Tinh Trùng Ít: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tinh trùng ít là nỗi làm ảnh của nhiều quý ông khi chất lượng đời sống tình dục suy giảm và làm tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn, rạn nứt hạnh phúc gia đình. Cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh lý này để đảm bảo sức khỏe và tránh những hậu quả đáng tiếc.

Tinh trùng ít có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới
Tinh trùng ít có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới

Tinh trùng ít là gì?

Tinh trùng ít được hiểu là tình trạng số lượng tinh trùng có trong tinh dịch của nam giới ở mỗi lần xuất tinh ít hơn bình thường. Theo các chuyên gia nhận định, khi mật độ tinh trùng thấp, ở mức dưới 15 triệu tế bào/1ml tinh dịch được coi là tinh trùng ít. Trong đó, một số dạng thường gặp bao gồm tinh trùng ít và đặc, tinh trùng ít và có màu vàng… 

Hiện tượng này biểu thị sức khỏe sinh lý nam giới đang gặp bất thường. Đồng thời, đi kèm với số lượng tinh trùng bị hạn chế thì khả năng thụ thai cũng suy giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản cũng như hạnh phúc của các cặp đôi do đó cần được sớm tiến hành thăm khám, điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Sản xuất tinh trùng là một quá trình phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều bộ phận liên quan như tinh hoàn, vùng dưới đồi, tuyến yên… do đó có rất nhiều nguyên nhân tinh trùng ít. Cụ thể, dưới đây là các đáp án giải đáp thắc mắc: “Vì sao tinh trùng ít”:

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Sự mất ổn định của nội tiết tố nam Testosterone có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sự hoạt động của tuyến tiền liệt, tuyến giáp… Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, lưu trữ tinh trùng.
  • Các bệnh về nam khoa: Một số bệnh nam khoa như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, lậu, giang mai… có thể gây ức chế quá trình sản xuất tinh trùng, khiến chất lượng tinh trùng suy giảm. Đồng thời, những bệnh lý này cũng là nguyên nhân làm cản trở quá trình vận chuyển và xuất tinh. 
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tình trạng này có thể làm suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng ở giai đoạn đầu và tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
  • Rối loạn xuất tinh: Ở trường hợp này, tinh trùng không được xuất ra ngoài trong quá trình quan hệ mà lại bị đẩy người trở lại bàng quang. Từ đó, phái mạnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất tinh hoặc thậm chí không xuất tinh được.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng nấm, thuốc chống ung thư… có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm giảm hiệu suất sản xuất tinh trùng từ đó gây ra một loạt các bệnh lý như tinh trùng vón cục, tinh trùng ít…
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên do trên, tinh trùng ít còn có thể đến từ việc nam giới thiếu hụt dưỡng chất, bước vào thời kỳ mãn dục, làm việc trong môi trường không đảm bảo hoặc quan hệ với tần suất quá lớn.

Triệu chứng của bệnh tinh trùng ra ít

Bên cạnh tìm hiểu tinh trùng ít là như thế nào thì việc có đầy đủ các kiến thức và triệu chứng của bệnh cũng là điều rất quan trọng. Bởi điều này giúp nhận biết bệnh sớm từ đó nâng cao cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Sớm nhận biết triệu chứng của bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị
Sớm nhận biết triệu chứng của bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị

Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh lý này là không thể thụ thai dù đã quan hệ rất nhiều lần. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh còn có thể được biểu hiện dưới những dạng sau:

  • Đau, sưng, thậm chí có khối bất thường ở khu vực tinh hoàn.
  • Nước tiểu lẫn lợn cợn màu đục sau khi quan hệ tình dục.
  • Xuất hiện cảm giác sưng, đau sau mỗi lần xuất tinh.
  • Chức năng tình dục suy giảm, dương vật khó cương cứng, nam giới không còn cảm giác hứng thú với chuyện “ân ái”.

Tinh trùng ít có khả năng thụ thai không? Chữa được không?

Một trong những vấn đề hàng đầu được phái mạnh quan tâm là: “Tinh trùng ít có khả năng thụ thai không”. Theo đó, nhiều nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng môi trường âm đạo, tử cung rất khắc nghiệt với sự sống của tinh trùng. Vì vậy, nam giới cần xuất hàng chục triệu tinh trùng vào âm đạo nhằm giảm bớt sự khắc nghiệt của âm đạo từ đó tạo điều kiện cho một “tinh binh” khỏe nhất có thể kết hợp với trứng để tạo thành phôi thai.

Một khi số lượng tinh trùng xuất ra ít sẽ làm giảm khả năng tinh trùng có thể tiếp cận được với trứng từ đó tỷ lệ thụ thai thành công bị suy giảm. Thậm chí, việc để tình trạng này diễn biến kéo dài có thể khiến phái mạnh đối mặt với nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn, cùng nhiều hệ lụy tương tự như bệnh tinh trùng yếu ở nam giới.

Ngoài ra, tinh trùng ra ít có thể khởi phát từ các bệnh lý nam khoa như viêm nhiễm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn… Việc không điều trị dứt điểm các bệnh lý này có thể làm khởi phát một loạt các biến chứng nguy hiểm khác ở các cơ quan sinh sản.

Sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp sẽ giúp phái mạnh phục hồi được hoàn toàn chức năng sinh lý
Sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp sẽ giúp phái mạnh phục hồi được hoàn toàn chức năng sinh lý

Về phía, tinh trùng ít có chữa được không thì trên thực tế việc điều trị tình trạng này cần dựa trên căn nguyên gây bệnh. Nếu được phát hiện sớm, có hướng chữa trị phù hợp thì có thể cải thiện được hoàn toàn bệnh lý này.

Hình thức chẩn đoán bệnh

Thông qua các phương pháp kiểm tra, đánh giá tình trình trạng bệnh sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị phù hợp. Trong đó, các phương pháp chẩn đoán tinh trùng ít được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Khám tổng quát: Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành thăm hỏi về tiền sử mắc bệnh, thời quen quan hệ tình dục… cùng các vấn đề liên quan đến sức khỏe nam giới khác của người bệnh.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Phương pháp này giúp đo lường số lượng, mật độ, khả năng di chuyển… của tinh trùng.
  • Một số xét nghiệm khác: Siêu âm bìu, xét nghiệm hormone, thực hiện sinh thiết tinh hoàn.

Xem thêm:

Hướng dẫn trị tinh trùng ít hiệu quả

Như đã đề cập, tinh trùng, tinh dịch ra ít là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề nguy hiểm trong đó có vô sinh, do đó việc sớm có biện pháp can thiệp, điều trị bệnh là điều rất cần thiết. Vậy, đàn ông tinh trùng ít phải làm sao?

Khắc phục tinh trùng ít, nâng cao số lượng “tinh binh” tại nhà

Điều trị tại nhà sở hữu ưu điểm lành tính, tiết kiệm đồng thời đảm bảo được tính kín đáo. Nhờ vậy, ngay cả khi y học phát triển thì phương pháp này được vẫn luôn được nhiều quý ông ưu tiên lựa chọn.

Trị tinh trùng ít tại nhà đem lại hiệu quả lâu dài và đảm bảo tính kín đáo
Trị tinh trùng ít tại nhà đem lại hiệu quả lâu dài và đảm bảo tính kín đáo

Cách điều trị chữa bệnh tinh trùng ít tại nhà có thể tham khảo bao gồm: 

  • Sử dụng hà thủ ô: Thực hiện ngâm 15g hà thủ ô với rượu trắng trong vòng 15 ngày. Rượu thuốc sau khi ngâm được sử dụng mỗi ngày 1 ly vào buổi sáng để cải thiện chất lượng, số lượng tinh trùng. Đây cũng là cách điều trị tinh trùng vón cục tại nhà được dân gian đánh giá cao.
  • Sử dụng vừng đen: Vừng đen đem rang chính sau đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống một cốc sữa hoặc nước ấm pha với 2 thìa cà phê vừng đen để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
  • Sử dụng lá hẹ: Lá hẹ đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất. Tiếp theo, cho lá hẹ vào giã nát hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, uống hàng ngày.

Lưu ý, các phương pháp trị bệnh dân gian chỉ nên dùng với trường hợp bệnh nhẹ hoặc khởi phát do các nguyên nhân sinh lý. Tốt nhất, phái mạnh nên kết hợp chữa bệnh tại nhà với các cách điều trị tinh trùng ít và yếu khác như Đông y, Tây để tăng hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi kết hợp các phương pháp, phái mạnh nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.

Tinh trùng ít và cách điều trị bằng Tây y

Trong Tây y, hoạt động chữa, khắc phục tinh trùng ít thường sử dụng 2 liệu pháp chính là dùng thuốc hoặc tiến hành can thiệp ngoại khoa. Trong đó, dùng thuốc trị bệnh là cách chữa bệnh tinh trùng ít được áp dụng phổ biến nhất.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Một số loại thuốc thường có mặt trong phác đồ điều trị tinh trùng ít bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trong tình trạng viêm nhiễm, điển hình như Azithromycin, Doxycycline, Monodox…
  • Nhóm thuốc giúp cân bằng nội tiết tố nam, ví dụ Tesmon, Andriol Testocap…
  • Nhóm thuốc bổ tinh như Formula For Men, Testomen, SpermQ…

Lưu ý, việc điều trị tinh trùng ra ít bằng thuốc Tây nhất là kháng sinh có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, phái mạnh chỉ nên dùng thuốc đã được kê đơn và tránh tình trạng lạm dụng thuốc.

Can thiệp ngoại khoa trị tinh trùng ít

Ở các trường hợp tinh trùng ít khởi phát do giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc ống dẫn tinh… thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật trị bệnh. Cụ thể, bác sĩ sẽ thông qua các dụng cụ y tế để tác động trực tiếp vào các vùng tổn thương để phục hồi lại cấu trúc của những bộ phần này, từ đó tăng khả năng sản xuất cũng như vận động của tinh trùng.

Can thiệp ngoại khoa tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phái có trình độ chuyên môn cao
Can thiệp ngoại khoa tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phái có trình độ chuyên môn cao

Tuy nhiên, trong hoặc sau quá trình phẫu thuật có thể xảy ra các rủi ro không mong muốn. Để tránh những vấn đề này, phái mạnh chỉ nên thực hiện điều trị tại những đơn vị y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.

Trị bệnh Đông y an toàn

Theo Đông y, sự suy giảm về chất lượng và số lượng tinh trùng đến từ chứng thận hư, khí huyết ứ trệ, can khí uất kết. Dựa trên căn nguyên này, các bài thuốc Đông y tập trùng tăng cường chức năng thận, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết đến cơ quan sinh dục từ đó cải thiện sự sinh tinh, cố tinh.

Một số cách chữa tinh trùng ít và yếu bằng bài thuốc Đông y thường dùng như sau:

Bài thuốc trị tinh trùng ít do thận âm khuy hư:

  • Vị thuốc: 15g địa hoàng thán – phúc bồn tử – hạt dây tơ hồng – kỳ tử, 10g thực táo nhi – hoài sơn – bạch linh cùng 20g xa tiền tử và 3g trôm lay.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc được rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 1,5l nước đến khi cạn còn ⅓ thì dừng lại, để nguội là có thể sử dụng. Duy trì sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang để đem lại hiệu quả trị bệnh cao.

Bài thuốc trị bệnh ở thể thận dương bất húc:

  • Vị thuốc: 10g tiêu mao – dâm dương hoắc – sơn thù – hắc tư lệnh – ngũ vị tử – quả mâm xôi – hoài sơn – mạy quẻ –  rễ non của cây ô đầu cùng 15g kỳ tử – hạt dây tơ hồng.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc sau khi rửa sạch được cho vào ấm sắc cùng 1,5l nước đến khi cạn còn 500ml thì dừng lại. Nước thuốc chia thành nhiều phần và dùng hết trong ngày.

Điều trị tinh trùng ít bằng Đông y đảm bảo tính an toàn cao, đem lại hiệu quả trị bệnh lâu dài. Tuy nhiên, tình trạng tinh trùng ít cũng như thể trạng của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, phái mạnh nên đến khám tại các nhà thuốc, bệnh viện Đông y để được kê đơn phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng cho người tinh trùng ít

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là một trong những nguyên nhân gây tình trạng tinh trùng ít nói riêng và suy giảm khả năng sinh lý nam nói riêng. Do vậy, để tăng hiệu quả trị bệnh cũng như nâng cao sức khỏe thì việc xây dựng một khẩu phần ăn khoa học là điều cần thiết.

Tinh trùng ít nên uống gì, ăn gì?

Các quý ông bị tinh trùng ít nên tăng cường những thực phẩm sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm làm tăng khả năng sản sinh tinh trùng  như hàu, sò, cua, socola, bơ…
  • Trứng gà giàu vitamin E và protein.
  • Tỏi giúp kháng viêm và cải thiện về số lượng, chất lượng tinh trùng.
  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp tăng số lượng tinh trùng được sản xuất ra và cải thiện khả năng sống sót, di chuyển của tinh trùng, loại bỏ nguy cơ tinh trùng ít acrosome, nâng cao khả năng thụ thai…
  • Bổ sung các loại nước ép trái cây, sinh tố, nước ép hẹ, nước ép giá đỗ…
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh và cải thiện sức khỏe nam giới
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh và cải thiện sức khỏe nam giới

Bị tinh trùng ít kiêng ăn gì?

Các thực phẩm, đồ uống mà người xuất tinh ít, tinh trùng ra ít  nên kiêng:

  • Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, nội tạng động vật… làm rối loạn chuyển hóa, béo phì từ đó ngăn cản quá trình tổng hợp kẽm, giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe sinh lý.
  • Đậu nành và rau răm làm suy giảm chức năng sinh lý nam.
  • Các đồ uống có cồn, nước có ga, cà phê… không tốt cho sức khỏe và chất lượng tinh trùng.
  • Thuốc lá làm ức chế quá trình sinh tinh và gia tăng lượng tinh trùng dị dạng.

Phòng ngừa tinh trùng ít thế nào hiệu quả

Thay vì việc lo lắng tinh trùng ít có sao không, ảnh hưởng thế nào thì cách tốt nhất để bệnh lý này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tinh dục, khả năng sinh sản chính là phòng tránh ngay từ đầu. Trong đó, những cách phòng tránh tinh trùng ít được nhiều chuyên gia khuyên thực hiện bao gồm: 

  • Chế độ quan hệ tình dục đều đặn giúp tăng cường chức năng sinh lý, đảm bảo cơ quan sinh dục làm việc ổn định. Trong đó, tần suất quan hệ phù hợp với nam giới trưởng thành là khoảng 2 – 3 lần/tuần.
  • Giữ cơ thể nhất là bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ, mát mẻ, khô thoáng để loại trừ tình trạng viêm nhiễm.
  • Lựa chọn quần áo, đồ lót rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế tiếp xúc với đồ điện tử, nước nóng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, có tiếng ồn lớn.
  • Xây dựng chế độ làm việc hợp lý, ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi thể trạng. 
  • Cởi mở, tâm sự với bạn đời nhiều hơn để giải tỏa các căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.
  • Dành 30 phút mỗi ngày cho tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe toàn diện.

Như vậy bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin về tinh trùng ít là cùng các ảnh hưởng tiêu cực, cách điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng qua những nội dung này, phái mạnh có thể hiểu rõ về bệnh và tự có hướng bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Nội dung hữu ích:

Chia sẻ

Dược liệu chữa Bệnh nam khoa

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua