Đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị [TỐT NHẤT]
Đau răng là triệu chứng phổ biến, thường gặp khi mắc phải một số vấn đề răng miệng như sâu răng, mọc răng khôn, viêm tủy… Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, tìm hiểu chi tiết đau răng là gì? Triệu chứng nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách phát hiện, điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng.
XEM NGAY: Đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp xử lý hiệu quả
Đau răng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Đau răng chính là dấu hiệu cho thấy xuất hiện những cơn đau bên trong hay xung quanh các bề mặt răng. Tùy theo từng nguyên nhân mà cảm giác đau răng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi đau răng người bệnh sẽ cảm thấy như:
- Đau hoặc cảm thấy nướu xung quanh răng đang bị đau của bạn.
- Sốt.
- Đau nhói khi bạn chạm vào răng hoặc cắn xuống.
- Khó chịu khi dùng thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.
- Đối với tình trạng này, không phải cơn đau răng nào cũng sẽ kéo dài liên tục. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn, khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay khi có áp lực tác động lên răng khi nhai cũng có thể dẫn đến cơn đau răng.
- Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, cơn đau nhức răng cũng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào.
Đối tượng nào thường bị đau răng
Đau răng chính là tình trạng thường gặp phổ biến và có ảnh hưởng đến mọi bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Trong đó, phải kể đến những đối tượng thường xuyên có những thói quen xấu như sau:
- Rối loạn chức năng ăn uống và ăn uống rất vô độ.
- Trong thực đơn ăn uống hàng ngày quá nhiều đường.
- Hay bi khô miệng.
- Không vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ.
- Không sử dụng chỉ nha khoa theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên hút thuốc, nhai trầu
- Sử dụng nhiều thuốc và phương pháp trong quá trình điều trị bệnh ung thư.
Nguyên nhân gây đau răng
Thông thường, cơn đau răng sẽ xuất hiện dưới hình thức đau âm ỉ, ê buốt răng hoặc đau dữ dội. Đồng thời, cơn đau răng cũng có thể tự phát sinh hoặc xảy ra do bị yếu tố nào đó kích thích.
Các nguyên nhân phổ biến
- Sâu răng: Tình trạng sâu răng sẽ làm đâm thủng lớp men rồi đến ngà răng, nên sẽ khiến bạn thấy khó chịu vô cùng. Khi sâu răng tiếp cận buồng tủy răng sẽ càng gây cảm giác đau đớn do răng đã bị tổn thương nặng. Thời điểm này, lớp cấu trúc bên ngoài của răng đã bị phá hủy nên không còn khả năng cách nhiệt và bảo vệ tủy.
- Viêm tủy: Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên chính là nguyên nhân chính gây nên viêm tủy. Ở giai đoạn đầu của tủy răng, bạn sẽ hơi nhạy cảm khi thưởng thức các đồ ăn nóng hoặc lạnh. Nhưng khi để càng lâu, cơn đau sẽ càng tồi tệ và có nguy cơ bị mất răng.
- Bệnh về nướu: Bệnh nướu răng (nha chu) rất nguy hiểm bởi tình trạng này sẽ diễn ra rất nhanh. Trong trường hợp tệ nhất, bệnh lý này sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng và cần phải nhổ răng.
- Áp xe răng: Đây là tình trạng nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến chân răng cũng như những bộ phận xung quanh. Tình trạng này sẽ gây ra những biến chứng như: Mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm,…
- Mọc răng khôn: Thông thường, vị trí không gian cho răng khôn sẽ rất hẹp hoặc thậm chí là không có. Vì thế sẽ làm răng hàm thứ ba trở nên mắc kẹt giữa xương hàm và nướu. Ngoài ra, do răng khôn khó tiếp cận nên rất nhiều người không vệ sinh răng được, dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh ở khu vực này như: Đau răng hàm, nhiễm trùng nướu, sâu răng.
- Viêm xoang: Là tình trạng phần chân răng hàm tương đối gần với các hốc xoang hàm trên. Chính vì thế, viêm xoang có khả năng ảnh hưởng đến răng hàm, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn và gây ê buốt răng.
Các nguyên nhân ít gặp
Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, đau răng còn có thể xảy ra do một số yếu tố sau:
Các quy trình điều trị vấn đề về răng: Sau khi thực hiện trám hoặc bọc thì răng sẽ nhạy cảm hơn. Mức độ nhạy cảm sẽ càng tăng nếu nguyên nhân điều trị răng bắt nguồn từ lỗ sâu. Do đó, chính các quy trình điều trị lại gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến cơn đau răng phát sinh.
- Nghiến răng: Đây là thói quen xấu mà nhiều người vô thức thực hiện vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ kích thích các dây thần kinh, khiến răng trở nên nhạy cảm.
- Gãy răng: Tình trạng gãy răng sẽ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm, tủy và các dây thần kinh. Bạn có khi sẽ không biết được răng đã bị gãy, dù vết gãy đã lan sâu vào bên trong răng. Chính vì thế, khi bạn ăn nhai hoặc cắn sẽ dẫn đến đau răng.
- Bề mặt chân răng bị lộ: Khi xương và nướu bảo vệ không còn che phủ được chân răng, bộ phận này có thể rất nhạy cảm khi bạn đánh răng hoặc nhiệt độ khoang miệng thay đổi.
Khi nào nên đi khám nha?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ tại Viện Nha khoa Videnta, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp những trường hợp sau đây:
- Cơn đau răng thông thường sẽ kéo dài khoảng 1-2 ngày.
- Mức độ đau răng nghiêm trọng hơn
- Bạn bị sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.
- Trường hợp bị bệnh nhiễm trùng răng, thì việc xác định tình trạng và có phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn bệnh lây lan sang các bộ phận khác của khuôn mặt, bao gồm cả hộp sọ hay thậm chí là máu.
Phương pháp điều trị đau răng
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có các phương pháp điều trị đau răng phù hợp. Bạn có thể tham khảo ngay các phương pháp điều trị dưới đây:
Mẹo trị đau răng tại nhà
Chườm lạnh giảm đau răng
Đây là phương pháp rất đơn giản để bạn áp dụng ngay tại nhà giúp giảm đau nhức răng nhanh chóng.
Cách thực hiện: Tiến hành chườm nhẹ nhàng, thao tác trong khoảng 15 phút mỗi lần sau đó nghỉ rồi lại thực hiện chườm tiếp cho đến khi thấy cơn đau giảm bớt.
Lưu ý: Không nên chườm đá trực tiếp lên da, mà nên đập nhỏ đá, cho vào túi nilon và bọc thêm bên ngoài một lớp khăn mềm để chườm. Hay bạn có thể đặt một miếng gạc lạnh ở bên ngoài má và áp lên vùng má đang bị sưng.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn tốt, giảm tình trạng đau nhức, sưng lợi, đau rát cổ họng, bảo vệ men răng và làm chắc lợi.
Việc súc miệng bằng nước muối hằng ngày không chỉ giúp bạn cân bằng độ PH tạo ra môi trường tốt cho lợi khuẩn phát triển, mà còn giúp giảm nhẹ các cơn đau răng hiệu quả, phòng viêm nướu răng.
Cách thực hiện:
- Bạn hòa tan 1 muỗng cà phê muối vào cốc nước đun sôi để nguội hay bạn chọn mua dung dịch muối có sẵn tại hiệu thuốc tây.
- Sử dụng dung dịch này súc miệng trong 30 giây để làm sạch khoang miệng, giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn dư thừa sau bữa ăn.
- Mỗi ngày bạn nên súc miệng đều đặn 2-3 lần với dung dịch muối là tốt nhất.
Chữa đau răng bằng lá trà xanh
Nhờ có chứa hàm lượng chất catechin, florua, axit tannic có chức năng giảm đau răng cũng như tình trạng sưng viêm, kiểm soát vi khuẩn, giảm hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn sẽ lấy một nắm trà xanh vò nát. Tiếp tục cho vào hãm nước sôi.
- Hoặc bạn có thể đun nước trà xanh và sử dụng súc miệng nhiều lần/ngày để cơn đau răng nhanh thuyên giảm.
- Bạn cũng có thể uống nước trà xanh hàng ngày hoặc ngậm 3-5 phút để giúp giảm đau nhanh tức thời.
Chữa đau răng bằng tỏi
Đây không chỉ là gia vị thường sử dụng khi chế biến thức ăn, mà đây còn là bài thuốc dân gian hữu hiệu giúp giảm đau răng. Nhờ hợp chất Allicin có trong tỏi, nên giúp kháng khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn lấy 1 tép tỏi lột vỏ và rửa sạch. Sau đó nhai tép tỏi ở vùng răng đau, nếu vẫn chưa thuyên giảm thì bạn nhai tiếp tép tỏi thứ 2.
- Cách 2: Bạn có thể dùng tỏi tươi bỏ vỏ, băm dập, sau đó đắp vào chổ đau răng hoặc thoa lên vị trí đau để tỏi phát huy tác dụng, giúp bạn giảm đau hiệu quả.
Chữa đau răng bằng cách thay đổi độ cao khi ngủ tại nhà
Khi máu tụ ở đầu sẽ khiến tình trạng đau và viêm thêm nặng. Chính vì thế, việc kê cao đầu bằng 1 hoặc 2 chiếc gối có thể làm giảm cơn đau để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Việc này vừa giúp bạn có một tư thế ngủ phù hợp, thoải mái với độ cao vừa đủ, tốt cho cột sống, vừa giúp bạn tránh được tình trạng tê mỏi, giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa hiệu quả các cơn đau răng vào ban đêm.
Đau răng uống thuốc gì?
Ngoài ra, trong một số trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm.
Thuốc NSAIDs giảm đau răng nhanh nhất: Đây là loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc giúp giảm cơn đau, kháng viêm, hạ sốt nhanh chóng mà không có chứa thành phần steroid. Các nhóm thuốc này gồm có: Aspirin, meloxicam, diclofenac, ibuprofen,…
Thuốc Paracetamol giảm đau răng nhanh: Loại thuốc này là một trong những thuốc giảm đau răng tốt, hạ sốt nhanh. Những trường hợp bị đau răng do sâu răng, răng khôn hoặc viêm lợi, viêm nướu răng thường được bác sĩ chỉ định dùng loại này. Kể cả phụ nữ đang mang thai cũng có thể sử dụng loại thuốc này để giảm đau.
Thuốc giảm đau răng cấp tốc Alaxan: Đây cũng là loại thuốc được biết đến giúp giảm đau răng hiệu quả. Loại thuốc này là sự kết hợp giữa Paracetamol và Ibuprofen. Hai thành phần này có chức năng giảm đau đầu, đau răng hiệu quả. Cần lưu ý, loại thuốc này chống chỉ định sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng đau răng nặng nhẹ của từng bệnh nhân, mà bác sĩ cũng có thể chỉ định áp dụng điều trị đau răng bằng các thủ thuật như: Hàn, trám, nhổ răng. Trong đó, từng phương pháp cụ thể như sau:
- Trong trường hợp lỗ sâu nông trên bề mặt răng, nha sĩ chỉ cần loại bỏ bằng cách trám răng. Thế nhưng, nếu lỗ sâu tấn công khu vực buồng tủy răng thì bác sĩ sẽ tiến hành bước điều trị tủy.
- Trong trường hợp răng đang có bệnh nha chu tiến triển, xuất hiện túi nha chu có mủ gây đau nhức, thì bác sĩ sẽ chỉ định nạo túi nha chu, sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ, để giúp nướu liền lại và bao bọc chân răng. Thế nhưng, trong trường hợp sau khi đã làm sạch túi nha chu, mà tình trạng viêm nhiễm vẫn không giảm, thì bác sĩ có thể sử dụng phẫu thuật sâu hơn để can thiệp. Còn trong trường hợp nha chu tiến triển mức nặng, tiêu xương ổ răng, tụt nướu, răng lung lay thì buộc phải nhổ răng.
- Trường hợp khi người bệnh bị tai nạn, ăn thức ăn cứng dẫn đến bị nứt vỡ, thì tùy vào mức độ thương tổn của răng mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định chữa tủy và trám răng hoặc bọc nếu răng bị nứt lớn.
- Trường hợp bị mòn cổ răng thì trám mòn cổ răng là phương pháp được áp dụng phổ biến. Còn khi răng bị mòn sâu, thì việc chữa tủy rất cần thiết trước khi thực hiện trám răng.
XEM THÊM: Tổng hợp TẤT TẦN TẬT cách chữa đau răng nhanh nhất bạn cần xem ngay!
Điều trị đau răng ở đâu tốt và hiệu quả?
Chữa đau răng ở đâu để đảm bảo uy tín, chất lượng cao là điều đang được rất nhiều người quan tâm. Đau răng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là 3 địa chỉ đáng tin cậy để điều trị các bệnh lý về răng miệng mà bạn có thể tham khảo ngay:
Điều trị đau răng tại Viện Nha khoa Vidental
Điều trị các vấn đề bệnh lý về răng miệng là thế mạnh của Viện Nha khoa Vidental. Đến đây, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm điều trị bệnh lý dù đang ở bất kỳ giai đoạn nào. Bởi, Vidental luôn cam kết điều trị dứt điểm, giúp khách hàng lấy lại hàm răng chắc khỏe.
THAM KHẢO NGAY: Gợi ý các cách chữa đau răng hàm hiệu quả bất ngờ
Để làm được điều đó, tại Vidental đều hội tụ những bác sĩ chuyên môn cao, am hiểu về bệnh lý răng hàm, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm khi đã điều trị thành công cho hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước. Hơn hết, các bác sĩ đều có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài, đều tốt nghiệp tại các trường Đại học Y dược nổi tiếng, nên khách hàng có thể an tâm tuyệt đối khi đến đây điều trị.
Bên cạnh đó, Vidental còn sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, rộng rãi, cùng với trang thiết bị, máy móc nha khoa hiện đại, tân tiến và quy trình điều trị đau răng được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế. Đặc biệt, mỗi dụng cụ trước khi được đưa vào điều trị cho khách hàng sẽ được khử khuẩn tuyệt đối, để tránh tình trạng nhiễm trùng, lây nhiễm chéo trong nha khoa.
ĐỪNG BỎ LỠ: Vidental – Địa chỉ uy tín giúp khắc phục hơn 95% các vấn đề về răng miệng tại Việt Nam
Ngoài ra, nhằm giúp khách hàng dù có thu nhập thấp vẫn được chăm sóc răng miệng toàn diện, nên mọi chi phí điều trị bệnh lý tại Vidental luôn ở mức hợp lý. Đồng thời, Vidental cũng thực hiện rất tốt chính sách cam kết công khai, minh bạch để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Luôn lấy sự thoải mái, hài lòng của khách hàng là thước đo để đưa Vidental phát triển hơn trong tương lai.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 30 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0987 933 309
- Website: https://vidental.vn/
Nha khoa Kim
Hiện Nha khoa Kim chính là nha khoa hàng đầu đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn để điều trị bệnh lý về răng miệng. Tại đây sở hữu lợi thế lớn nhất đó là cơ sở vật chất vô cùng hiện đại, cùng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Nhằm giúp bất cứ khách hàng nào đến đây đều được trải nghiệm điều tuyệt vời nhất.
Quy trình khám và điều trị răng tại Nha khoa Kim luôn được thực hiện theo quy trình vô trùng nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Bệnh nhân đến đây sẽ được bác sĩ kiểm tra hoặc làm các xét nghiệm để xác định tình trạng răng miệng đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tính đến thời điểm hiện tại, nha khoa đang sở hữu nhiều dịch vụ trong chữa đau răng bằng các phương pháp như hàn, trám, nhổ răng. Đặc biệt, toàn bộ dụng cụ được sử dụng để điều trị cho khách hàng đều được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 74 Ngô Quyền, P. Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
- Cơ sở 2: 162A Tôn Đức Thắng, P.Hàng Bột, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội.
Hotline: 1900 6899
Website: https://nhakhoakim.com/
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Hà Nội
Chắc hẳn quý khách hàng không còn xa lạ gì với đơn vị Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Hà Nội nữa. Đây là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, cũng chính là cơ sở chữa bệnh tuyến sau cùng khoa răng hàm mặt.
Khi đến đây, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa, có kinh nghiệm lâu năm trực tiếp thăm khám bệnh răng miệng và giúp người bệnh phác đồ lộ trình điều trị phù hợp, hiệu quả. Tại đây, các bác sĩ luôn liên tục cập nhật các kỹ thuật mới, trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại để áp dụng vào điều trị răng miệng cho khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 40 Phố Tràng Thi, Hàng Bột, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Hotline: 024 3928 5172
- Website: http://ranghammat.org.vn
Có thể thấy tình trạng đau răng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn không chữa trị sớm, có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, việc đi khám định kỳ rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Nhờ đó, sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý răng miệng và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn vẫn chưa tìm được nha khoa nào uy tín để khám chữa bệnh thì 3 địa chỉ được đề cập trong bài viết chính là cơ sở nha khoa chất lượng cao, đạt chuẩn Quốc tế xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậy để bạn trao lòng tin.
TIN LIÊN QUAN
Đau răng kiêng ăn gì và những thông tin cần biết!
Vidental Care – Trung tâm Nha khoa điều trị tiêu chuẩn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Vidental – Hệ sinh thái nha khoa “CÓ ĐỦ CẢ” đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!