mỗi ngày 1 lần.

– Bài thuốc 4: Chuẩn bị 10g lá lốt khô hoặc 30g lá lốt tươi

Sắc lá lốt với 3 bát nước cho cạn lấy 1 bát, uống sau bữa ăn tối 30 – 60 phút.

– Bài thuốc 5: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, một ít giấm ăn.

Lá lốt rửa sạch, cho vào cối giã nát rồi trộn chung với giấm ăn, đảm bảo hỗn hợp không quá ướt. Bọc hỗn hợp vào khăn mỏng rồi chườm xung quanh khớp háng trong 15 phút, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần.

Các bài  thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng, có hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Bác sĩ, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn hệ thống nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường, thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020) chia sẻ:“Đông y đi từ căn nguyên, nhận thức bệnh trên nguyên tắc biện chứng luận trị. Tức là nhìn nhận cơ thể người là một chỉnh thể hoàn chỉnh, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan khác và có sự liên hệ với môi trường sống xung quanh.

Vì vậy, bốc thuốc chữa bệnh ngoài xem triệu chứng, còn cần xem xét các yếu tố cơ địa, thể trạng từng người mà gia giảm thành phần, liều lượng thuốc cho tương ứng. Thảo dược tự nhiên tuy lành tính nhưng dùng không đúng thì không chỉ mất thời gian, mất công vẫn không hiệu quả mà còn khiến bệnh nhân bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị”.

XƯƠNG KHỚP ĐỖ MINH – LOẠI BỎ ĐAU KHỚP HÁNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG, KHÔNG TÁI PHÁT

Khác với các bài thuốc dân gian, Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc Nam gia truyền có hiệu quả cao trong điều trị đau khớp háng. Hơn 150 năm ứng dụng trong điều trị, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn người mắc viêm khớp, thoái hóa khớp nặng. 

Rất nhiều bệnh nhân đã chạy chữa nhiều nơi không khỏi, đứng trước nguy cơ bại liệt. Nhưng chỉ sau 2-3 tháng điều trị tại Đỗ Minh Đường, họ đã hồi phục kỳ diệu, lấy lại khả năng vận động.

Xem chi tiết: Chữa đau khớp háng bằng bài thuốc Nam bí truyền của dòng họ Đỗ Minh có hiệu quả không?

Bài thuốc gia truyền 150 năm điều trị đau khớp háng hiệu quả
Bài thuốc gia truyền 150 năm điều trị đau khớp háng hiệu quả

Phác đồ điều trị đau khớp háng: Xương khớp Đỗ Minh – Vật lý trị liệu – Chế độ ăn uống

Chia sẻ về bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết:

“Trong Đông y,  bệnh xương khớp thuộc chứng tý, do các yếu tố hàn thấp nhiệt xâm nhập, gây ứ tắc khí huyết. Độc tố tích tụ trong kinh lạc, gây tổn thương khớp xương.

Dựa trên nguyên tắc Tác động sâu – Loại bỏ căn nguyên bệnh, chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng nên phác đồ “Kiềng 3 chân” gồm:

Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh 

Vật lý trị liệu: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập luyện 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà.”

Trong đó, Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc được phối ngũ từ hàng chục loại thảo dược quý theo tỷ lệ Vàng tối ưu, kết hợp hoàn hảo trong 4 chế phẩm

Thuốc đặc trị

Thuốc bổ gan giải độc

Thuốc hoạt huyết bổ thận

Thuốc kiện tỳ ích tràng

Căn cứ theo cơ địa, tình trạng bệnh, các lương y, bác sĩ sẽ gia giảm, kết hợp các chế phẩm phù hợp: Có người chỉ cần dùng 2-3 chế phẩm, có người cần dùng cả 4 chế phẩm.

Từ đó, đem lại hiệu quả chữa đau khớp háng toàn diện: Thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ phong thấp, bồi bổ gan, thận, dạ dày, tá tràng, tăng sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.

Lương y Trần Hải Long – Trưởng khoa Cơ xương khớp nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết thêm: “Trong phác đồ Kiềng 3 chân, bài thuốc uống chiếm 70% hiệu quả, vật lý trị liệu chiếm 20%, còn lại 10% do chế độ ăn uống, sinh hoạt quyết định”.

Nguồn gốc thảo dược sạch tự nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO
Nguồn gốc thảo dược sạch tự nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO

Dưới dòng chảy của thời gian, cái tên Đỗ Minh Đường càng thêm tỏa sáng, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người bệnh. Nhà thuốc trở thành địa chỉ khám chữa uy tín của người bệnh trên khắp cả nước. Trong đó, có cả những nghệ sĩ nổi tiếng như Xuân Hinh, Văn Báu, diễn viên Nguyệt Hằng,…

LẮNG NGHE: Chia sẻ của bệnh nhân tên Minh điều trị VIÊM KHỚP HÁNG NẶNG tại Đỗ Minh Đường

Đơn vị cũng trở thành đối tác tin cậy, cùng nhiều kênh truyền hình thực hiện các chương trình chăm sóc tư vấn sức khỏe bằng phương pháp Y học cổ truyền. Vững vàng vị trí số 1 trong giới chuyên môn, mới đây, đơn vị đã vinh dự nhận cúp Vàng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2020”.

Nếu có bất cứ thắc mắc về bài thuốc cũng như thông tin bệnh, bạn đọc hãy liên hệ trực tiếp đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ. 

Hoặc nhắn tin trực tiếp, video call với bác sĩ thông qua messenger bằng cách click vào hình ảnh sau:

Kiểm soát và phòng ngừa đau khớp háng bằng cách nào?

Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện và phòng ngừa viêm đau khớp háng mà bác sĩ Trần Hải Long khuyên áp dụng:

 Tập thể thao thường xuyên giúp cải thiện và ngăn ngừa cơn đau khớp háng tái phát

– Có thể chườm nóng/ chườm lạnh để cải thiện triệu chứng đau nhức.

– Thường xuyên tập thể dục thể thao – nên ưu tiên các bộ môn ít gây áp lực lên khớp háng như yoga và bơi lội. Hạn chế những bộ môn có cường độ mạnh như chạy bộ, nâng tạ,…

– Cân nhắc sử dụng nạng hoặc một số thiết bị hỗ trợ nhằm giảm áp lực lên khớp.

– Xây dựng lối sống lành mạnh (nghỉ ngơi điều độ, ngủ đúng giờ và đủ giấc).

– Thay đổi các tư thế sai lệch và hạn chế mang vác vật nặng.

– Bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, Omega 3, Vitamin K, phosphate,… Phụ nữ mang thai và sau khi sinh nên tham vấn y khoa để được tư vấn về việc sử dụng viên uống bổ sung.

– Điều chỉnh cân nặng trong trường hợp cần thiết.

Đau khớp háng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng đau nhức kéo dài hoặc đi kèm với một số biểu hiện nghiêm trọng, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý đau khớp háng, click ngay để nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ chuyên gia:

NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1

Hotline: 024 6253 6649 – 0982 656 070 (HN)/028 3899 1677 – 0932 088 186 (HCM)

Website: https://dominhduong.org hoặc https://dominhduong.com

Fanpage: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Thông tin hữu ích: Chiến thắng bệnh xương khớp, hàng ngàn bệnh nhân tìm lại niềm vui cuộc sống nhờ bài thuốc này

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua