SỎI NIỆU QUẢN – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Đánh giá bài viết

Sỏi niệu quản là bệnh lý phổ biến xảy ra khi các tinh thể lắng đọng đủ lớn tại thận rơi xuống đường tiểu. Việc xác định được nguyên nhân, tìm hiểu triệu chứng sẽ giúp người bệnh phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu bắt đầu từ thận xuống tới bàng quang, có chiều dài khoảng 25cm với đường kính từ 2 – 4mm, càng xuống thấp đường kính niệu quản càng nhỏ. 

Sỏi niệu quản là loại sỏi tiết niệu xảy ra khi những tinh thể rắn có kích thước lớn nằm trong niệu quản, gây cản trở dòng nước tiểu từ thận đi xuống bàng quang. Các hòn sỏi được tạo từ muối và khoáng chất có trong nước tiểu kết tinh lại. Chúng có thể gây đau đớn dữ dội khi các hòn sỏi di chuyển. 

Hình ảnh sỏi niệu quản
Hình ảnh sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trong niệu quản nhưng thông thường sẽ nằm ở 3 vị trí hẹp sinh lý gồm:

  • Đoạn nối thận – niệu quản
  • Đoạn nối niệu quản – bàng quang
  • Đoạn niệu quản trước động mạch chậu

Nguyên nhân hình thành sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản có thể xuất hiện hiện ở mọi lứa tuổi bởi các nguyên nhân dưới đây: 

  • Bệnh lý do di truyền: Trong gia đình có người mắc các bệnh lý gây hình thành sỏi như Cystin niệu, u xơ nang, toan hóa ống thận sẽ có khả năng di truyền cao hơn. 
  • Mất nước: Uống ít nước hoặc không uống nước khiến nước tiểu bị cô đặc, từ đó tạo điều kiện cho các tinh thể và khoáng chất lắng đọng trong thận và rơi xuống niệu quản. 
  • Chế độ ăn uống: Sử dụng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường, protein, natri, đồ đông lạnh, hải sản, thịt đỏ,… có nguy cơ cao hình thành sỏi.
  • Dị dạng niệu quản: Trường hợp dị dạng bẩm sinh khi gặp các vấn đề liên quan đến dị dạng niệu quản như niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản phình to,…
  • Béo phì: Những đối tượng có chỉ số cơ thể (BMI) cao, thừa cân, béo phì, kích thước vòng eo lớn là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi niệu quản, sỏi thận.  
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản
  • Bệnh lý: Nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản có thể do các bệnh lý về tuyến giáp, gout, đường tiêu hóa, viêm ruột,…
  • Phẫu thuật: Người đã từng thực hiện phẫu thuật liên quan tới dạ dày có thể gây ra thay đổi tại đường tiêu hóa làn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước, canxi khiến nồng độ khoáng chất hình thành trong nước tiểu.

Triệu chứng thường gặp

Không phải bệnh nhân nào cũng cảm nhận được các triệu chứng rõ rệt. Thông thường, thời gian phát hiện ra sỏi phải mất khoảng 2 năm với kích thước trên 4mm. Sỏi bị tắc nghẽn trong niệu quản và gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ lưng: Khi sỏi di chuyển từ thận xuống bàng quang sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ lan rộng từ lưng xuống thắt lưng.
  • Đau quặn vùng thận: Các cơn đau do sỏi niệu quản đột ngột xuất hiện gây đau dữ dội từng cơn từ bụng, hông, thắt lưng và các vị trí xung quanh. 
  • Hiện tượng bất thường khi đi tiểu: Sỏi niệu quản dễ gây ra viêm đường tiết niệu thậm chí nhiễm khuẩn. Người bệnh khi ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Tiểu ra máu: Sỏi niệu quản di chuyển sẽ vô tình gây ra những tổn thương trong niệu quản, gây chảy máu. Những trường hợp nặng khi đi tiểu nước tiểu sẽ có màu đỏ hồng. 
Triệu chứng đau quặn thận
Triệu chứng đau quặn thận

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Khi nào cần tới gặp bác sĩ

Sỏi xuất hiện tại niệu quản gây ra hiện tượng tắc nghẽn và thậm chí nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là đối với bệnh nhân lâu năm, kích thước hòn sỏi lớn. Trường hợp không phát hiện hoặc không có biện pháp điều trị thích hợp lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe quanh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường huyết thậm chí dẫn tới tử vong. 

Khi người bệnh xuất hiện các vấn đề bất thường trong cơ thể, cần tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị: 

  • Đau buốt khiến không thể ngồi lâu trong một tư thế.
  • Đi tiểu khó, tiểu ra máu
  • Đau quanh vùng bụng, lưng kèm theo buồn nôn, ói mửa.
  • Sốt cao, ớn lạnh

Chẩn đoán sỏi niệu quản

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm và các thủ tục khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp xác định được nồng độ canxi hoặc axit uric trong máu. Từ kết quả này, bác sĩ có căn cứ để theo dõi sức khỏe của thận và phát hiện ra các bệnh lý khác nếu có. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu xét nghiệm nước tiểu cho biết được mức độ khoáng chất hình thành trong sỏi quá nhiều hay quá ít chất ngăn tạo sỏi. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm nước tiểu 2 ngày liên tiếp để đưa ra kết luận chính xác. 
  • Kiểm tra bằng hình ảnh: Bao gồm phương pháp chụp X-quang bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm, xét nghiệm không xâm lấn. Ngoài ra, một số trường hợp có thể tiến hành chụp chụp X-quang (pyelogram tĩnh mạch) hay phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT urogram) khi thuốc cản quang tới thận, bàng quang.  
  • Phân tích sỏi: Bác sĩ yêu cầu người bệnh đi tiểu qua rây để giữ lại các viên sỏi đã được đào thải. Qua phân tích cấu tạo sỏi để xác định nguyên nhân chính gây ra bệnh và có phương pháp ngăn ngừa phù hợp.
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản

Cách điều trị sỏi niệu quản

Sau khi chẩn đoán tình trạng, dựa vào cơ địa và mức độ nguy hiểm bác sĩ điều trị sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc các can thiệp chuyên khoa. Trong đó sử dụng thuốc Tây y, Đông y cùng mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng. 

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây điều trị sỏi niệu quản chủ yếu có tác dụng giảm đau, giảm kích thước sỏi để đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Trong đó, các loại thuốc phổ biến được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau: Giúp giảm đau đớn tại vùng bụng, thắt lưng do sỏi dây ra, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Naproxen sodium, Acetaminophen, …
  • Thuốc làm tan sỏi: Trong thành phần thuốc làm tan sỏi thường chứa các hỗn hợp các chất terpene như fenchone, camphen, borneol, cineal, pinen… giúp giảm viêm, tăng lượng nước tiểu và làm tan sỏi nhanh chóng. 
  • Thuốc tống sỏi ra ngoài cơ thể: Để quá trình tống sỏi ra bên ngoài dễ dàng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sỏi niệu quản thuốc giảm phù nề Delflazacort hoặc thuốc giảm co thắt cơ trơn Tamsulosin.
  • Thuốc chẹn alpha: Loại thuốc này có tác dụng giúp thư giãn cơ trong niệu quản để đào thải sỏi ra bên ngoài ít đau đớn hơn. 

Đông y điều trị sỏi niệu quản

Theo Đông y, sỏi niệu quản thuộc chứng “sa lâm”, “thạch lâm” do sự tích tụ khí ngưng huyết kết. Người bệnh sẽ gặp các hội chứng như Dương Hư Hàn Thấp, Âm Hư Nội Nhiệt, Khí hư huyết kém. Từ đó, bác sĩ y học cổ truyền sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp với từng thể bệnh. 

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang – Đánh bay sỏi niệu quản nhờ sức mạnh bài thuốc Hoàng Cung Triều Nguyễn

Trong vô vàn bài thuốc chữa sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu hiện nay, Nhất Nam Tiêu Thạch Khang là bài thuốc được nhiều bệnh nhân tin chọn sử dụng. Đây là bài thuốc ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT chắt lọc đầy đủ những tinh hoa của các bài thuốc sỏi trong cuốn Châu bản Triều Nguyễn- Ngự dược nhật ký. Hiện nay, Nhất Nam Tiêu Thạch Khang được ứng dụng điều trị tại Nhất Nam Y Viện và đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi.

Việc nghiên cứu, phát triển từ phương thuốc cổ đã mở ra hướng điều trị mới trong điều trị sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu bằng Đông y, giúp tán sỏi không cần phẫu thuật, giảm đau đớn cho người bệnh.

Tác dụng của bài thuốc nhỏ Nhất Nam Tiêu Thạch Khang 
Tác dụng của bài thuốc nhỏ Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang hoàn chỉnh với cơ chế tác động 3 trong 1:

  • Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi tiết niệu: Hành khí, hoạt huyết,  lợi tiểu, đào thải sỏi.
  • Nhất Nam Giải Độc Hoàn: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau đớn cho người bệnh.
  • Nhất Nam Bổ Thận Hoàn: Bài thuốc có tác dụng bổ thận, khí hóa bàng quang.
Cách sử dụng bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa sỏi niệu quản
Cách sử dụng bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa sỏi niệu quản

Mỗi bài thuốc nhỏ trong bộ sản phẩm đều nắm một công dụng được xem là “trụ cột” giúp mang đến tác động tán sỏi và đào thải ra khỏi cơ thể đồng thời giảm đau, ngăn ngừa tái phát bệnh về sau. 

>>> Xem thêm: [Review] Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang trị sỏi tiết niệu từ khách hàng thực tế

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản có sự kết hợp của hơn 30 LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ HIẾM như Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Khổ sâm, Ké đầu ngựa…

Mỗi thành phần được các chuyên gia nghiên cứu tại Nhất Nam Y Viện phân tích dược tính để gia giảm theo TỶ LỆ VÀNG nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong điều trị bệnh. 

Hơn nữa, mỗi thành phần dược liệu đều được chọn lọc kỹ lưỡng, đạt chuẩn GACP-WHO và thu hái ngay tại vườn dược liệu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Kạn… Nhờ vậy, người bệnh hoàn toàn an tâm sử dụng vì độ an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng trong quá trình sử dụng. 

Nguồn thảo dược quý được kiểm nghiệm khắt khe
Nguồn thảo dược quý được kiểm nghiệm khắt khe

Tùy vào cơ địa, kích thước sỏi mà mỗi người bệnh sẽ có thời gian điều trị với bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ cảm nhận hiệu quả rõ rệt sau 3 – 4 tháng qua các giai đoạn sau:

  • 10 – 15 ngày đầu: Các hiện tượng đau mạn sườn, đau quặn, tiểu ra máu, tiểu đêm dần được cải thiện, cơ thể dần được khôi phục. 
  • Sau 1 tháng: Hiện tượng đau quặn, tiểu ra máu, tiểu đêm gần như biến mất, các hòn sỏi nhỏ bắt đầu được bào mòn và đào thải qua đường nước tiểu. 
  • Sau 2 – 3 tháng: Cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, hết tiểu ra máu, tiểu đêm. Khi thực hiện xét nghiệm, các viên sỏi 1 – 2 cm được bào mòn 70 – 90% tùy cơ địa. 
  • Sau 4 tháng: Sỏi biến mất hoàn toàn.
Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng của Nhất Nam Tiêu Thạch Khang
Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng của Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Theo số liệu được công bố từ Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc cho thấy > 87% bệnh nhân sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản đã hết sỏi sau 3 tháng điều trị với Nhất Nam Tiêu Thạch Khang. Đây là kết quả mà hiếm ó bài thuốc Đông y nào cho hiệu quả cao đến vậy.  

Nhờ sự nghiên cứu bài bản, bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đã mang đến hiệu quả toàn diện, an toàn, ngăn ngừa nguy cơ kết tụ sỏi mới. Chính vì vậy, nhiều trang báo như báo Người đưa tin, báo Vietnammoi, … đã có nhiều bài viết về thang thuốc này.

Bác sĩ Vân Anh chia sẻ về cách chữa sỏi hiệu quả
Bác sĩ Vân Anh chia sẻ về cách chữa sỏi hiệu quả

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc) cho biết: “Sau hơn 30 năm khám và điều trị sỏi tiết niệu, lần đầu tiên tôi thấy có một bài thuốc cho hiệu quả cao và toàn diện như vậy. Bài thuốc không chỉ chắt lọc tinh hoa YHCT xưa mà còn kết hợp với y lý của YHHĐ, nhờ vậy giúp hiệu quả tán sỏi, tiêu viêm nhanh chóng, lâu dài”. 

Nhiều khách hàng cũng đã phản hồi về bài thuốc:

Khách hàng chữa thành công sỏi thận sau 2 tháng
Khách hàng chữa thành công sỏi thận sau 2 tháng

>>> Xem thêm: Sỏi bàng quang giảm 10mm sau đúng 1 tháng uống thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Trên các trang mạng, diễn đàn hàng loạt khách hàng đã dành mối quan tâm và cho phản hồi tích cực về Nhất Nam Tiêu Thạch Khang.

Bệnh nhân phản hồi sau điều trị tại Nhất Nam Y Viện
Bệnh nhân phản hồi sau điều trị tại Nhất Nam Y Viện

Nên mua Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chính hãng ở đâu? Người bệnh quan tâm tới bài thuốc có thể tìm hiểu và liên hệ tới Nhất Nam Y Viện để được chuyên gia tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp:

  • Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: (024) 8585 11020928 42 1102
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh – Hotline: 092763110202862791102

Hoặc nhận tư vấn online tại:

Bài thuốc Đông y từ thảo dược 

Trong Đông y có nhiều bài thuốc cho hiệu quả cao, an toàn trong điều trị sỏi tiết niệu. Dựa vào vị trí và độ lớn của sỏi, người bệnh có thể điều trị sau 7 – 10 ngày uống thuốc hoặc lâu hơn. 

  • Chuẩn bị: Tam lăng, Ngưu tất, Quế chi, Nga truật, Kê nội kim, Mộc thông, Xa tiền. Kết hợp với vị thuốc bổ huyết: Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược hoặc bổ khí: Cam thảo, Phục linh, Đẳng sâm, Bạch truật.  
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống 2 lần/ ngày và sử dụng ít nhất 1 tháng để cải thiện tình trạng bệnh.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được sử dụng với những trường hợp sỏi niệu quản có kích thước lớn, không thể đào thải ra bên ngoài hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ thực hiện một trong các can thiệp ngoại khoa sau:

  • Phá sỏi bằng sóng siêu âm: Sử dụng sóng âm tạo ra các rung động mạnh phá sỏi lớn thành viên nhỏ hơn để đào thải ra bên ngoài bằng đường tiểu.
  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi lớn ở thận: Chèn ống nội soi cùng các dụng cụ qua đường rạch nhỏ ở lưng để mổ lấy sỏi ra bên ngoài. Người bệnh sẽ hồi phục nhanh sau 1 – 2 ngày thực hiện phẫu thuật. 
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ luồn ống nội soi có gắn máy ảnh dưa vào niệu quản qua niệu đạo và bàng quang. Sau đó tiến hành gắp sỏi hoặc phá sỏi thành viên nhỏ tự đào thải qua đường nước tiểu. 
  • Phẫu thuật tuyến cận giáp: Đây là phẫu thuật ít thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u từ tuyến cận giáp để ngưng việc hình thành sỏi, giảm đau đớn cho người bệnh. 

>>> Xem thêm: Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi tiết niệu có tốt không? – Góc nhìn từ chuyên gia

Thuốc dân gian chữa sỏi niệu quản

Trong dân gian thường lưu truyền nhiều bài thuốc từ các dược liệu tự nhiên, dễ tìm. Đặc biệt đây đều là những nguyên liệu lành tính do đó người bệnh có thể dễ dàng áp dụng theo những cách sau:

  • Quả dứa dại: Người bệnh thái nhỏ, phơi khô dứa dại sau đó sắc thành thuốc uống giúp đẩy nhanh hiệu quả tan sỏi, lợi tiểu, giảm đái rắt,…
  • Rau ngổ trắng: Dùng 1 nắm rau ngổ trắng giã nát để vắt lấy nước cốt. Người bệnh dùng thân chuối hột đổ nước cốt rau ngổ, đậy kín qua đêm và sử dụng ngay hôm sau. Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng được giảm rõ rệt. 
  • Đu đủ xanh: Bệnh nhân lấy 1 quả đu đủ xanh cắt bỏ đầu, bỏ hạt và cho 2 thìa muối bên trong. Sau đó đem đu đủ đi hấp cách thủy ăn cả phần nước và đu đủ trong ngày. 
Quả dứa dại có tác dụng chữa sỏi niệu quản hiệu quả
Quả dứa dại có tác dụng chữa sỏi niệu quản hiệu quả

Phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe bởi hầu hết các trường hợp phát hiện đều đã ở giai đoạn nguy hiểm, kích thước sỏi lớn. Do đó, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: 

  • Uống nước đều đặn: Bác sĩ chuyên khoa người bệnh nên uống 2,5 lít nước/ngày để ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi, và dễ đào thải các chất độc ra ngoài. 
  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều oxalat: Các thức ăn giàu oxalat dễ gây ra sỏi tiết niệu. Người bệnh nên hạn chế sử dụng củ cải, đậu bắp, rau bina, khoai lang, các loại hạt, trà, sô cô la, đậu nành.
  • Giảm lượng muối, protein: Giảm lượng muối và chọn các thực phẩm giàu protein không xuất phát từ động vật hoặc thay đổi bằng các gia vị thay muối.
  • Tăng cường tập luyện, thể dục thể thao: Mỗi người nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Sỏi niệu quản là một trong những bệnh lý thường gặp và ngày càng phổ biến hiện nay. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời, tránh gây ra những biến chứng cho sức khỏe. 

Xem thêm: Tôi đã “chia tay” với sỏi đường tiết niệu chỉ sau 2 tháng nhờ Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua